Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Sa Trường Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Sa Trường Sa. Afficher tous les articles

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

mercredi 14 février 2024

Lê Huyền Ái Mỹ - Hôm nay, mồng 5 Tết…

Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.

Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Trước khi tiến hành lễ “thệ sư” ở Thọ Hạc, Thanh Hóa, vua Quang Trung đã đọc lời hịch kêu gọi: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao nấy đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị… Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”.

dimanche 21 janvier 2024

Trung Dũng - Sầu thi Đông Hải

 

1. HÃY THẢ THÊM MUỐI VÀO BIỂN CỦA TÔI

Tôi hòa nước mui đ đy chiếc thau nhôm

Th vào đy nhng hình nhân bng gm

Thi căm gin cho ngút lên thành sóng

Ri khóc tràn ký c Bin Đông.

         Ơi bin VIt Nam, ơi sóng Vit Nam…”

         Sóng rn rn dưới thân tàu gic Hán

         Tiếng chuông chùa t Tung Sơn thăm thm

         Vng âm hn trên tri bin nước tôi.

dimanche 3 décembre 2023

Trương Nhân Tuấn - Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

 

Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.

Bốn cái “khó” là:

Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” - nguyên tắc không được nói ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài Việt Nam có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể “nói ngược”.

vendredi 13 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Sự thật đau lòng

 

Mình thấy mấy anh em đỏ hồng vào bênh Palestine toàn quăng bản đồ kêu Israel chiếm đất Palestine, giọng căm phẫn bọn xâm lược lắm.

Nhưng sự thật rõ ràng là từ năm 48 đến 67, sau khi Palestine cùng các đồng minh Arab chủ động tấn công Israel, thì kết quả là dải Gaza bị Ai Cập chiếm, bờ Tây sông Jordan và Đông Jezusalem do Jordan chiếm. Toàn đồng minh Arab của Palestine đục nước béo cò đó, còn Palestine chả có vẹo gì, lưu vong!

Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel thắng cả khối Arab và lấy được các mảnh đất trên, vợt thêm của Ai Cập bán đảo Sinai và cao nguyên Golan từ Syria.

mercredi 24 mai 2023

Vĩnh Quyền - Những cái tên không được phép lãng quên

 

VQ : Mỗi lần tàu Trung Quốc ngang ngược xâm nhập lãnh hải Tổ quốc tôi lại nhớ bài trả lời phỏng vấn này và muốn chia sẻ.

NHỮNG CÁI TÊN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÃNG QUÊN

Tháng 3.2008, tôi và nhà văn Ngô Thị Kim Cúc thực hiện cuộc trò chuyện đăng trên báo Thanh Niên. Nay trích một trong những nội dung đã được chúng tôi đề cập. Trước hết, như một cách nhắc nhở chính tôi.

Ngô Thị Kim Cúc – Từ nhiều năm, từ diễn đàn quốc tế đến quán cà phê góc phố, với người quen kẻ lạ, anh thường mở những “hội thảo” mini về Hoàng Sa-Trường Sa. Sao anh tự nhiệm vai người đưa tin biển đảo Tổ quốc?

vendredi 31 mars 2023

Đinh Kim Phúc - Đài Loan hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

 

Ngày 31/03/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan thông báo tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ :

Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đồng thời đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động trái phép nêu trên và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng khẳng định.

Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo này và từng triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú. Từ năm 2000, Đài Loan thay lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình bằng một đơn vị cảnh sát biển, được trang bị các loại vũ khí như súng máy, súng cối tầm xa.

vendredi 17 mars 2023

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

jeudi 19 janvier 2023

Trần Trung Đạo - Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

 

Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng CSVN đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấy, một khi Trung Cộng đã nuốt vào thì khó nhả ra. Trung Cộng chỉ nhượng bộ khi biết không thể thắng bằng võ lực hay đổi chác chính trị như trường hợp tranh chấp biên giới với Bắc Hàn.

mardi 19 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Bí thư Nên phỏng vấn người đề xuất đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa


Sáng 16-7, ông Nguyễn Văn Nên mà Dân Sài Gòn thân mật gọi là Bí thư Nên đến chúc thọ tuổi 102 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư.

Điều thú vị là Bí thư Nên đến với Dân chỉ để nghe. Muốn nghe thì phải hỏi.

Gã chú ý mấy câu hỏi sau đây.

vendredi 22 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Tại sao có ai đó muốn hạn chế môn Sử ?

Sử đụng chạm rất nhiều đến các cuộc kháng chiến của Dân tộc chống các cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

Trung cộng không muốn gieo vào tâm trí các thế hệ trẻ Việt Nam sự thật này.

Sử hiện đại nếu muốn đúng là sử, phải viết về cuộc xâm chiếm của Trung cộng ở Biên giới phía Bắc năm 1979 đến 1989. Phải ghi nhớ Trung cộng cưỡng chiếm các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phải không quên cuộc diệt chủng của Khmer đỏ do Trung cộng hậu thuẫn, và phải ghi chiến công vĩ đại của bộ đội Việt Nam tiêu diệt Khmer đỏ cứu Campuchia khỏi diệt chủng.

mardi 15 mars 2022

Nguyễn Đình Bổn - Sự cay đắng của một đất nước nhỏ mà không tự cường

 

Khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa, hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn đang ở Biển Đông và Việt Nam Cộng Hòa vẫn là đồng minh của Mỹ.

