Những
ngày vừa qua, chúng ta được biết đến những câu chuyện của những người tù Syrie,
nhiều chuyện cảm động đến rơi nước mắt.
Nhiều
đoạn phim quay lại cảnh quân nổi dậy xông vào nhà tù phá khóa, giải phóng biết
bao nhiêu người, trong đó có cả đàn bà và cả trẻ con.
Có
người thì không dám ra. Có người đang nửa tỉnh nửa mê, thấy người ta chạy thì
cũng chạy, chạy thục mạng, chạy mãi. Được một quãng đường dài rồi mới hỏi người
đi đường là có chuyện gì vậy. Mọi người nói “chính quyền Al Assad đã sụp đổ”.
Lúc đó anh ta mới ngồi xuống ôm mặt khóc rất to và nói rằng đã 10 năm nay tôi ở
trong tù và không biết bất cứ chuyện gì ở bên ngoài.
(Phóng sự của Arthur
Sarradin, đặc phái viên Libération tại Sedanya, Syria, 09/12/2024) Tại nhà tù kinh khủng
nhất của chế độ được giải phóng hôm Chủ nhật 08/12, nơi hàng mấy chục ngàn
người Syria bị tra tấn và hành quyết, dấu ấn của những năm tàn bạo hiện rõ,
trong lúc mấy trăm gia đình tìm kiếm xem chuyện gì đã xảy ra với người thân.
« Anh ấy tên là Sleiman
Khamis, bị bắt cách đây 11 năm, tôi đến với con anh để cố tìm ». Philippe đứng cạnh cháu trai, ánh
mắt xa xăm. Hôm trước, ông vừa ra khỏi một trại giam khác là Adra. Phía trước
họ là hàng dài khoảng mấy trăm chiếc xe hơi chen chúc trên con đường đá lởm
chởm của nhà tù Sednaya, cách thủ đô Syria 30 kilomet. Tất cả trong đầu đều ám
ảnh về sự khủng khiếp phía sau cái tên này, và ngần ngại bước vào.
Sednaya là nhà ngục lớn nhất của chế độ, một trong những nơi
tra tấn dã man nhất. Một cơ sở mà Amnesty international gọi là « lò sát sinh ».
Liên Bang Nga tuyên bố đã bắt trọn ổ 4
tên khủng bố xả súng đêm thứ Sáu vừa qua ở Crocus City Hall - Mạc Tư Khoa. Cả bốn
tên 4 tên khủng bố đã ra tòa và có 2 tên đã thú nhận tội ác. Chỉ 2 ngày mà đã
tóm gọn thủ phạm và ra tòa trong ngày cuối tuần thì không phải dở.
Bốn tên khủng bố tên là 1. Dallirjon
Mirzoyev. 2. Rajab Alizadeh. 3. Shams al-Din Faraidouni. 4. Muhammad Sabir
Faizov. Tất cả mang quốc tịch Tajikistan, một quốc gia Trung Á giáp giới với A
Phú Hãn.
Nhưng có một điều hỏng ổn : Các
đương sự có dấu hiệu bị tra tấn đánh đập dã man. Khủng bố Muhammad Sabir Faizov
hầu tòa ngồi trong lồng kính trong tình trạng bất tỉnh. Hỏng biết lời khai của
họ có trung thực hay bị quánh đau quá nên nhận bừa. Các lời khai của các nghi
can có thiệt hay không thì chỉ có trời mới biết.
- Chỉ 6 - 10 tiếng, sau khi vụ khủng bố xảy
ra ở nhà hát Crocus City Hall, Moscow với 135 người thiệt mạng, cơ quan an ninh
Nga đã bắt gọn và làm rõ danh tính các kẻ khủng bố.
- Chỉ sau 19 giờ, Tổng thống Putin lên
đài truyền hình, công bố với thần dân kết luận rằng “Ukraine có dính líu”. Mặc
dù tổ chức IS đã tái thừa nhận trách nhiệm.
