Affichage des articles dont le libellé est Cúng bái. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cúng bái. Afficher tous les articles

samedi 16 mars 2024

Chu Mộng Long - Phật tổ hiển linh

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Thích Cúng Dường vơ cả đống tiền cúng dường vào bao bố rồi lui gót về trai phòng. Ngài đếm tiền đến mỏi tay, méo miệng rồi lăn ra ngủ. Trong giấc nồng, ngài lảm nhảm câu: "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

Dưới ngọn nến lung linh, bàn tay tượng Đức Phật bỗng động cựa rồi kéo dài ra, búng một phát vào tai Thích Cúng Dường:

- Này Thích Cúng Dường! Trong thập hiệu người đời đặt cho ta có danh hiệu là Ứng Cúng, tức A La Hán, nghĩa là người đáng được cúng dường. Tất nhiên là cúng dường khi ta còn sống bằng thân xác chứ nhập Niết Bàn rồi ta có cần ăn đâu mà cúng? Tại sao ngươi toàn đòi chúng sinh cúng dường?

mardi 5 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Phật, người đấu tranh cho Nữ quyền đầu tiên

 

1.

Đến nơi Phật nhập Niết bàn. Mưa. Sấm. Cây sala chao đảo lá rụng đầy.

Phật nằm đó chỉ là bức tượng, dưới đôi chân trần của Ngài những kẻ hành hương đặt nhiều tiền… cầu khấn.

Cách đó không xa là nơi xác của Ngài được thiêu. Và giờ đây thật sự thân xác của Ngài ở đâu chưa ai dám khẳng định. Và gã không biết sự thật Ngài có muốn chia xá lợi thân xác Ngài cho nhiều quốc gia theo đạo của Ngài không. Nhưng có một sự thật là sau khi Ngài được thiêu thì đã có nhiều cuộc tranh giành rồi đòi chia thân xác của Ngài ra từng phần để thờ cúng.

lundi 4 mars 2024

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

samedi 24 février 2024

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

 

Ngày 17/02/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: con nhang, đệ tử với "biển người", "đông nghịt", "chật cứng"...vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào.

Một điều rất thú vị, nếu chúng ta đạt được cảnh giới nhận thức bằng "tư duy trừu tượng", lại biết phát huy hết sở trường của phương pháp "chọn mẫu" trong công tác thống kê thì có rất nhiều thứ trong thế gian này. Mặc dù chúng ta không cần "nhìn" nhưng vẫn "thấy".

Suốt ngày mồng 8, mồng 9 Tết, thấy anh, em gần xa ít nhiều còn trăn trở với thời cuộc than khóc quá trời. Anh, em vừa khóc gần cạn nước mắt về sự kiện giang sơn đổ máu vào ngày 17/02, 45 năm trước chưa xong, nay lại tiếp tục than khóc cho công lao khai sáng xã hội của mình hình như uổng phí, bị trôi sông, trôi biển, vì chúng sinh vẫn tiếp tục ngụp lặn trong bến mê ?

lundi 19 février 2024

Tuấn Khanh - Ba Vàng vắng khách

 

Bức ảnh mới, đang lan truyền trên mạng cho thấy sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn. Điều chưa thấy bao giờ trước đây, cho đến khi ngọn cỏ Pili ngọ nguậy và được bái lạy.

Hệ thống công nghiệp cúng dường với những nhà lãnh đạo quốc doanh Phật được đắp tô, có lẽ ắt đã vấp phải sự tức giận và từ chối của người dân, đặc biệt là các tín đồ phía Bắc, vốn hồn nhiên và dễ tin đã quy tụ về đây suốt một thời gian dài. Sự trống trải, lạnh tanh khác thường lệ như loạt hình cho thấy, là một lời đáp trả im lặng nhưng có sức mạnh gấp ngàn lần những bài hoằng pháp ồn ào giả tạo, hối thúc con tin tín ngưỡng dâng nộp tiền.

Một người bạn ở miền Bắc kể rằng trước đây, bà của cô ta thức dậy là chỉ muốn lên chùa ngay, rồi có bao nhiêu tiền gom góp được là cũng để dành đem cúng dường.

Phạm Lưu Vũ - Ba Vàng mùa lễ hội

 

Báo Tuổi Trẻ đã lộ mặt là công cụ truyền thông của Ba Vàng khi đăng ảnh “biển người” chen chúc đi chùa Ba Vàng vào ngày mồng Tám tháng Giêng vừa qua.

