Affichage des articles dont le libellé est Phạm Văn Đồng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phạm Văn Đồng. Afficher tous les articles

lundi 3 mai 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Giới lãnh đạo Việt Nam sau 1975 qua cái nhìn của Lý Quang Diệu


Thời còn ở trong nước, do thiếu sách báo và tuyên truyền tẩy não, nên tôi chỉ biết các lãnh đạo rất tuyệt vời, thông minh, sáng suốt, dũng cảm, làm cho Việt Nam nở mặt nở mày với thế giới. Nhưng khi có dịp ra nước ngoài và đọc các sách, hồi ký của các lãnh tụ nước ngoài thì họ mô tả các lãnh đạo Việt Nam rất khác với những gì tuyên truyền.

Điển hình là cuốn Hồi ký Lý Quang Diệu dành nhiều trang nói về những người như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Đỗ Mười, v.v. Những trang viết về ông Đồng là 'thú vị' nhứt.

Lý Quang Diệu cho rằng Việt Nam lúc đó nghĩ rằng các nước Đông Nam Á sợ Việt Nam, nên những người lãnh đạo cộng sản tìm cách khai thác nỗi sợ đó để được làm bạn với Việt Nam. Họ nghĩ rằng đã đánh bại Mỹ thì các nước khác trong vùng chẳng có nghĩa lý gì, họ khinh thường Singapore như là một hải đảo nhỏ. Họ tự cho mình là người Phổ của Đông Nam Á. Họ ăn nói ngông ngênh trên hệ thống truyền thông.

dimanche 13 septembre 2020

Trần Trung Đạo - 14 tháng 9, 1958


Người Việt Nam phải ghi nhớ ngày 14 tháng 9, 1958: Ngày cộng sản Việt Nam (CSVN) dâng Hoàng Sa cho Trung Cộng.

CSVN “dâng nạp Hoàng Sa” và CSVN có đủ tư cách pháp lý để “dâng nạp Hoàng Sa” hay không là hai chuyện khác nhau.

Chuyện tư cách pháp lý đã được, phần đông là người Việt, bàn gần hết giấy hết mực nhưng cuối cùng chỉ có tòa án quốc tế thuộc UNCLOS mới có đầy đủ thẩm quyền trả lời.