- Chỉ sau 24 giờ, Nga cho máy xúc đến phá
dỡ nhà hát.
Ngày 27 Tháng Một 2008, Cơ quan Cảnh sát
Điều tra (CQCSĐT) Thành phố Hải Phòng ra kết luận, khẳng định Chưởng đã khai nhận
cùng Trung và Hoàng chém chết Thiếu tá công an Sinh với mục đích cướp của để lấy
tiền mua heroin.
Đến ngày 12 Tháng Sáu 2008: Tòa ở thành
phố Hải Phòng xử vụ giết người, và lại thêm kết luận Chưởng là chủ mưu giết người
và cướp tài sản. Dĩ nhiên, là có lời khai, ký nhận của các nghi can nên án cuối
cùng của Nguyễn Văn Chưởng là tử hình.
Tuy nhiên, theo đơn
kêu oan của cả năm người liên quantrong vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
Cao (VKSNDTC) vào cuộc thẩm tra lại hồ sơ và nhận ra những tình tiết không giải
thích được. Chẳng hạn trong nhóm người đó, có người không hề gặp mặt như Hoàng,
còn Chưởng thì được làm chứng là đang ở Hải Dương, cách nơi gây án 40 cây số.
Còn Đoàn là người làm chứng ngoại phạm cho Chưởng thì khi đến công an trình
báo, bị bắt và bị tra tấn, sau đó bị ghép tội che giấu tội phạm. Còn rất nhiều
chi tiết khác mơ hồ, không được làm rõ trong cuộc điều tra “điểm” này.
Nga bị cô lập tại hội nghị được Zelensky gọi là « G19 »
Chiến
tranh Ukraina, hội nghị G20, Trái Đất có 8 tỉ cư dân, vấn đề di dân tại
châu Âu, đó là các chủ đề chiếm trang nhất báo Pháp hôm nay. Les Echos cho biết Nga bị lên án « mạnh mẽ » tại G20, bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo dự thảo thông cáo chung, « đa số các nước thành viên » họp tại Bali tố cáo những hậu quả tai hại của cuộc chiến đối với thế giới. Chữ « chiến tranh » đã được sử dụng, trước thất vọng của phía Matxcơva - vẫn tiếp tục nói về « chiến dịch quân sự đặc biệt ».
Hôm
thứ Năm 28/07, một đoạn phim kinh hoàng được phát xuất và lưu truyền từ một tài
khoảng mạng xã hội thân Nga “Telegram”. Đoạn phim này sau đó truyền đi khắp nơi
nhưng bị các mạng xã hội kiểm duyệt không cho thấy những đoạn dã man.
Phim
quay cảnh một tù binh Ukraine mặc đồ ngụy trang bị trói ngoặt hai tay sau lưng
và bị bịt miệng. Người tù binh bị một tốp lính Nga mang găng tay y tế đè xuống
rồi dùng dao xẻ quần trận của anh ta để lộ khoảng mông phía sau. Người tù binh
rên rỉ đau đớn. Sau đó tốp lính Nga dùng con dao bén đó cắt đứt dương vật của
người tù binh rồi quăng bên cạnh anh ta.
Làm
công việc tra tấn đó xong, lính Nga đã bắn chết người tù binh rồi dùng dây
thừng cột vào xác chết kéo lê trên mặt đường. Hình ảnh man
rợ như thời Trung Cổ !
Có
ông bác sĩ nổi tiếng viết bài nói đại ý: vụ ngược đãi bé 8 tuổi đến chết bên
trong có thể có nguyên do hay uẩn khúc gì đó... Chứ bác sĩ không tin nổi hai
con người đẹp đẽ có giáo dục tốt như vậy lại ác đến như thế!
Lại
có nhiều người cũng khá có tiếng trên Facebook bảo phải chờ pháp luật làm việc,
cộng đồng rần rần kết án rồi tòa xử nặng theo dư luận là nền pháp lý thiếu văn
minh blah... blah...
