Affichage des articles dont le libellé est Suy đồi. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Suy đồi. Afficher tous les articles

samedi 21 décembre 2024

Dương Quốc Chính - Thay trời hành đạo và xã hội mất niềm tin

 

Vấn đề xã hội nhức nhối ở vụ đốt quán, là ở Việt Nam bây giờ có không ít người không còn tin vào pháp luật, nên sẵn sàng thế thiên hành đạo.

Gặp vấn đề, cảm thấy bị ức hiếp, bất công, là tự xử luôn. Ngày xưa thì Đoàn Văn Vươn, rồi tổ đồng thuận ở Đồng Tâm, trước khi có biến cố xảy ra họ đã lai trim tuyên bố sẵn sàng cho nổ chỗ nọ chỗ kia.

Chưa bàn bên nào đúng, bên nào sai, có bị ức hiếp, bất công hay không. Nhưng chỉ thấy rằng rất nhiều người không còn tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.

vendredi 20 décembre 2024

Hà Phan - "Rác" trên truyền hình

 

Hôm qua phẫn nộ xem clip thằng mặt người dạ thú thản nhiên thuật lại chuyện thiêu cháy 11 mạng người, rồi cứ tự hỏi tại sao cứ để clip đó lan truyền dễ thế?

Nhìn thái độ cười cợt và điếu thuốc ve vẩy, tôi buộc phải nghĩ chỉ có thằng điên mới bình thản chẳng chút hối hận nào như vậy! Đành rằng có thể là nghiệp vụ hay abcd gì đó nhưng có nên công khai như thế?

Sáng nay ngỡ ngàng thấy video người đàn bà thản nhiên kể về "hành lý tình dục" của mình trong show "hành lý tình yêu" trên sóng truyền hình!

vendredi 13 décembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Đọc sách "Cái vội của người mình" của Vương Trí Nhàn

 

"Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông!"

Đó là nhận xét của thi sĩ Xuân Diệu, tác giả của những vần thơ tình nổi tiếng, trước cử tọa gồm các cán bộ và quân đội [1]. Ông nói về những điều mà ông cho là sự "sa đọa" của phương Tây. Bàn về các cựu tổng thống Mỹ, thi sĩ tỏ ra kinh ngạc:

"Còn tổng thống bên Mỹ hết nhiệm kỳ không còn làm tổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền!"

vendredi 22 novembre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Ông bà, cha mẹ, con cái đưa ra gọi là "chiếc": Suy đồi ngôn ngữ!

 

Thi thoảng trong vài tus, nhiều bạn viết: "Một chiếc Thu" (ý nói về mùa Thu đã đến), "một chiếc mèo" (ý nói về con mèo cưng của mình), hay "một chiếc nhạc" (ý nói một bài hát đang nghe)...Đã thấy hơi kỳ kỳ, hơi xấu xấu về mặt ngôn ngữ rồi.

Thì biết là nói cho vui, "bẻ" ngôn ngữ để tạo một cảm xúc lạ - mặc dù chủ nhân có thể hiểu trong ngôn ngữ, cái gì nên gọi là "chiếc", cái gì không nên gọi khi gọi đồ vật.

Nhưng từ đồ vật, lên đến con vật, rồi đến cả sự việc cũng gom một rổ gọi là "chiếc" đã thấy ngôn ngữ bị trượt dốc, bị vô duyên và bỡn cợt không phải lối.

vendredi 15 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Cái gốc của vấn đề dâm loàn tràn lan hiện nay tại chốn công quyền!


Thôi thúc tính dục thì ai cũng có, nó là nguyên nhân, động lực để thế giới này tồn tại. Nhưng tại sao ngày nay ở nước ta việc dâm loạn đầy rẫy và còn... xuất khẩu ra nước ngoài?

Người xưa đã từng răn dạy "Phú quý bất năng dâm" (lưu ý chữ "dâm" chữ Hán có nhiều nghĩa, ở đây chỉ bàn về nghĩa tà dâm, dâm dục). Để cảnh giác khi đàn ông có tài lực, thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, không chịu kiểm soát hành vi của mình, hóa thành dâm loạn.

Nhưng cái điều này lại hiển hiện trong guồng máy cầm quyền hiện nay. Không có cuộc liên hoan nào mà không có nữ sắc, thậm chí người ta còn cho phép bỡn cợt với ngành giáo dục khi bắt giáo viên nữ đi hầu rượu!

dimanche 3 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nếu thể chế thay đổi để tốt hơn, điều gì khủng khiếp nhứt đang và sẽ còn lại?

 

Giả sử rằng trong thời gian tới, vì một "cơ may" nào đó, Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia dân chủ, thiết lập nền tảng như các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới, thì điều gì khủng khiếp nhứt mà ta nhìn thấy?

Tất nhiên kinh tế suy sụp, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm là thứ tác động hằng ngày đến đời sống người dân. Nhưng đó chưa phải là vấn nạn hàng đầu, bởi tôi tin người Việt một khi thoát khỏi trói buộc sẽ đủ thông minh giải quyết các vấn đề trên, và còn đó hàng triệu đồng bào hải ngoại tài năng, giàu có, luôn canh cánh nỗi lòng với cố quốc.

