Affichage des articles dont le libellé est Đà Lạt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đà Lạt. Afficher tous les articles

dimanche 14 janvier 2024

Hà Phan - Không phải dạng vừa !

 

Ai cũng hiểu chẳng phải tự nhiên mà tòa nhà không phép lù lù một đống mọc giữa Đồi Cù Đà Lạt, đến bây giờ mới bị phơi bày!

Nếu có kẻ "lơ" cho chuyện như thách thức dư luận này là ai chắc rồi sớm rõ, nhưng chủ đầu tư - công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Gia Đà Lạt cũng hổng phải dạng vừa!

Theo báo Vietnamnet, cổ đông lớn nhất nắm đến 78 % vốn tại dự án của công ty trên là Dương Trương Thiên Lý, người từng đoạt Á hậu 2 của cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2008, còn được biết đến là vợ của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Quốc Toàn. Ông Toàn chính là con trai của cố doanh nhân Trần Thị Hường, tức Tư Hường, người sáng lập “đế chế” bất động sản Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á.

jeudi 11 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Phá Đà Lạt đến thế này, là tội ác chứ không chỉ là sai phạm!

Đồi Cù mượt, trải thảm xanh nhìn bất tận đến núi thiêng Langbiang, đã bị băm nát lỗ chỗ; cắm một tòa nhà sừng sững như cái thảm tận thế che khuất hẳn ngọn núi.

Xưa nay Đà Lạt bị hãm hại từng phần, cả thành phố nhìn từ trên chen chúc như cái nghĩa địa thị thành. Nay chơi một phát chí mạng bằng cái gọi là "công trình sân gôn", thì mới thấy cái sự phá hoại một cách khốn nạn của con người dành cho Đà Lạt thực sự đã tột đỉnh.

Ngang ngược thay, tòa nhà bốn tầng chắn núi thiêng ấy lại là nhà không phép (chứ không phải sai phép).

samedi 21 octobre 2023

Mai Quốc Ấn - Đà Lạt

 

Mình đến nơi này khi nó còn chưa quá ồn ào, cũng chưa nhà cửa san sát như bây giờ. Và rất nhiều thông…

Đà Lạt bị thừa rác, cháy rác và ngập lụt khiến cho du khách ít đến hơn, theo mình chỉ là một phần lý do.

Lý do chính là quy hoạch và làm sóng kinh doanh bất động sản. Rất rất nhiều khách sạn lớn nhỏ mọc lên và cũng rất rất nhiều cây thông bị đốn hạ.

lundi 14 août 2023

Từ Kế Tường - Thành phố mộng mơ đã hết rồi mơ mộng ?

 

Trên mạng xã hội từng "dậy sóng" vì cái bill tính tiền của một phòng trà ca nhạc khá nổi tiếng ở Đà Lạt, dành cho nhóm du khách 8 người vào đây uống nước và thưởng thức ca nhạc.

Tổng chi phí cho buổi giải trí này tròm trèm 2.500.000 đồng, với chi tiết đơn giá được ghi rất rõ từng mục mà theo nhóm du khách là bất hợp lý và còn mang tính chụp giật, chặt chém. Không chỉ có giải trí, các loại dịch vụ khác như ăn uống, vé tham quan thắng cảnh… cũng bị du khách kêu rêu là quá mắc mỏ, thái độ phục vụ khách cũng không thân thiện.

Đà Lạt trước năm 1975 được ca ngợi là thành phố mộng mơ, thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa... do sức hút của các thắng cảnh nổi tiếng và thiên nhiên ưu đãi cho một khí hậu lý tưởng kết hợp với sự thân thiện của người Đà Lạt xưa. Người Đà Lạt hồi đó dù trên lãnh vực nào cũng rất mến khách, buôn bán, kinh doanh thật thà. Người Đà Lạt biết kéo du khách để làm giàu cho mình không chỉ từ thiên nhiên, thắng cảnh, mà còn từ lòng người. Tức nhân tâm.

vendredi 19 mai 2023

Hà Sĩ Phu - Nhớ Đồi Cù trước đây quá !

 

(Đồng tiền đã chỉ huy Xã hội hoang dã?)

Tôi nhớ Đồi Cù quá, những buổi chiều đã thanh thản dạo chơi, như trong hình.

Người Pháp đã để lại cho Đà Lạt một Đồi Cù tự nhiên mà đặc sắc. Tại sao Đồi Cù lại vô duyên như bây giờ?

vendredi 2 septembre 2022

Đàm Ngọc Tuyên - Đả đảo thực dân! Đả đảo đế quốc!

 

Năm 1893, nhờ sự giúp sức của Pasteur và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, nhà bác học Yersin đã thực hiện nhiệm vụ (cũng là ước vọng của ông), thám hiểm vùng núi nằm giữ bờ biển miền Trung và sông Mêkông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và Sêbangcan. Những nơi chốn mà trước đó, ít người biết đến.