Khi Trung cộng chiếm Gạc Ma, đồng minh Liên Xô đang đồn trú tại Cam Ranh cách đó không xa với lực lượng hùng hậu.

Nhưng cả hai cường quốc này làm ngơ, bởi những thỏa thuận trên bàn cờ quốc tế của họ.

dimanche 21 novembre 2021

Bùi Chí Vinh - Suy nghĩ về anh hùng và bạo chúa


BCV : Trong khi tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo bị dời lư hương thì xác các bạo chúa trên thế giới vẫn bất di bất dịch...

SUY NGHĨ V ANH HÙNG VÀ BO CHÚA

 

Bo chúa hoàn toàn khác anh hùng

Tn Thy Hoàng chết đi bt chôn theo cung tn m n

Bt quân đi, thn dân cht ca ci đy lăng

Và bt nhng k chng kiến thành oan hn ung t

vendredi 19 novembre 2021

Biển Đông : Bắc Kinh đã tổ chức dân quân biển như thế nào

 

(Nathalie Guibert, LeMonde 18/11/2021) Một điều tra của đơn vị tư vấn Mỹ CSIS mô tả việc quân sự hóa ngày càng tăng các đoàn tàu đánh cá chuyên phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích Trung Quốc trên Biển Đông.

Trợ cấp của nhà nước, các nhánh tuyển mộ có tổ chức, những sở hữu chủ có liên quan đến chính quyền Bắc Kinh : một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington công bố hôm 18/11 đã vén lên chiếc màn bí mật về tổ chức mới của dân quân biển Trung Quốc (hải thượng dân binh, hay « haishang minbing »), nhánh vũ trang của chính sách bành trướng hung hăng do Bắc Kinh tiến hành ở vùng biển sát cạnh.

Trên Biển Đông, những tàu có vẻ ngoài dân sự này nổi tiếng là thường sách nhiễu ngư dân Philippines, cắt đường các chiến hạm Mỹ, hay tập trung hàng mấy chục chiếc trước một số bãi đá ngầm tranh chấp để gây áp lực lên các nước ven biển. Xuất hiện từ năm 1974, dân quân biển đã giúp Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

jeudi 28 octobre 2021

Trần Trung Đạo - Bảy đảo nhân tạo Trung Cộng và lý do Tập phải xây nhanh

 

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

Từ 2013, Trung Cộng lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của tổng thống  Barack Obama, đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông, với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự.

mercredi 8 septembre 2021

Biển Đông: Chiến hạm Mỹ thách thức luật mới của Trung Quốc


Đăng ngày:

Đại úy Mark Langford thuộc Đệ thất Hạm đội tuyên bố, Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động thường lệ ở khu vực 12 hải lý bên trong Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, theo luật pháp quốc tế đã quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). 

Trước đó Điền Tuấn Lệ (Tian Junli), phát ngôn viên Quân khu Miền Nam Trung Quốc cáo buộc khu trục hạm USS Benford của Mỹ đã « vi phạm trầm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thêm một bằng chứng của bá quyền và quân sự hóa Biển Đông ». Ông Điền gọi Hoa Kỳ là « kẻ hủy diệt lớn nhất đối với hòa bình và ổn định » khu vực, cho biết không quân Trung Quốc đã theo dõi, giám sát và đưa ra cảnh báo cho chiến hạm Mỹ.

mardi 31 août 2021

Lưu Trọng Văn - Trung Quốc công khai tuyên chiến Luật pháp Quốc tế

 

Dân tộc này không dễ bị bắt nạt.

Bà Kamala Harris, Phó tổng thống  Mỹ ngày 25.8.2021 không phải vô cớ mà tại Hà Nội quyết liệt tuyên bố: "Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đông, và sẽ tiếp tục thách thức sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh."

Bởi vì Chính phủ và Hải quân Mỹ đã biết trước "Luật an toàn giao thông hàng hải" do Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua sẽ thực thi từ ngày 1.9.2021, trong đó thể hiện rõ "sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh".

Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc


Đăng ngày:

Tiếp tục mưu đồ bành trướng trên biển, Trung Quốc đặt ra thêm các trở ngại hành chính. Cuối tuần rồi, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Thông - Giải phóng


Thôi thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là "giải phóng miền Nam" thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao.

Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng hai chục năm nữa.

Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa Biển Đông, thì phải khác.

vendredi 26 mars 2021

Hơn 200 tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu: Việt Nam phản đối, Philippines điều tàu chiến đến


Đăng ngày:

Báo chí trong nước cho biết trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tại Manila, trung tướng Cirilito Sobejana, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân các lực lượng vũ trang Philippines ra lệnh cho hải quân đưa thêm nhiều tàu đến khu vực Đá Ba Đầu để tăng cường, đồng thời « bảo đảm an toàn cho ngư dân, tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ ». Sobejana cho biết ông đã yêu cầu tùy viên quốc phòng Trung Quốc tại Philippines giải thích về sự hiện diện của đông đảo tàu dân quân tại rạn san hô này.