Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles

mercredi 24 avril 2024

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

 

NÓI “KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG” NHƯNG CHẶT THÌ CỨ CHẶT

Hè 2024, giữa cơn nắng hạn tơi tả suốt cả tháng chưa thấy chấm dứt, người Sài Gòn bần thần, bàng hoàng nghe tin hơn 450 cây xanh dọc tuyến Metro 2 sẽ bị chặt bỏ - một số ít trong đó người ta gọi là bứng dưỡng và… trồng nơi khác (!).

Số cây sẽ bị chặt để làm Metro 2 nhiều gần gấp ba số cây cổ thụ huyền thoại đẹp mê hồn bị chặt bỏ trên đường Tôn Đức Thắng. Hàng cây ấy “về sau và nhiều năm sau nữa”, nhiều thế hệ người Sài Gòn sẽ vẫn còn đau thắt ruột khi nhắc tới. Còn hiện nay con đường này trơ trọi, nắng chang chang; không có việc, không ai muốn qua lại.

Số cây sẽ bị chặt dư để lấp đầy khu công viên 30-4 rộng 3,5 hecta trước Dinh Độc Lập hoặc công viên Lê Văn Tám gần 6 hecta mà chúng ta vẫn gọi là những “lá phổi xanh” giữa thành phố.

samedi 13 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Trăm Năm, Bánh Croissant

Chắc chắn, bất cứ ai trong chúng ta, trước nay qua đời mình cũng từng cầm loại bánh này nhiều lần. Hình thức và nội dung của nó có thể rất khác nhau ở xứ Việt, to nhỏ, giòn hay mềm, có nhân phô-ma hay không nhưng tựu trung, trước sau nó vẫn chỉ có hai cái tên phổ biến: Croissant, hoặc “con Cua” (Crabe). (1)

... Điều buồn cười nhất, bây giờ nếu bạn đi mua loại bánh này nơi những lò bánh mì đã “Việt hóa” 100 % hoặc những xe bánh mì thịt, thậm chí nơi cả những tiệm bánh ngọt không thấy có “yếu tố Pháp”. Khi bạn nói: “Bán cho tôi một cái bánh croissant”, người ta sẽ nghệt mặt ra. Nhưng nếu bạn nói: “Cho tôi một cái bánh con Cua”, chắc chắn ai cũng biết nó là cái gì.

Thật đấy, bạn cứ vào tiệm Chả Nghĩa ở Nguyễn Đình Chiểu, tiệm bánh mì Hà Nội ở Nguyễn Thiện Thuật hay nhan nhản bao nơi khác, bạn cứ nói chữ “croissant” xem, để tự kiểm chứng. Không phải là nỗi buồn vì bây giờ, người ta – mà không ít người đã đứng tuổi – đã không biết chữ “croissant” nghĩa là gì. Mà là một phân vân, về cả nền văn hóa mà người Pháp đã dày công vun đắp ở đây từ cả trăm năm ấy, nay cũng đã thành bụi thời gian.

dimanche 7 avril 2024

Phạm Công Luận - Đổ một ly xây chừng vào dĩa

 

Kiểu cà phê đổ ra dĩa để uống (hay gọi là húp) một thời phổ biến có từ khi nào và đến khi nào thì tàn lụi?

Có người cho rằng kiểu uống này phải có từ thời Pháp thuộc, cuối thập niên 1910. Mỗi buổi sáng sớm thời đó, dân phu phen bốc vác hay phu kéo xe ra tiệm nước ngồi, ăn sáng uống cà phê xong rồi lên đường kiếm ăn.

Nhiều khi có việc phải đi ngay, hay khách kêu xe kéo chạy gấp, họ đổ ly cà phê xây chừng (ly cà phê đen nhỏ) vào cái dĩa cho mau nguội rồi húp cho nhanh. Họ cần chất caféin cho tỉnh táo nên phải uống cho xong ly cà phê mới lên đường được. Từ đó, nảy sinh một kiểu uống cà phê kỳ lạ trên đất Sài Gòn và có thể là cả miền Nam mà người trẻ lớn lên sau này không tưởng tượng ra. Giả thuyết này tạm gọi là có lý.

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

jeudi 4 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Địa Đàng

 

Thuở cũ, tôi luôn dành một tình cảm nồng nhiệt cho Eden, rạp hát nằm phía bên kia vườn hoa, mặt đối mặt với Rex. Eden có lẽ là rạp hát đặc biệt nhất và độc đáo nhất Sài Gòn trong ký ức của tôi, vì nhiều lẽ mà chỉ hẳn một mình nó mới biết là mình thừa kiêu hãnh gìn giữ được!