Rời Sài Gòn, nhà bác học người Pháp, đã vượt qua thác Trị An, đến Tánh Linh. Rồi ông vượt qua sông La Ngà đến Di Linh. Từ đây, ông men theo một con đường mòn, (gần giống như con đường quốc lộ 20 hiện nay), tiến lên vùng cao nguyên theo hướng Tây - Tây Bắc.

Ngày 21 tháng Sáu năm 1893, nhà bác học đã đến thác Premn, tìm ra vùng đất Đà Lạt sương mờ phủ.

jeudi 1 septembre 2022

Lê Đức Dục - Nhân dịp Đà Lạt đã đứng vào đội hình "thế nước đang lên"

 

Khi Đà Lạt "lột xác"...

Sự phát triển nào cũng đòi hỏi hy sinh, nhưng hy sinh không có nghĩa là xóa sổ.

Đọc bài báo về quy hoạch lại khu trung tâm Đà Lạt bỗng ngậm ngùi.

Con phố cũ ở khu Hòa Bình ấy hẹp nhưng trên từng viên đá lót đường là trăm năm đi qua, là triệu bước chân lãng du in dấu.

lundi 22 novembre 2021

Ngô Nguyệt Hữu - Như trúng tên!

 

Đọc bài viết “Ở đây không bán cho người Sài Gòn” của anh Ngọc Thịnh trên báo Thanh Niên, anh Thịnh viết, anh như trúng tên khi thấy cái bảng ở Đà Lạt. Tất nhiên, đây chỉ là thiểu số. Và cũng tất nhiên, cá nhân hoàn toàn có quyền kỳ thị đồng bào nếu họ nghĩ sự kỳ thị ấy mang lại an toàn cho họ.

Không chỉ anh Ngọc Thịnh như trúng tên, chính tôi, cũng như trúng tên. Buốt hết một bên ngực….

Tự bao giờ, những người con của trời Nam kiêu hãnh này, đột ngột biến thành những con đà điểu rúc đầu vào cát.

Võ Xuân Sơn - Có thực dân Đà Lạt kỳ thị dân Sài Gòn ?

 

Trên mạng, có nhiều người chia sẻ, rằng nhiều quán xá, cửa hàng, cửa hiệu ở Đà Lạt trưng biển không tiếp người Sài Gòn, không tiếp khách du lịch... Nghe thật buồn.

Tuy nhiên, suốt thời gian dịch vừa qua tôi ở tại Đà Lạt, cũng sinh hoạt như người dân tại chỗ, chỉ khác là đi đâu cũng bằng cái xe mang biển số Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi không thấy bất kỳ sự kỳ thị nào từ phía người dân, và chính quyền địa phương, kể cả các trạm kiểm soát trong thời gian dịch cao điểm tại Sài Gòn. Duy chỉ có cái trạm kiểm soát ở Đèo Chuối là hơi phiền phức.

Khi nhận thấy UBND tỉnh Lâm Đồng đăng tin truy tìm những người đến địa điểm này địa điểm kia ở Đà Lạt, tôi đã không xuống xe khi mua đồ.

Ngọc Thịnh - « Ở đây không bán cho người Sài Gòn »

 

(TN 22/11/2021) Tôi đọc tấm bảng treo nội dung trên trước cửa một quán ăn ở Đà Lạt, tim tôi như bị trúng tên.

Nhà tôi bốn đời là dân Sài Gòn. Hai đứa con tôi dân Sài Gòn “lai” Đà Lạt. Tháng 7.2021, dịch Covid ở TP.HCM bước vào giai đoạn khốc liệt, gia đình tôi đứng giữa hai chọn lựa: ở Sài Gòn quê nội, hay về Đà Lạt quê ngoại.

Tôi dắt díu mẹ và con chạy về Đà Lạt. Dọc đường, bạn bè cho biết việc khai báo ở trạm Madagui là cực kỳ gian khổ. Và lên Đà Lạt muốn lưu trú khách sạn phải tiêm đủ 2 mũi. Mẹ tôi già, hai lần đột quỵ, sáng sớm đã phải dậy đi xét nghiệm để xin giấy âm tính, chạy lên Đà Lạt là một quãng đường dài, chờ đợi lâu e không ổn. Hơn nữa, cả nhà 5 người chưa ai tiêm mũi nào, nói gì “ở trển đòi phải đủ 2 mũi”. Thế là vừa ra cao tốc, tôi ngoặt tay lái ra hướng Bình Thuận, nhờ người bạn cưu mang chỗ ăn ở.

dimanche 14 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Nhớ Đà Lạt

 

Hôm qua gặp gỡ nhóm bạn bè đã lâu không được gặp nhau từ khi Sài Gòn chớm dịch. Có người nhắc lâu rồi không đi chơi xa cùng nhau và gợi đến Đà Lạt. Và bỗng dưng nhớ vô cùng miền đất một thời mù sương đấy.

