Đinh La Thăng khi là bí thư thành ủy TPHCM
có thực tâm muốn làm điều gì đó thay đổi đất nước và đổi đời không? Gã tin là
có. Đinh La Thăng đã tạo được làn sóng dân chúng Sài Gòn hy vọng và ủng hộ mình
bằng rất nhiều lời nói, hành động gắn với lợi ích của Dân.
Nhưng đã quá muộn rồi!
Những gì Đinh La Thăng nhúng chàm trong
quá khứ bị phanh phui ra và hết đỡ. Anh hùng lập tức thành tội đồ, một khi có cơ hội và muốn lên caochiếc ghế quyền
lực.
Nghe nói, PCT
Nguyễn Hữu Tín đã khai tới kịch trần chỉ sau mấy tuần T16 áp dụng "phương
pháp Đinh La Thăng". Đằng sau các chữ ký đều có những con số. Nhiều bị can
vài giờ trước khi bị còng vẫn rất can trường nhưng về sau đều khai ra hết.
T16 không phải là
nỗi sợ hãi mà với nhiều trường hợp là nơi để chấm dứt sự sợ hãi. Các anh Bùi
Thành, Việt Tân, 2 Tuấn (1 ở Đà Nẵng), Son, Cang... cũng không nên chày cối.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã họp Hội nghị lần
thứ 7 của Ủy ban Trung ương khóa 12 vào tuần qua. Trong thời gian chuẩn
bị sự kiện này, đã có những tin đồn lan truyền rộng rãi, là sẽ có những
khuôn mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất.
Hai chiếc ghế được dòm ngó : một
để thay thế ông Đinh La Thăng đã bị rơi đài, chiếc ghế thứ hai là của
ông Đinh Thế Huynh, người đã « thôi giữ chức » để chữa bệnh dài
hạn. Người ta cũng đồn rằng chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng sẽ bị
thay thế vì lý do sức khỏe. Những đồn đoán này dựa vào thời gian dài
vắng bóng của ông Quang hồi tháng Tám năm ngoái.
Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có tân ủy viên Bộ Chính trị nào
được bổ nhiệm ; còn ông Trần Đại Quang đã xóa tan tin đồn về bệnh tật
qua việc điều hành phiên bế mạc một cách thành công. Thay vào đó, những
gì người ta nhìn thấy là việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng
định những cam kết lâu dài về việc đổi mới Đảng.
Chỉ những người thiếu hiểu biết và rất coi thường dân thì
mới có thể phát biểu như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (trong vụ bán đất Phước Kiển).
Nhưng nếu giờ đây, khi kiểm điểm Tất Thành Cang mà cấp ủy
vẫn trên tinh thần ấy - coi hành vi bán đất công như cho là "không tư
lợi, không gây thiệt hại" - thì không chỉ coi thường dân mà còn coi
thường cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đây là một câu hỏi không thừa chút nào, trong bối cảnh đã
đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông
Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà
đá.
Ngày 22/01/2018, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị thu
hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho Ngân hàng Xây
dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và
tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng
trên.
(Ông
Lê Kiên Thành là con của cố tổng bí thư Lê Duẩn. Bài viết dài, nhưng cũng có những
thông tin hữu íchđể tham khảo).
(ANTG 29/01/2018)
Gần sáu năm trôi qua, ngày hôm nay, sau một năm đầy biến động về chính trị của
đất nước, với rất nhiều sai phạm được bóc trần...tôi đã nói với Tiến sĩ Lê Kiên
Thành rằng muốn được cùng ông tiếp nối cuộc trò chuyện dang dở sáu năm trước.
Tháng
9-2012, khi Hội nghị TƯ 6 Khóa XI chuẩn bị diễn ra, tôi đã có một cuộc trò chuyện
với Tiến sĩ Lê Kiên Thành về sự suy thoái của một bộ phận trong Đảng, sự lâm
nguy của Đảng, sự tồn vong của Đảng - điều mà chính Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn
Phú Trọng đã thừa nhận với tư cách người đứng đầu Đảng trong văn kiện Nghị quyết
TƯ 4 Khóa XI.
