Affichage des articles dont le libellé est Tư nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tư nhân. Afficher tous les articles

mardi 17 décembre 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập

 

1. KHÔNG BÀN LÙI

Việc sáp nhập các bộ ban ngành và giải thể các cơ quan đơn vị không cần thiết, là điều phải làm. Không bàn lùi. Chí ít thì cũng giảm được một bộ phận biên chế sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước.

2. HAI VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI GIẢI QUYẾT SAU SÁP NHẬP

Có hai việc nhãn tiền cấp thiết phải giải quyết sau sáp nhập:

mercredi 11 décembre 2024

Ngọc Vinh - Góp ý tinh giản lĩnh vực báo chí

 

Rất hợp lý khi nhà nước cho giải tán 5 đài truyền hình: Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC.

Các cơ quan báo đài này có chức năng riêng của mình, còn ra thêm truyền hình làm gì, trong khi đã có truyền hình quốc gia (VTV) với rất nhiều kênh?

Để giảm tải ngân sách, cần giải tán tất cả các báo đài bao cấp ở 63 tỉnh thành. Giao chức năng truyền hình về VTV để tổ chức đài khu vực.

samedi 7 décembre 2024

Ngọc Vinh - Ông Tô Lâm nên mở hé cửa cho báo chí tư nhân


Tôi đánh giá cao một số điều ông tổng bí thư họ Tô tuyên bố và đang thực hiện.

Tuy nhiên, khi báo chí vẫn bị nhà nước kiểm soát và thiếu quyền tự do ngôn luận, dân tộc ta khó mà" vươn mình đến kỷ nguyên mới" như mong muốn của ông.

Việc thu hẹp báo đài nhà nước mà ông đang làm sẽ hợp lý hơn, nếu ông chịu khó hé cửa cho báo chí tư nhân để cùng tham gia vào tiến trình "vươn mình" mà ông khởi xướng.

jeudi 14 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Cải cách quỹ lương hưu và liệu pháp sốc ở Chilê

DQC : Mấy hôm trước mình đã viết bài sơ lược là Chilê chính là một bài học cho Việt Nam, có bò đỏ vào húc mình ý là chả có số liệu. Nên mình đăng lại bài này đã viết từ 2017. Xét thấy rằng trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, khi mà tổng bí thư đang phàn nàn về bộ máy cồng kềnh cần tinh gọn...Thì Chilê chính là bài học cho chúng ta. Mình đoán có thể các bác ấy cũng biết cả nên mới có chuyến thăm viếng này.

CẢI CÁCH QUỸ LƯƠNG HƯU VÀ LIỆU PHÁP SỐC Ở CHILÊ

Trước đây mình đã viết một loạt bài về liệu pháp sốc cho kinh tế ở Chilê, Ba Lan, Nga (thời Eltsin). 

Ở Chilê có một giải pháp cho quỹ lương hưu mà mình muốn nhắc đến, nhân dịp có nhiều người chia sẻ một bài tính số lương hưu được nhận của người lao động Việt Nam thực tế là quá thấp so với những gì họ đóng.

jeudi 31 octobre 2024

Mai Quốc Ấn - Cứ việc giao cho tư nhân làm !


“Ngân sách đang chi khoảng gần 70 % để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.”-Tổng bí thư phát biểu.

Về điều này của ông Tô, tôi có viết cách đây khoảng 6 năm. Cứ sáp nhập cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước làm một thì nhân sự đại giảm, điện nước đại giảm, quỹ lương đại giảm, dư ra mặt bằng toàn mặt tiền để đấu giá kinh doanh.

Thêm nữa là các công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ cần đóng cửa để dịch vụ công ích do tư nhân đấu thầu, ai chất lượng hơn mà giá rẻ hơn thì dân chọn.

jeudi 24 octobre 2024

Lê Thanh Phong - Bệnh viện công ế khách


Cũng cái vòng luẩn quẩn.

Khi bệnh viện công thiếu bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất thiếu thốn thì bệnh nhân lên tuyến trên hoặc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện công lại ế khách.