Tôi đến Đà Lạt lần đầu cách đây đã hơn 50 năm. Cuộc chạm mặt đầu tiên với thành phố đó làm tôi ngỡ ngàng. Hồi đó Đà Lạt còn đẹp lắm, không khác gì những thành phố nhỏ của nước Pháp.

Khi xe vừa mới lên đến đèo Prenn, một ngọn đèo trên quốc lộ 20 ở cửa ngõ phía nam thành phố với những đồi thông và những tảng đá xếp lớp bên đường đi, lòng tôi đã xao xuyến và tự nhủ có phải đây chính là thành phố thường hiện về trong những giấc mơ của tuổi mới lớn của mình.

dimanche 6 juin 2021

Mai Bá Kiếm - Dân Sài Gòn chấp nhận mắc dịch để giải cứu hoa Đà Lạt ?


Ngày 31/5/221, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn hỏa tốc 3547 về việc cách ly tập trung 21 ngày đối với những người đến từ vùng dịch, bao gồm TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh. Các trường hợp không chấp hành, xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Từ 17g 31/5/2021, tạm dừng tất cả hoạt động vận chuyển hành khách từ TPHCM đến Lâm Đồng (kể cả xe hợp đồng trá hình hoặc xe hợp đồng ở các tỉnh khác, xe taxi mà có khách đi từ vùng có dịch…)

Khi ký quyết định này, lãnh đạo tỉnh đếch nghĩ đến 10 triệu người Sài Gòn là những người tiêu dùng hào sảng các loại rau, củ, quả và hoa tươi Đà Lạt. Lãnh đạo tỉnh đếch nhớ từ tháng 3/2021, dân Đà Lạt đã xuống giống hàng trăm ha các loại hoa bán cho người Sài Gòn chưng Tết Đoan Ngọ - mùng 5 tháng 5.

dimanche 9 mai 2021

Nguyễn Tấn Cứ - Đà Lạt bây giờ mới là Đà Lạt

 


Đà Lạt hôm nay như thiên đường hạ giới, thành phố thênh thang núi đồi lồng lộng, nắng rực rỡ trên những con đường đèo hoang vắng.

Mọi thứ như đang trở về nguyên trạng của một Đà Lạt hồn nhiên cổ tích. Người ta có thể nghe được hơi thở của mình đang thì thào trong gió.

Người ta nói “trong họa có phúc“ không sai. Vì nhờ con Covid mà Đà Lạt mới được yên lành, nhờ thằng cha dịch vật ”Bắc Ninh“ nào đó mà Đà Lạt mới lồ lộ ra cái yếu điểm chết người của mình, nghĩa là không phải có du khách đông vui mới sống mà ngược lại.

mardi 1 septembre 2020

Chu Mộng Long - Đà Lạt : Tháng cô hồn rước âm binh giặc



Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thủy Hoàng lên đồi Mộng Mơ. Đó là lý do bị dư luận phản ứng quyết liệt. 

Một sự kiện như vậy sẽ bị suy diễn, bị chụp mũ đủ thứ, rằng có tư tưởng bạo chúa, rằng có âm mưu bán nước là điều tất nhiên.

Phản ứng của dư luận không phải không có lý. Biết đâu những đứa trẻ con đến đây sẽ tin rằng mảnh đất này vốn là của bạo chúa Trung Hoa? Và biết đâu một ngày ma xui quỷ khiến nào đó, chính quyền Bắc Kinh lấy di tích này làm chứng cứ về chủ quyền, như họ từng rêu rao tổ tiên người Hán từng đặt chân đến khai phá Hoàng Sa, Trường Sa?

dimanche 30 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng



1. Năm 221 trước Công nguyên, Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Tần Thủy Hoàng Đế. 

Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thủy Hoàng. 

samedi 18 juillet 2020

Từ Thức - Quỷ Núi đã bị đóng cửa



Đã đóng cửa khu giải trí Quỷ Núi. Nghĩa là việc gào thét, phẫn nộ trên mạng đôi khi cũng có ích, ngay cả trong một chế độ độc tài.

Không phải họ tôn trọng dư luận, biết nghe lẽ phải. Họ chỉ sợ bứt dây động rừng, sợ hình ảnh thô bỉ của quỷ núi sẽ khiến thiên hạ chú ý đến chuyện họ tàn phá cả một thành phố thơ mộng của người Pháp để lại, để làm doanh thương địa ốc kiếm tiền một cách thô bạo

Không còn quỷ núi, nhưng quỷ rừng, quỷ thành phố, quỷ hồ ao, bãi biển, ở Đà Lạt hay khắp nơi trên toàn quốc, vẫn tiếp tục hoành hành. Quá trễ, quá mạnh để trừ yểm.