... Trước hết, nếu tôi nhớ không chệch, duy nhất nó là nằm trong một hành lang thương mại như Passage Eden, lúc đó được quy hoạch tại một vị trí rất vàng mười của cả thành phố ngày nào.

Muốn tìm tới Eden, người ta có thể đi qua ba lối vào. Một quay đầu ra phía đường Tự Do, gần nhà sách Xuân Thu và dãy cửa hàng bán tơ lụa. Một lối nữa quay đầu ra hướng Lê Lợi, nhìn ra một quảng trường và vườn hoa nhỏ khác chia cách nó với dãy phố bên kia toàn là cửa hàng bán hàng giảm thuế của nhà đoan. Cuối cùng, là mặt từ phía Rex, ngày trước thì người ta phải đi qua một cái lối chật nằm sát nách một quan bar hay một nhà hàng nào đó hình như là Queen Bee. Về sau, passage ấy đã mở hẳn thành một cửa vào nữa, khang trang mà rộng rãi hẳn lên.

dimanche 31 mars 2024

Trịnh Đình Sĩ - Viên Ngọc Giữa Thành Phố

 

Bất cứ ai tự cho rằng mình là dân Sài Gòn chính gốc, đều không thể nói mình không biết tấm ảnh này thể hiện hình ảnh khu vực nào của thành phố đáng yêu ngày xưa trong lòng chúng ta. Ngay cả người không phải dân địa phương cũng vẫn biết!

Quá nhiều những cái tên, quá nhiều những ký ức, quá nhiều những kỷ niệm mà bất cứ ai, trong đời mình suốt thời quá khứ và đến cả bây giờ, như tôi và như nhiều bạn khác, một khi vẫn còn ở đây đều có thể nhớ ra.

Người phụ nữ trẻ trong ảnh đang đứng nơi vỉa hè thương xá Tax. Trước khi có nó, tại Sài Gòn cho tới 1945 thì cửa hàng Courtinat nằm ở ngã ba Catinat – Général Dupré (Về sau là Tự Do – Thái Lập Thành) do vợ chồng ông bà Auguste và Caroline Courtinat dựng lên vào năm 1893 với tên Bazar Saigon, mới là số 1 trong ý nghĩa một điểm tập trung bán hàng rộng lớn và rộng rãi cho giới thượng và trung lưu của thành phố.

Cẩm Hồng - Sài Gòn trong ký ức trước 1975

 

Gia đình bên ngoại tôi có cơ ngơi làm ăn vững chắc ở Sài Gòn. Ai đã từng ở trung tâm Sài Gòn mà không biết đến nhà hàng Thanh Thế nổi tiếng một thời.

Ông chủ nhà hàng Thanh Thế là con trai của chủ quán Trung Thành trong vùng Gia Định cũng nức tiếng không kém. Ông chủ Thanh Thế cũng là anh em cô cậu với má tôi. Tôi gọi ông Thanh Thế là cậu vì mẹ cậu và bà ngoại tôi là hai chị em ruột. Ba tôi làm việc cho nhà hàng từ buổi đầu khai trương.

Má tôi có sở thích yêu văn học nghệ thuật nên hay đọc truyện, báo chí văn nghệ, thích coi kịch, mê cải lương. Thời đó những tên các đoàn hát: Hoa Anh Đào Kim Chưởng, Kim Chung 1,2,3 và đặc biệt Thanh Minh Thanh Nga là má thuộc nằm lòng tên từng nghệ sĩ, và mê nhất những vở cải lương xã hội của đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

Cù Mai Công - Đám “quân rữ” trẻ con mùa Phục Sinh

 

Dịp lễ Phục Sinh ở miền Nam, ở Ông Tạ rơi vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, tháng nóng nhất trong năm. Khí giời oi bức ấy càng khiến không khí dịp lễ này nó “sầu thảm” như buổi lễ Tử nạn tối thứ Sáu.

Thuở ấy dù nhỏ, tôi vẫn nhờ mồn một cảnh ngắm (ngẫm) đàng Thánh giá 14 chặng xung quanh nhà thờ xứ Vinh Sơn - Ông Tạ của tôi. Giọng ngắm tha thiết, buồn thảm. Cứ đi một chặng lại dừng lại nghe ngắm. Các ông thì đứng, các bà và trẻ con thì quỳ trên chiếc chiếu cặp theo bên nách.

