Affichage des articles dont le libellé est Giàn khoan. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giàn khoan. Afficher tous les articles

mardi 30 mai 2023

Đặng Bích Phượng - Sợ mất đảng hơn mất nước

 

Nói thật, là chẳng phải người dân thờ ơ với chuyện biển đảo đâu. Nhưng phản đối trên mạng xã hội, thì giống như đàn gảy tai trâu với những kẻ có trách nhiệm. Mà hó hé ra đường là bị chặn, bị tóm, bị gán tội rồi bỏ tù.

Hồi những năm 2011, ít nhất là lần đầu tiên người dân dám xuống đường biểu tình rầm rộ, kéo dài trong mấy tháng (chỉ biểu tình vào các ngày Chủ nhật). Nhiều người từ các tỉnh xa cũng đến hẹn là về Hà Nội để biểu tình (rất ngưỡng mộ tinh thần của họ).

Nhà cầm quyền ban đầu còn bối rối, đối phó chưa có bài bản. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, họ bắt đầu phân phó cho an ninh địa phương, ngăn chăn triệt để người biểu tình ngay tại cửa nhà. Sổng được ai, thì ra gần đến mục tiêu là an ninh ở đó hốt nốt.

vendredi 4 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Đòn cảnh cáo của Mỹ với CNOOC, chủ giàn khoan 981


Bộ Quốc phòng Mỹ sáng nay đã chính thức đưa Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen có liên hệ với quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc có ba tập đoàn dầu khí lớn là SINOPEC, CNPC và CNOOC, trong đó CNOOC nhỏ nhất. Nói thật nếu áp dụng tiêu chí “có liên hệ với quân đội” như Bộ Quốc phòng Mỹ nêu ra thì hai tập đoàn SINOPEC và CNPC muốn áp lúc nào cũng được.

Nhưng hiện chỉ có CNOOC bị điểm danh thì “liên hệ với quân đội” chỉ là cái cớ. Nguyên nhân sâu xa không nói ra mà ai cũng hiểu là vì CNOOC là thằng đầu têu chuyên đi dọa nạt, quấy phá và cướp bóc tài nguyên dầu khí của các nước ở Biển Đông mà Việt Nam là nạn nhân lớn nhất.

jeudi 9 juillet 2020

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Đăng ngày:


Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.

Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.

mercredi 17 juillet 2019

Tàu Việt Nam đối đầu với tàu Trung Quốc trên Biển Đông



Đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/07/2019, do GS Ryan Martinson ghi nhận.

Giặc lại đến nhà...

(Reuters 17/07/2019) Các tàu Việt Nam và Trung Quốc từ nhiều tuần qua đang gờm nhau tại một lô dầu ngoài khơi vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai think-tank tại Washington hôm nay 17/07/2019 cho biết như trên.

« Đường lưỡi bò » bao trùm phần lớn Biển Đông mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, kể cả một phần lớn thềm lục địa Việt Nam, nơi có các lô dầu khí được khai thác.

Hải Dương Địa Chất 8, một tàu của Cục điều tra địa chất Trung Quốc (CGS) hôm thứ Hai 15/7 đã hoàn tất chuyến nghiên cứu 12 ngày gần quần đảo Trường Sa, theo như hai báo cáo khác nhau của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại (C4ADS).

Một trong số các lô dầu được Việt Nam nghiên cứu và nhượng quyền cho công ty Tây Ban Nha Repsol (REP.MC), năm ngoái và năm 2017 đành phải ngưng hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, dưới sức ép của Trung Quốc.