Liên quan đến Việt Nam, Le Monde số đề ngày hôm nay, 25/01/2018, có bài viết mang tựa đề « Chiến dịch chống tham nhũng nhuốm màu sắc chính trị », với việc hai quan chức cao cấp bị lãnh những bản án tù nặng nề.
Chiến
dịch chống tham nhũng dữ dội được giới lãnh đạo Việt Nam tung ra từ
nhiều tháng qua, vừa làm rơi rụng thêm hai nhân vật, và không hề là loại
tép riu. Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu chủ tịch tập
đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam, hôm thứ Hai 22/1 đã bị tuyên án 13
năm tù giam. Còn ông Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo một công ty con của
PetroVietnam, được cho là đã bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức năm
2017, bị lãnh án chung thân.
Ông Đinh La Thăng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án. Ảnh TTXVN
(Thanh Niên 22/01/2018) 'Di sản' nổi bật nhất
của ông Đinh La Thăng là hàng chục dự án BOT giao thông không đúng bản chất tốt
đẹp của BOT, tạo ra nhiều bất cập, khó khăn mà giờ đây chúng ta đang phải tập
trung xử lý.
Hôm nay, sau 5 ngày nghị án, TAND TP.Hà
Nội sẽ tuyên án vụ "cố ý làm trái
quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và
"tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và
Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Hôm trước nói về
vụ xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, tôi có cho rằng thực chất các vụ xử
này là xử đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN). Tất cả những tội phạm tham
nhũng, những người “làm trái quy định của
nhà nước”… gây thất thoát của cải quốc dân, không ngoại lệ, đều là đảng
viên đảng CSVN.
Ông Trọng có nói “đánh tham nhũng là ta đánh vào ta”. Ông
Tư Sang thì nói “không còn là con sâu làm
rầu nồi canh, mà là cả một nồi sâu”.
(VOV.VN 21/01/2018) - Có ba sự "quá ngưỡng" khiến phiên tòa
xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm đi vào lịch sử tố tụng với đầy đủ sắc
thái "hỉ, nộ, ái, ố".
Thứ nhấtlà lời nói "quá ngưỡng”.Với
quá khứ oanh liệt, những người yêu mến ông Thăng không khỏi bất bình khi nhìn
thấy "nguyên ủy viên Bộ Chính
trị" bị còng tay hầu tòa. Họ chưa quen với cảm giác ông Thăng đang
mang thân phận bị cáo, khó chấp nhận bị cáo Thăng phải được bình đẳng với các bị
cáo khác trước pháp luật. Trong khi đó, vây quanh ông Thăng là những luật sư
tài giỏi mà không phải bị cáo nào cũng có thể thuê được.
Phiên tòa sơ thẩm
xét xử Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã kết thúc. Đây là phiên
tòa được nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Sự quan tâm đó bởi tính đặc biệt
của nhân thân bị cáo - lần đầu tiên một nguyên ủy viên Bộ Chính trị cùng rất
nhiều quan chức cao cấp bị thẩm vấn, luận tội công khai tại phiên tòa.
Đây là phiên tòa
đầu tiên không có vành móng ngựa; luật sư ngồi ngang hàng với kiểm sát viên
nhằm bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ trong việc tranh
tụng. Các báo, đài được mời dự khá đầy đủ (trong phòng riêng, qua màn hình vì
cho rằng vào hết thì quá đông, cùng với sự tác nghiệp của nhà báo sẽ gây mất
trật tự phiên tòa)…
Nhưng tại sao lại
phá sóng internet, phá sóng điện thoại trong khuôn viên tòa?
Xe của trại giam chở ông Đinh La Thăng rời tòa án sau phiên xử, 22/01/2018. Ảnh Reuters
Tôi không bàn về
bản án đã tuyên 13 năm tù. Chuyện đó thuộc về nhận thức của ông Đinh La Thăng,
ông có thể kháng cáo hoặc không, rồi cũng sẽ chẳng có thay đổi gì nhiều. Nặng
hay nhẹ là theo suy nghĩ của mỗi người.
Nhưng sẽ không
công bằng nếu tôi không kể câu chuyện này ra, dù đó có thể chỉ là một hành vi
rất nhỏ mà ông Đinh La Thăng đã quên rồi, nhưng tôi và nhiều người ở Hóc Môn
vẫn chưa quên.