Ở Nghĩa Hòa, cha già cố Năng cho rước đàng Thánh Giá dọc đường Nghĩa Hòa. Trẻ con xúng xính mặc áo dài trắng, cầm theo cái chiếu con để trải ra quỳ mỗi khi đọc từng chặng thứ nhất, chặng thứ hai...

dimanche 24 mars 2024

Phạm Công Luận - Những từ ngữ nổi trôi

 

(Chuyện nhỏ về lời nói hằng ngày của một thời)

Hồi tôi còn nhỏ, lúc vốn hiểu biết còn ít ỏi (giờ cũng vậy) và chưa có định kiến với bất cứ điều gì, tôi thích âm thầm quan sát thế giới chung quanh mình. Thế giới của tôi là cái xóm nhỏ gần một ngôi chùa, hai khu cư xá, hai ngôi chợ và một cái nhà thờ.

Ở đó, gia đình tôi sống chung với đa số là người Nam, vài nhà gốc Bắc, một nhà có gia chủ là người Quảng Ngãi và một nhà có cô con gái lai Ấn, một nhà có người con rể người Hoa. Bước ra đầu hẻm, tôi chạm mặt ngay một trường trung học của ngũ bang người Hoa lập nên. Đám trẻ chúng tôi lớn lên trong môi trường đô thị đa dạng, chơi với nhau không bao giờ phân biệt từ đâu tới, không bao giờ lôi gốc gác, ngôn ngữ hay nghề nghiệp cha mẹ ra nói.

Trong cuộc sống như vậy, chúng tôi dung nạp đủ thứ từ ngữ ngoài đời. Ở đây không phải là những từ chửi rủa thô tục, mà là từ ngữ để dùng hàng ngày, lạ tai, miễn sao có thể hiểu nhau.

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

dimanche 10 mars 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Điều gì tạo ra vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông”?

 

Không chỉ là vẻ đẹp thơ mộng từ những đường cong uốn lượn mềm mại của các dòng sông chảy trong lòng thành phố.

Không chỉ là không gian đô thị xanh mát với những con đường rợp bóng bởi hai hàng cây cao, lao xao tiếng lá reo xen lẫn tiếng chim, lá me bay, hoa dầu bay rợp trời vào những chiều lộng gió.

Không chỉ là những tòa nhà với kiến trúc mang vẻ đẹp hài hòa với không gian, cố ẩn mình trong không gian (chứ không phô trương lồ lộ), tinh tế tới từng đường nét trang trí nhỏ nhất.

Đỗ Duy Ngọc - Một chuyện ở Xóm Cụt

 

(Để nhớ mùa đại dịch Covid ở Sài Gòn 2021)

Khu dân cư đó người ta gọi tên là Xóm Cụt. Nó cách đường lộ khoảng cây số, đi vào bốn cái xuyệt thì mới đến xóm.

Xóm Cụt nằm mép bờ kinh, đây đó vẫn còn những bụi cây xơ xác không lớn nổi vì nắng và vì nước kênh đầy ô nhiễm. Xóm có khoảng hơn hai ba chục nóc nhà, toàn nghèo.

Từ lộ vào, đầu đường có dãy nhà lầu hai ba tầng, đi vô nữa là những căn nhà trệt, qua ba bốn đường vòng chỉ thấy mấy nhà tôn và khi đến xóm cụt thì toàn nhà lá, nhà tạm bợ như những cái lều chăn vịt đắp bằng bìa, bằng bạt nhựa, bằng những tấm thép han rỉ. Người không quen lọt vào đây sẽ ngửi thấy mùi thum thủm của những vũng nước tù đọng, mùi thối khẳm của mấy đống rác trộn lẫn mùi hôi của dòng nước đen kịt từ bờ kinh xông lên.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

dimanche 3 mars 2024

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

Võ Khánh Tuyên - Người Sài Gòn dễ bị lừa

 

Bỗng nhiên gần một tuần nay, cái mồ ma "hãy lấy 3 tờ" lại đội mồ sống dậy, có lẽ từ một anh"nhà báo" ra vẻ...phát hiện mới. Thế là nhiều Facebook đua nhau share lại, thậm chí có cả một anh nhà thơ-như thường lệ- cũng viết bài ca ngợi.

Thật ra, hình ảnh này đã xuất hiện vài năm trước, năm 2018, ở số 202-204 Tô Hiến Thành quận 10 (gần Siêu thị Big C). Và tác giả của các thùng "hãy lấy 3 tờ"này là Phòng khám "có yếu tố Trung Quốc" thời bấy giờ mang tên Royal. Bạn có thể kiểm tra bảng tên Royal ở góc cột. Chúng thực hiện chiêu trò bỏ những đồng bạc lẻ nhằm lôi kéo và đánh bóng tên tuổi, lừa đảo rất nhiều bệnh nhân.

Lịch sử hình thành của Phòng khám này đã đổi tên rất nhiều lần để lừa đảo, và lần nào cũng bị Sở Y tế xử phạt, bệnh nhân trở thành nạn nhân kêu than thán oán. Cụ thể:

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.