Thời
gian tra tấn kéo dài liên tục tới bốn tiếng đồng hồ, từ 14 giờ tới 18 giờ, mặc
cho nạn nhân đã kiệt sức và còn trói chặt tay chân, bắt quỳ gối.
Dùng
các đòn đánh đủ loại và hết sức man rợ. Dùng hung khí nguy hiểm (gậy gỗ tròn dài
và to), đánh vào thân thể cháu bé đến mức đa chấn thương nặng, dẫn tới tử vong.
Kẻ
làm cha biết rõ sự việc, không chỉ bỏ mặc cho tội ác kết thúc, mà còn xóa đoạn
ghi hình của gia đình để xóa dấu vết và tiêu hủy chứng cứ. Cả hai đều đã hoàn
thành tội giết người, với nhiều tình tiết tăng nặng.
Hôm
nay là ngày đầu tiên của năm mới, lẽ ra phải chia sẻ điều gì đó vui tươi, yêu
thương nhưng tôi buộc phải lên tiếng và nói hai từ “Giết người”, trong một vụ
án đau lòng mà chúng tôi đảm nhận bảo vệ!
Là
luật sư, chúng tôi luôn thận trọng, thận trọng đến mức tối đa, không cho phép
bất kỳ một sai lầm nào, nhất là khi phân tích hay đánh giá bất kỳ hành vi của
nghi can vì nguyên tắc đạo đức của nghề nghiệp. Đó cũng là lý do mà ngay từ khi
tiếp nhận thông tin nhờ hỗ trợ bảo vệ cho cháu bé, nhìn vết thương mà cháu gánh
lấy tôi đã ám ảnh, thực sự ám ảnh.
Nhất
là hôm đang ở Huế chuẩn bị bảo vệ cho thân chủ trong một vụ án khác, nhưng tôi
vẫn kìm nén im lặng dù lòng luôn xáo trộn, hỗn độn. Tôi đã phải gọi điện, nhắn
tin cho đồng nghiệp, làm cách này, cách khác để vơi đi nỗi niềm thương xót
nhưng hình ảnh cháu An vẫn cứ hiện nguyên trong đầu mình. Và đến tận bây giờ
vẫn thế!
Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở
tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư
Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc
đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.
Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima
ở Tứ Xuyênbị bắt
ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn
kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020
lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã
hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho
gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.
Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération
đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn
nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc
trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã
được lược bớt).
Cưỡng bức triệt sản phụ nữ
« Tất
cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu
tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ
sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có
khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và
đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc,
cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi
làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng
lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người
Hán nào ».
Ảnh chup màn hình CGTN màn kịch tự thú của Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) ngày 24/11/2019.
(Laurence Defranoux,
Libération 23/12/2019)Đài CGTN phát trên toàn thế giới, cuối tháng 11 lại chiếu màn tự thú
của một người Hồng Kông bị Bắc Kinh bắt giam hồi tháng Tám. Các tổ chức phi
chính phủ kiện kênh truyền hình Trung Quốc tại các nước phương Tây.
« Khi anh bị bắt,
công an đã thông báo rằng anh có thể báo tin cho gia đình và luật sư, tại sao
anh từ chối ? ». Một giọng nói tiếng Hoa hướng đến người tù đang được ống kính nhắm vào.
« Tôi rất ngại ngùng khi phải báo
cho gia đình ».
Trong màn tự thú dài hai phút có phụ đề tiếng Anh, các hình
ảnh từ camera giám sát sau đó cho thấy Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), cựu nhân
viên tổng lãnh sự Anh ở Hồng Kông, đi vào một cơ sở và theo sau một phụ nữ vào
trong một căn phòng. « Tôi xấu
hổ » - anh ta nhắc lại. Màn tự thú này mang tựa đề « Trịnh Văn Kiệt, thật là nhục
nhã ».