(Reuters 22/01/2018) – Tòa án Việt Nam hôm nay
22/01/2018 đã tuyên án 13 năm tù đối với cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La
Thăng, và án chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh, vì tội tham ô và cố ý làm
trái quy định của Nhà nước, trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Đinh La Thăng, quan chức cao cấp nhất của Việt Nam phải
ra tòa kể từ nhiều thập niên qua, bị tuyên án 13 năm tù vì « cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng » - theo VOV và Thông tấn xã Việt Nam.
Tin anh Thăng khóc trước tòa được tiếp nhận nhiều
chiều, người thông cảm, người lên án, người thở dài chả biết thế nào mà lần.
Gỡ tội
Chiều qua đi lấy hàng không được, buồn nẫu người vì
chờ đợi, nhưng gặp một bác gái rất vui. Bác có nhà cho thuê, đủ tiền cho con
cháu đi học nước ngoài, nhưng đi xe bus thường xuyên.
Tòa đang xử ông
Thăng vụ "cố ý làm trái gây hậu quả
nghiêm trọng" thì trên Facebook người ta cũng mở "tòa án nhân dân" để "xử"
ông Thăng về các tội tham nhũng, thất thoát hàng tỉ đô la.
Nhân dịp này
nhiều người cũng "lên gân"
chỉ trích tư cách cá nhân, thái độ "khóc
lóc" của ông Thăng trước Tòa. Dĩ nhiên họ không quên vỗ ngực xưng tên "Dân tộc Việt Nam truyền thống anh
hùng", "Ta thà chết đứng chớ không chịu sống quỳ", "Thà làm
ngọc vỡ chớ không chịu làm viên ngói lành" bla bla....
Khu biệt thự của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái. Ảnh 24h.com
Xử ông Thăng về
một sai lầm trong quản lý kinh tế quốc doanh, bằng một thứ pháp chế ba rọi "kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa", rõ ràng không chỉ không thuyết phục, mà còn thể hiện ra vô
số vấn đề mâu thuẫn nội tại của chế độ.
Không thuyết
phục, vì "không đúng tội",
công lý là "trò hề".
Nước Việt Nam sau
này có giàu mạnh, đẹp đẽ, có "là nơi
đáng sống" hay không là do việc xây dựng "quốc gia pháp trị" (Etat de Droit) có thành công hay
không.
Không ngoại lệ,
tất cả các quốc gia giàu mạnh nhứt trên thế giới đều là những "quốc gia pháp trị". Kể cả
Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc phát triển đất nước
của họ, cơ bản là nhờ thiết lập được "quốc
gia pháp trị". Mặc dầu có cái đuôi "xã
hội chủ nghĩa", nhưng hệ thống pháp lý ở đây vẫn đóng góp phần nhiều
trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Ông ấy hẳn là có
nhiều sai phạm. Và ông ấy đã phải nhận bản án.
Tôi không có
thông tin để phán đoán xem bản án ấy là nặng hay nhẹ, và có công bằng hay
không. Nhưng như một con người, một đồng loại, tôi thấy thật bất nhẫn nếu ai đó
tỏ ra hả hê khi người khác ngã ngựa.
Dù kẻ ngã ngựa là
ai, tôi không bao giờ chịu nổi cảnh người ta thản nhiên nhìn người khác trong
cơn hoạn nạn rồi cay nghiệt ném thêm một câu: "Cho đáng đời!"
Tôi
thực sự hơi sốc, khi nhìn thấy anh Thăng khóc.
Từ
việc anh “khoan thai” đón nhận sự giáng chức từ ủy viên Bộ Chính trị về ủy viên
trung ương, “mở lòng” xin lỗi đảng, nhân dân và tổng bí thư, cho đến việc “điềm
nhiên” chờ ngày vào khám. Lộ trình đó, cho thấy một người như đã nắm được quy
luật của cuộc sống, của thời cuộc, và của quyền lực, khi bước vào “tri thiên
mệnh” thì đã có mấy chục năm trải nghiệm và sống trong nó.