Bệnh viện tư mở ra nhiều, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, thu hút nhiều bác sĩ giỏi. Còn bệnh viện công - theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân Mạc Hồng Nhủ -  trang thiết bị cần thiết còn thiếu như: Máy gây mê, máy phẫu thuật nội soi, máy sinh hóa. Một số trang thiết bị bị hư hỏng sửa chữa nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Ế khách là phải.

lundi 21 octobre 2024

Mai Quốc Ấn - Lượng và chất


Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết “kinh nghiệm từ các quốc gia, để phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển cần đạt khoảng 12 người/một vạn dân”.

Ông Duy nhấn mạnh “Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia, dễ thấy giai đoạn đầu, hầu hết lực lượng nghiên cứu và phát triển thường tập trung trong khu vực công, tức là các viện nghiên cứu, trường đại học công lập do nhà nước thành lập. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển chủ yếu cũng được cấp từ ngân sách nhà nước.”

Điều này làm tôi rất băn khoăn vì các sáng chế tại Việt Nam nói lên một thực trạng khác: Nó đến từ doanh nghiệp là chính thay vì 53.000 giáo sư tiến sĩ.

samedi 22 juin 2024

Lưu Nhi Dũ - Nghĩ vụn về nghề báo

Làm báo bây giờ dễ hay khó? Trả lời câu hỏi này, cứ nhìn vào thời tiết chính trị thì biết.

1.Tiếp tục quy hoạch báo chí. Cú quy hoạch lần đầu tiên tiến hành thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng, chủ trì và tác giả là ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng 4T lúc ấy. Trưởng Ban Tuyên giáo khi đó là Đinh Thế Huynh.

Cú quy hoạch này gần như thất bại không phải vì ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn ăn hối lộ vào tù, ông Đinh Thế Huynh đột nhiên “biến mất”, mà quy hoạch máy móc, làm một số tờ báo uy tín bị hạ cấp, phải nháo nhác đi tìm cơ quan chủ quản mới. Số lượng báo chí không giảm mà còn tăng thêm; ngân sách vẫn oằn mình gánh nhiều cơ quan báo chí.

dimanche 5 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Quy hoạch điện Vì Dân

 

Các tỉnh phía Nam nắng hầu như quanh năm, là thế mạnh tài nguyên năng lượng mặt trời, trời thoải mái cho bất cứ ai. Chẳng lẽ lại cứ tiếp tục bị để mặc lãng phí như bao lâu nay?

Muốn giải bài toán tận dụng tối đa, hiệu quả năng lượng trời cho vô tận này, trước hết phải chấm dứt độc quyền năng lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới sự kiểm soát và chi phối lợi ích của Bộ Công thương, mà ngài Nguyễn Hồng Diên đang là bộ trưởng.

Một doanh nghiệp hoặc bất cứ người dân nào sản xuất điện mặt trời tại sao lại phải theo Quy chế, Quy hoạch điện áp đặt nào đó của ngành điện nhà nước - Khi họ có thể với bài toán kinh doanh điện của mình, tạo mạng lưới dẫn điện riêng không đấu nối vào hệ thống truyền tải điện cửa quyền và độc quyền bấy lâu nay của ngành điện nhà nước ấy?

lundi 25 mars 2024

Huy Đức - Tham nhũng và quy hoạch báo chí

 

Khi Võ Văn Thưởng bị tước hết các loại chức vụ, một nguyên tổng biên tập phát hiện, hầu như tất cả những người soạn thảo và triển khai máy móc Quy hoạch báo chí đều đã mất chức hoặc bị bắt. Mở đầu là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…

Có nhà báo nhìn hiện tượng này như là “nhân quả”; có nhà báo cảm thấy được an ủi khi “kẻ thù của báo chí” bị trừng trị.

Quy hoạch, khi được triển khai máy móc, đã triệt hạ địa vị pháp lý của nhiều tờ báo tử tế, làm giảm giá trị thương hiệu, làm suy yếu khả năng tiếp cận bạn đọc của nhiều trang báo trên nền tảng số.

lundi 6 novembre 2023

Nguyễn Thông - Thành Bưởi và đấu tố kiểu “cải cách ruộng đất”

 

Điều cần khẳng định ngay từ đầu, Thành Bưởi là công ty tư nhân, một doanh nghiệp hàng đầu về giao thông, nhất là vận chuyển hành khách ở miền Nam trong vòng hơn hai chục năm trở lại đây.