Cái mất mát khủng khiếp nhứt theo tôi đó là sự băng hoại của một nền văn hóa, sự tha hóa về nhân cách của người Việt đương đại.

lundi 28 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tầng suy thoái thứ mấy ?

Hiện tượng thượng tọa Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, có cho thấy sự suy thoái đạo đức, văn hóa xã hội tới mức cùng cực chưa?

Trước hết là những bài giảng nhảm nhí của “thượng tọa”. Nội dung thì mê tín nhảm nhí, hình thức thì dùng loại ngôn ngữ cơ thể rẻ tiền câu khách, trình độ thì thấp kém, nhưng thầy lại trụ trì một chùa lớn có hàng chục ngàn đệ tử con nhang tròn mắt ngưỡng mộ, sì sụp vái lạy... Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam biết không nhưng tất cả các việc trên đều xảy ra năm này qua năm nọ, trước mũi Giáo hội.

Nhiều việc khoe khoang lố bịch, mặc áo thụng tiến sĩ không đúng chỗ, đăng đàn tự ca ngợi cái khó và cao siêu của công trình làm luận án tiến sĩ của mình...Chỉ cần có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đại học một chút đều nghe rất chối tai vì biết “thượng tọa” chỉ có bịa chuyện, chẳng có kiến thức về điều mình đang nói. 

vendredi 4 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu

"Dân gian" nói câu trên để chỉ mối quan hệ nhân quả giữa yêu và ôm. Nhưng "quan gian" nghĩ không cần phải yêu mới được ôm. Mà, chỉ cần "có boa là có ôm" và càng ôm thì càng mạnh, bởi không yêu thì không thể yếu!

Từ đó, "bia ôm" mọc lên, các cô gái cho khách ôm lấy tip, tự xóa đói giảm nghèo.

Rồi, các "quan quyền" không muốn tốn tiền, và chỉ cần "có quyền" là có "gái sạch" ôm liền. UBND thị xã Hồng Lĩnh nhiều lần gửi công văn đến Phòng Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT), trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn yêu cầu cử nữ giáo viên đi "tiếp khách" VIP trong các cuộc họp, nhân các ngày lễ lớn. Trưởng phòng, hiệu trưởng nịnh, cử các cô giáo đẹp, uống cừ đi tiếp quan. Rượu vào lời dê ra, Tiger vào tay quơ vô body, tạo ra phong trào "Họp ôm" bên cạnh "Bia ôm".

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo yêu và lả lơi học trò giữa thanh thiên bạch nhật là bình thường?


Nhiều người (mà hầu hết là các chị) bênh, cho rằng điều đó là bình thường.

Bình thường với điều kiện em ấy trên 18 tuổi, không còn là học trò của cô giáo ấy, và cũng không nhơn nhơn diễn ra trong lớp học, trước mặt các học sinh khác như vậy.

Chứ cả cô lẫn trò ngang nhiên lả lơi mơn trớn như thế, thì dù là ngoài công viên còn thấy khó coi khó cảm, chứ đừng nói ngay giữa lớp học.

jeudi 3 octobre 2024

Liễu Hằng - Sự suy đồi trong môi trường giáo dục

 

Ở đây có anh chàng nào từng ngơ ngẩn với nụ cười của cô giáo chưa?

Và cả những cô nàng thấy tim đập rộn ràng trước giọng giảng bài của thầy?

Sự rung động trong tương quan thầy - trò là rung động đầy tính ngưỡng mộ. Với tuổi “ẩm ương”, cô, thầy mang nét quyến rũ chết người kiểu vừa gần, vừa xa. Gần ở chỗ không chênh nhau nhiều về mặt sinh học, xa ở chỗ chững chạc cao vời.

mercredi 6 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đồ đểu tràn lan cửa Phật

Tôi quy y ở một chùa nghèo ở Hải Dương. Chùa xưa, các sư trồng rất nhiều chuối, đó là một nguồn thu của chùa. Phật tử nơi này toàn các cụ già, dân nghèo. Họ công đức tiền lẻ, các sư cũng chẳng kêu than, cứ cái hạnh của mình mà tu.

Chùa có nhiều tượng cổ, từng bị trộm mất vài pho. Các sư cố gắng gom góp tiền làm pho tượng thay thế, cũng chẳng kêu phật tử cúng dường.

Bao năm qua rồi, tôi chưa bao giờ nhận được một cuộc gọi cúng dường hay đóng góp này nọ từ chùa này. Đôi khi trách mình hơi xao nhãng, nhưng cũng thấy tâm an vì còn những nơi chữ tu không đi liền chữ tiền. Vậy đấy.

lundi 4 mars 2024

Nguyễn Hoài Bắc - Đại tổ sư !

Chuyện gì đang xẩy ra với tôn giáo của đất nước chúng ta, đặc biệt là Phật giáo ?

Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, cũng trải qua các biến cố, thăng trầm, lúc suy, lúc thịnh tùy thời thế, thế thời.