Lấy ảnh chụp năm Quý Mão (2023), quảng cáo cho năm Giáp Thìn (2024) để đánh lừa dư luận, khiến không ít người buồn cho căn bệnh u mê của đám đông, đã không tỉnh ngộ trước sự lừa bịp trắng trợn của tên trọc Thích Trúc Thái Minh trong vụ “Xá lợi tóc”, và những bài “thuyết pháp” sặc mùi quảng cáo, con buôn… để đánh lừa phật tử của gã.

Sự thật hoàn toàn không phải như thế. Rất nhiều người đã tỉnh ngộ. Một bạn vừa gửi cho tôi mấy clip, quay sáng hôm nay, mồng Mười tháng Giêng năm Giáp Thìn, vẫn đang mùa lễ hội, mà những con đường dẫn vào Ba Vàng, bãi xe Ba Vàng vắng như chùa… Bà Đanh.

Nguyễn Gia Việt - Mua vàng cúng Thần Tài không phải phong tục miền Nam

 

Vậy là đã vô mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết.

Thấy mọi người nghe lời truyền thông cứ nói mùng 10 dân Nam Kỳ cúng Thần Tài, dân ào ào mua vàng lấy hên, tiệm vàng không còn vàng để bán, nghe riết thành quen.

Với người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày mùng 10 rất quan trọng, nó không phải vì Thần Tài. Những ngày Tết ở Miền Nam nhìn kỹ rất đơn giản trong cúng tế và ăn Tết.

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, sáng ngày 10 tháng Giêng

 

Mình xuống Quảng Ninh từ hôm mồng 8 Tết. Sau khi xong việc, 10 giờ sáng nay, ngày mồng 10 Tết (19/02/2024), lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, thử ghé qua Ba Vàng xem dân tình có kéo đến lễ chùa "đông nghịt" như đồn thổi hay không ?

À, xem ra có thể giăng lưới bẫy chim sẻ ngay giữa sân chùa !

Hỏi chuyện nhiều cư dân quanh vùng với đủ cả nam, phụ, lão...đều gặp những nụ cười bí hiểm và những cái xua tay, lắc đầu.

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín

 

(Đậu Dung – TTO 18/02/2024) Tới cuối thế kỷ 19 ở nước ta, ông Thần Tài chưa xuất hiện; một số người không hiểu sao đến thế kỷ 20, bỗng lù lù ở đâu ra ông Thần Tài?

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng cắt nghĩa hiện tượng này dưới góc nhìn cá nhân của ông, phần nào gợi mở ra một số điều cần suy ngẫm.

Cuối thế kỷ 19, Thần Tài vẫn chưa xuất hiện

Thần Tài là vị thần chuyên trách về tiền bạc, của cải và sự giàu có…

jeudi 15 février 2024

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

mardi 13 février 2024

Dương Quốc Chính - Đi viếng mộ "cô" Sáu

 

Chiều qua mình đi bộ thể dục lang thang thôi. Chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà đi bộ thẳng tới nghĩa trang Hàng Dương luôn, khéo cô Sáu chỉ đường quá, không dùng bản đồ gì hết!

Lúc đó khoảng 5 rưỡi - 6 giờ chiều, nhập nhoạng tối. Thế nên mình chắc là thằng duy nhất đi tay không, không có đồ lễ, mặc quần short, cũng may là không ngắn trên đầu gối. Chứ cô chưa chồng mà mặc quần đùi tới viếng nó kỳ quá.

Giờ này cũng là giờ bắt đầu tấp nập khách thập phương vào viếng nghĩa trang. Ban đầu mình tưởng vậy, vào trong rồi mới biết là không phải. Có lẽ 90 % người dân đi viếng cô Sáu, chứ không ai khác. Nên khu vực quanh mộ cô đông như trẩy hội, cùng với khu trung tâm, có cái tháp cao cao. Chứ các chỗ khác thì không có ai viếng mộ các đồng chí khác, chắc cùng lắm là thân nhân họ (chắc đi trước Tết) và mấy cháu cán bộ đoàn.

lundi 12 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.

vendredi 2 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Người Miền Nam đưa Ông Táo không thả cá chép sống, không có thòng thêm “Ông Công”

 

Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng. Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam

"Hôm nay tháng chạp hăm ba

Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"

Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm  sum hợp hạnh phúc.

Nguyễn Thông - Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

 

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024).

Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.

mercredi 31 janvier 2024

Nguyễn Gia Việt - Sao lại khoét núi làm tượng Phật ?

 

Nhìn Núi Sam Châu Đốc bị cắt một khúc làm tượng Phật thấy tiếc tiếc cảnh thiên nhiên. Ai cũng biết Núi Sam đâu có lớn gì đâu!

Thiệt ra sá gì tượng lớn hay nhỏ, Phật trong tâm! Mà đôi khi chúng sanh cứ thích những cái khổng lồ để chụp hình và chỉ vậy thôi.

"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

jeudi 18 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Mê muội vì bị hiểu sai ngay từ đầu!

 

Rất nhiều Phật tử và nhiều người tự nhận "theo đạo Phật" rất dễ trở thành con nhang mê muội trước bọn sư hổ mang và những bọn tà đạo biến tướng.

Bởi ngay từ nhỏ, từ lần đầu tiên tiếp cận Phật giáo như đi chùa, ảnh hưởng gia đình, phim ảnh (như Tây Du ký) họ đã hiểu sai rằng Đức Phật là một vị toàn năng, thần thông quảng đại, do đó ngài có thể trừng phạt hoặc ban thưởng.

Sau đó họ chỉ biết câu đầu môi Nam mô a di đà Phật chớ chẳng chịu tìm hiểu thêm điều gì.

mardi 16 janvier 2024

Chu Mộng Long - Đáng nể trường hợp Thích Trúc Thái Minh

Chiều nay, tôi đi mua ít hàng. Mặc bao nhiêu khách chờ cả tiếng, chị bán hàng đang mải mê xem điện thoại. Sốt ruột, tôi bước vào gian trong và gọi. Chị bán hàng suỵt một tiếng, đòi mọi người yên lặng. Tôi nghe âm thanh quen thuộc. Liếc sang điện thoại, thấy hình ảnh Thích Trúc Thái Minh đang giảng về vong và nghiệp.

Tôi chợt so sánh, nếu học trò tập trung nghe thầy cô giảng bài như chị bán hàng này thì đất nước ta có triệu thiên tài. Lại nhớ đến hàng vạn người, trong đó có giáo sư, tiến sĩ, không chỉ nghe sư phụ Thích Trúc Thái Minh mà còn chốc mỏ nghe bà Phạm Thị Yến giảng vong và nghiệp cả buổi không biết mệt.

Đến nay thì thú thực, tôi nể cả Thích Trúc Thái Minh và Phạm Thị Yến. Họ đã đánh bại tất cả: kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, kể cả tôn giáo chính tông.

lundi 15 janvier 2024

Phạm Lưu Vũ - Có thực là mạt pháp ?

Kể ra thì cũng khá mất thì giờ với tên trọc phản giáo này. Nhưng vì gã vẫn tiếp tục lải nhải sau cú lừa bịp xuyên quốc gia, bị dư luận vạch mặt, bị giáo hội yêu cầu “sám hối”…

Lần này gã lải nhải với gương mặt hằn học, như một tên mất dạy vừa bị đánh đòn, nhưng vẫn còn cay cú, rất cay cú.

Thế là mọi cái gọi là “oai nghi” của một kẻ xuất gia, gọi là “đại đức” đã bị rơi tuột, trở lại nguyên hình là một tên phản giáo trơ trẽn. Một kẻ phá Pháp, chui ra từ hậu môn của Ma Ba Tuần như hàng nghìn năm nay, thời nào cũng đầy rẫy những tên như vậy.

vendredi 12 janvier 2024

Thích Thanh Thắng - Xá lợi Phật

 

Hôm qua, vừa trở lại Facebook, đã có một số bạn bè thắc mắc tại sao không viết về “xá lợi Phật”.

Tôi còn nhớ ngày tôi rời Ấn Độ về Việt Nam cũng là ngày Bảo tàng Quốc gia New Delhi tại thủ đô New Delhi mở cửa cho khách chiêm bái Xá lợi Phật. Vì duyên chưa đủ lại cận giờ bay, nên chúng tôi không thể đến đó để chiêm bái xá lợi Phật.

Tôi có niềm tin vào xá lợi Phật cũng theo những gì kinh điển ghi chép lại. Tôi cũng từng thắc mắc hơn 25 thế kỷ trôi qua, trải bao thăng trầm binh lửa, xá lợi Phật vẫn còn tồn tại thì quả là diệu kỳ, ngoài sức tưởng tượng.