Nói không quá, Thành Bưởi là đại gia vận chuyển, nhiều công ty nhà nước (quốc doanh) về quy mô, hoạt động, sự phục vụ hành khách, việc đáp ứng như cầu của cuộc sống, v.v… phải xách dép cho nó.

Hồi những năm thập niên 10 thế kỷ 21 này, khi Phương Trang, Thuận Thảo, Cúc Tùng, Cúc Tư… còn khiêm tốn, thậm chí chưa là gì thì cái tên Thành Bưởi đã nổi như cồn. Những người thường xuyên đi lại tuyến Sài Gòn - Đà Lạt chắc có nhiều kỷ niệm khó quên với Thành Bưởi, bởi nếu không có nó thì những nhà xe lặt vặt cả công lẫn tư sẽ hành mình không biết đến bao giờ.

jeudi 17 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - Thảo luận về sách giáo khoa

Theo dõi Quốc hội thảo luận về giáo dục, tôi thấy các phát biểu gần như giống nhau với ý chung là: Nhà nước phải in sách giáo khoa, bởi vì sách giáo khoa là mức triển khai chính sách giáo dục!

Thôi thì tạm đồng ý với cách sắp xếp rằng sách giáo khoa là ở cấp độ triển khai. Nhưng mà, tại sao ở cấp độ đó thì Nhà nước phải in sách?

Đa số các quốc gia giàu mạnh, văn minh không nhúng tay vào việc soạn và in sách giáo khoa của tư nhân. Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy. Lý do rất đơn giản: việc này những nhà giáo có thể lo được.

jeudi 1 juin 2023

Tuấn Khanh - Lộ Diêu : Dân chọn hay chính quyền đã chọn?

 

Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san, dời để làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng.

Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ: bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa danh du lịch đặc biệt của Bình Định.

Vùng biển nhỏ, hẻo lánh ở Bình Định có thể không tạo nhiều ấn tượng trên các dòng tin, về một đổi thay sống còn của thiên nhiên Việt Nam, và cả vận mệnh của hàng trăm con người đã chia nhau sống và gìn giữ từ hàng trăm năm trước. Thế nhưng, chỉ cần ví von, nếu đặt một nhà máy thép ở Đà Lạt hay Sapa, ắt mọi người sẽ hình dung của sức nặng ham muốn làm kinh tế, để đánh đổi cả quá khứ và tương lai của một địa danh là như thế nào.

vendredi 19 août 2022

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ shark tăng đại chiến

 

Đúng như mình nhận định, chùa Ba Vàng chính xác là chùa/doanh nghiệp tư nhân. 

Hôm nay bên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xác nhận, chùa Ba Vàng không thuộc giáo hội, và hàng ngàn chùa mới có một chùa như vậy. Chứng tỏ shark Minh phải rất có thế lực mới làm được điều đó, và mình nghĩ không có mấy người biết được thông tin này, ngay cả những người là con nhang đệ tử ở Ba Vàng cũng chưa chắc biết.

Với mình thì chuyện này cũng khá là bất ngờ. Trước đây mình chỉ biết một số chùa trong Nam ly khai Giáo hội và nằm trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (không được nhà nước công nhận).

dimanche 17 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Vai trò các ông chủ công nghệ trong chiến tranh

 

Vì sao tuần dương Moskva với đủ máy phát hiện máy bay và tên lửa của đối phương tấn công, lại bị tên lửa Neptune do Ukraina sản xuất bắn cháy?

Chỉ có thể giải thích là hệ thống máy dò của tàu đã bị đánh lừa hoặc bị vô hiệu hóa. Chứ với trình độ kỹ thuật của mình, Ukraine chưa đủ sức sản xuất ra tên lửa hiện đại hơn hẳn các hệ thống tên lửa chống tên lửa của Nga.

Putin khi xua quân xâm lược Ukraine với sự ngạo mạn là với công nghệ của mình sẽ bịt mắt và đè bẹp công nghệ của Ukraine. Putin quá hiểu trong cuộc chiến tranh hiện đại thì kẻ thắng chớp nhoáng là kẻ sở hữu công nghệ cao hơn và là kẻ có công nghệ thông tin hiện đại hơn.

lundi 14 février 2022

Hà Huy Sơn - Tích lũy tư bản bằng độc quyền đất đai


Trong lịch sử, các nước tư bản để trở thành những nước phát triển đều trải qua giai đoạn tích lũy tư bản. Chẳng hạn như tích lũy tư bản nguyên thủy:

“Bằng buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, đặc biệt giữa các khu vực, đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản.

Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe dọa để mua được hàng hóa với giá rẻ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.

lundi 20 décembre 2021

Hữu Phú - Cái gốc của vấn đề

 

Nhiều người tỏ ra phẫn nộ khi biết giá kit test bị đẩy lên quá cao trong mùa dịch cúm tàu, và hả hê khi thấy có người bị bắt giữ khi cơ quan chức năng phanh phui vụ việc… Tôi cũng vậy.

Tuy nhiên, với riêng tôi thì việc vụ kit test bị phanh phui còn kèm theo nỗi buồn, rất buồn!

Vụ kit test, về bản chất chỉ là một thương vụ “thuận mua vừa bán”. Hành vi vi phạm ở đây là có bằng chứng về chuyện móc ngoặc, đưa – nhận hối lộ để nâng khống giá. Và tiền bị thất thoát ở đây là tiền Nhà nước – cũng chính là tiền ngân sách, tiền của nhân dân.

vendredi 5 novembre 2021

Trung Quốc khoác áo tư nhân để thâu tóm lãnh vực bán dẫn châu Âu


Đăng ngày:

 

Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp phá kỷ lục, khí hậu, vấn đề chẩn đoán vô sinh, đó là các chủ đề lớn trên báo chí Paris hôm nay. Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde giải thích "Trung Quốc tìm cách kiểm soát các công ty bán dẫn châu Âu như thế nào". Đang lẹt đẹt phía sau, Bắc Kinh âm thầm ẩn mình sau các công ty bình phong để thâu tóm công nghệ này, kể cả tại Pháp.

Mua được các công ty bán dẫn, Bắc Kinh cho xây nhà máy tại Hoa lục

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Đình Ấm - "Huân chương như nắp bia, bằng khen như bươm bướm"

 

Ai để ý sẽ thấy số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thành tích, danh hiệu nọ, kia nhiều hơn số doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp nhà nước có điều kiện làm ăn thuận lợi, kinh tế khá có nhiều thành tích, danh hiệu hơn số doanh nghiệp,cơ quan điều kiện khó khăn.

Xem ra là như thế này: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần thành tích, danh hiệu để lãnh đạo dễ lên chức, lên lương, vào trung ương, quốc hội, thăng tiến. Doanh nghiệp được ưu đãi thuế má, vay vốn, cán bộ nhân viên được phê duyệt lương, thưởng ở mức cao…Còn doanh nghiệp tư nhân hầu hết chỉ cần lời lãi.

Ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc quy mô nhất định trở lên đều có bộ phận, người phụ trách thi đua, khen thưởng(TĐKT).Ở trung ương có Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương to vật với những vụ nọ, vụ kia.

mercredi 8 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 62

 

Tối hôm qua phường nhắn tin trưa nay chích mũi 2. Gắng ngủ sớm mà trằn trọc mãi không ngủ được. Sáng người không khỏe, chuẩn bị mấy thứ linh tinh để đi chích.

Trưa nóng, người đông quá. Hơn trăm người gộp ba bốn phường. Toàn người già ngồi ở sân trường học. Kiếm một góc vắng người ngồi chờ. Trước đây tôi và nhiều chuyên gia cũng đã có nói về chuyện đo huyết áp và khám sàng lọc khi tiêm chủng, hai khâu có lẽ thừa và cũng dễ lây nhiễm cho người đi tiêm chủng. Tưởng là đã được đơn giản hóa, ai ngờ bây giờ vẫn thế.

Vẫn cái máy đo hết quấn cho người này đến người khác, vẫn những câu hỏi sơ sài cho có việc sàng lọc dù đã có ghi rõ trong phiếu đăng ký tiêm chủng. Thêm khâu sàng lọc hóa ra thừa vì chỉ là câu hỏi cho có lệ. Nếu giảm bớt hai khâu này, tốc độ tiêm chủng sẽ nhanh hơn nhiều và người đi tiêm cũng bớt được thời gian chờ đợi. Thú thật là ngồi trong đám đông hàng trăm người thế này, dù đã bịt kín tối đa cũng cảm thấy ơn ớn vì con Delta này lây nhanh lắm, nhất là người già sức đề kháng kém.