Có thể nói Phật giáo được "chấn hưng" được "nở rộ" và đầu tư hoành tráng khoảng 20 năm trở lại đây do tư nhân - giáo hội Phật giáo - Nhà nước, ba nhà liên kết để cùng phát triển, cùng thu lợi nhuận của bách tính, thảo dân cúng dường, công đức. Cực thịnh sẽ Cực suy theo quy luật bất biến của tự nhiên, của xã hội trải qua kết đúc hàng ngàn năm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

dimanche 14 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Để con nghèo như cha mẹ là “không lương thiện”: Quan điểm suy đồi

 

“Nếu đứa con sinh ra kế thừa sự nghèo khó của bạn, vậy không sinh ra đó là một loại lương thiện”.

Nói ngay và luôn, đây cũng là một quan điểm không lương thiện. Một thứ quan điểm suy đồi.

Không một cha mẹ nào có thể biết rằng, con mình sinh ra có kế thừa sự nghèo khó của mình hay không.

mardi 9 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Để cho sư ni lo tu, các Phật tử đừng cúng tiền nữa!

 

Vụ sư trụ trì sinh hoạt tình dục với ni cô ngay trong chùa cho thấy sự bại hoại đã tràn ngập trong các ngôi chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy đồi này là do đi tu tại Việt Nam hiện nay sướng quá.

Ngày nay dễ dàng nhìn thấy các ông sư mập mạp, các ni cô nõn nà, y áo tuy danh nghĩa nâu sòng nhưng láng mướt, điện thoại, xe cộ đời mới, ngủ trong phòng máy lạnh chăn ấm nệm êm. Cái xác thân hưởng lạc vậy thì còn lòng dạ đâu mà tu với hành?

vendredi 28 janvier 2022

Nguyễn Thông - Xanh kia thăm thẳm từng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này


Ông bạn tôi, Bùi Trọng Cường, một cựu chiến binh, người có tên trong danh sách sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào lính, một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa (tôi chịu khó liệt kê nhiều thế để nói rằng đây là con người đạo đức và trí tuệ) nhắn cho tôi dòng tin vỏn vẹn "Thông ơi, càng sống những ngày này càng thấy buồn chán, thất vọng, em ạ".

Tôi là lớp đàn em nhưng sống với nhau lâu nên rất hiểu tâm trạng ấy.

Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông và mạng xã hội (thời nay đừng bao giờ bỏ qua mạng xã hội bởi đó là kênh thông tin thời sự nhất, phong phú và khách quan nhất) có quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong gia đình, giữa những người chung một mái nhà.

dimanche 23 janvier 2022

Lê Dũng - Sự tha hóa của truyền thông


Truyền hình hay báo giới phương Tây, là tiếng nói của tự do ngôn luận và tự chủ tài chính, nên họ phải triệt để khai thác các cảm xúc nhất thời của người xem, nhằm gia tăng lợi ích.

Chúng ta không thế, chúng ta được bao cấp gần như 100%, nhằm phục vụ cho công tác tuyên giáo của chính quyền. Phần gia tăng lợi ích từ quảng cáo chỉ phục vụ cho mục đích cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên mà thôi. Còn lương cứng như bao ngành khác, nhà nước trả hết.

Việc cải thiện ban đầu chỉ là cải thiện, nghĩa là nó chỉ có chèn quảng cáo vào bóng đá và phim ảnh được kiểm duyệt. Nhưng khi được kích thích bởi lợi ích, thì cơn say không còn dừng ở mức cải thiện nữa, mà trở nên biến thái. Nghĩa là ngoài nói xấu chế độ ra, thì không từ một thứ gì họ không làm. Không có trò gì không chơi. Và không có thứ gì họ không nhồi nhét vào đó.

vendredi 11 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Sự tụt dốc vô cấp đớn đau của văn hóa


1. Đã cố nén nhịn, vì ai cũng sai lầm. Nhưng khi nhìn bức ảnh quái dị ở Hồ Gươm thì bàng hoàng cho sự tụt dốc vô cấp về Văn Hóa. Nhìn vào bức ảnh, phần lớn không nghĩ đến lồng ngực chứa đựng “trái tim lông lá”, mà liên tưởng đến điều khác.

Đừng ngụy biện về tự do nghệ thuật. Cuối cùng là con người “thụ hưởng”. Không ai cấm được sự “ tự do thụ hưởng” trong suy nghĩ của con người. Hãy làm một phép thống kê hỏi ý kiến thì rõ.

2. Nhiều thế kỷ trước đây, dù không nhiều trường học như bây giờ, không nhiều người biết chữ như bây giờ, và thông tin không dễ tiếp cận như bây giờ, thế mà Văn Hóa ứng xử đẹp hơn giai đoạn này.

Bùi Chí Vinh - Về « trái tim đầy lông » mọc tại Hồ Gươm


 

“Trái tim đy lông” dng ti H Gươm

Báo đng trước thi “ăn lông l

Hoa hu mà liếc qua cũng “VCL”

Đã đến lúc Thăng Long toàn đim g

 

Khi đo đc suy đi thì sinh ra mi r

Bà H Xuân Hương bng đ dám “ng ngày”

Thi bui ngh thut và văn chương xếp xó

Văn hiến bn ngàn năm không ăn t mà cay