Affichage des articles dont le libellé est Pháp thuộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Pháp thuộc. Afficher tous les articles

dimanche 7 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

vendredi 3 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Việt Minh gồm những ai ?

 

Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn, ông Trần Văn Đôn cùng em rể là Lê Văn Kim, xin tòng quân theo Việt Minh và khai là cựu quân nhân. Cán bộ hỏi hai ông này đang có cấp bậc gì? Cả hai đều khai là quan một (sau này gọi là thiếu úy -DQC). Cán bộ thắc mắc:

- Sao nhỏ vậy mà đã là quan một?

- Vì chúng tôi học trường võ bị sĩ quan ra.

- Sao được học trường võ bị?

- Vì chúng tôi là dân Tây (quốc tịch Pháp - DQC).

Thế là cả hai bị mắng nhiếc là Việt gian và đuổi đi.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

vendredi 16 juin 2023

Phạm Đình Trọng - Tiếng súng Cư Kuin, Đak Lak

 

1.   Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng Sáu năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương bỗng tập hợp thành hai nhóm mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak.

Họ giết chết chín người gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác là sự việc vô cùng nghiêm trọng.

Nửa đêm khuya khoắt, ba người dân chết ở chỗ nổ súng tấn công chính quyền, chắc chắn không phải dân làm rẫy, chỉ có thể là nhân viên làm việc ở trụ sở công quyền bị tấn công. Nếu vậy, chín người chết đều là viên chức nhà nước.

jeudi 18 mai 2023

Dương Quốc Chính - Cách gọi tên mỗi miền

 

Gần đây mình đọc sách thấy các dịch giả hầu như dịch sai cách gọi mỗi miền ở Việt Nam, toàn dùng từ "Bộ" là cách gọi bây giờ. Ví dụ "Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ", rất buồn cười.

Dịch chuẩn thì phải dùng từ cho đúng theo từng giai đoạn lịch sử.

Minh Mạng đặt tên Nam Kỳ và Bắc Kỳ (không có Trung Kỳ), không phải Pháp đặt. Pháp nó đặt theo tiếng Pháp cơ, không việc gì phải nhục với chữ đó mà lảng tránh. Thời Pháp thuộc thì tên chính thức ba miền là: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ), Cochinchine (Nam Kỳ). Nam Kỳ có thống đốc, Trung Kỳ có khâm sứ, Bắc Kỳ có thống sứ đứng đầu. Tất cả đều là người Pháp.

mardi 28 mars 2023

Lê Huyền Ái Mỹ - Chuyện “lợi ích mười năm” !

 

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng.

Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat - Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Và, tất nhiên hơn trăm năm trước, đụng vô mỗi cái cây người ta cũng cãi nhau ghê lắm. Biên bản của các phiên họp Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi lại không sót, mà trong cơn dùng dằng, phe “chặt cây” thường thua cuộc.

jeudi 23 mars 2023

Nguyễn Thông - Hài

 

Những điều mà xứ khác không dám làm hoặc không làm được thì xứ An Nam ta giải quyết trong chớp mắt. Nói như bộ trưởng 4T thì "ta làm những thứ các nước không thể bắt chước".

Vụ thả mấy cô xách cả chục ký ma túy "do không có cơ sở" dù bị bắt quả tang là một ví dụ.

Sân khấu của mấy anh nghệ sĩ hài chưa là gì cả, bởi đời thực còn hài hơn nhiều, gấp tỉ lần.

samedi 18 juin 2022

Trần Trung Đạo - Không ai trong số họ đã hô "Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm"

 

Ngày 25 tháng 12, 1927 là ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính trị quy tụ đông đảo người Việt yêu nước với chủ trương “Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa.”

Hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 26 tháng 1,1930 quyết định cuộc khởi nghĩa cả nước sẽ nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2, 1930. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và Pháp có thể đã biết ngày nổi dậy, đảng trưởng Nguyễn Thái Học quyết định dời ngày khởi nghĩa sang đến 15 tháng 2, 1930.

Nhiều nơi không nhận được tin nên vẫn bắt đầu vào đêm 9 tháng 2 hay như trường hợp Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hưng Hóa và Lâm Thao vẫn quyết định tiến hành.

lundi 19 avril 2021

Nguyễn Gia Việt - Gạc Măng Rê trong tâm thức người Miền Nam


Có bước qua năm tháng chất chồng mới thấy nhớ ngày xưa, thèm những gì mình không còn nữa, những gì thân quen yêu mến gần gũi, muốn quay về khoảnh khắc thương yêu đó.

Nhiều khi bâng quơ nói với mấy đứa sanh sau năm 1995 vầy: "Nè tụi bây, giờ tụi bây đi đâu cũng đụng đồ nhựa, đồ mủ. Xưa xài toàn đồ nhôm, đồ sành, đồ gỗ nó an toàn và có hồn lắm". Nó trợn mắt "Dzậy hả anh? Mà xưa em chưa đẻ ra mừ".

Có thể nói, mấy đứa sau này thiệt thòi, thời hiện đại cái gì cũng tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt. Kêu ngồi thử giặt hai cái áo bằng tay nó khóc rột rẹt như phi tần bị đày đi viễn xứ vậy.

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Thông - Đường sắt cho Đồng bằng sông Cửu Long


Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn.

Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng hai tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi.

jeudi 8 octobre 2020

Nguyễn Thông - Nền giáo dục thụt lùi


 

Thỉnh thoảng dư luận xã hội lại rộ lên những chuyện về giáo dục, đủ mọi buồn vui, nhiều điều cười ra nước mắt.

Nào quan chức quản lý giáo dục chẳng khác chi bụt đất, lúng ta lúng túng trong chiếc áo cơ chế, không có cách nào đột phá, thay đổi được những trì trệ hủ bại đã tồn tại suốt mấy chục năm. Nào trường không ra trường, lớp chả ra lớp, thầy chẳng ra thầy, trò cũng không ra trò.

Nào thi cử lằng nhằng tốn công tốn của mà tiêu cực vẫn hoàn tiêu cực. Nào chương trình lạc hậu, sách giáo khoa độc quyền bòn rút túi tiền dân, giáo sư tiến sĩ giấy nhiều như lợn con vẫn chẳng nên cơm cháo gì… Bao nhiêu thứ xám xịt bôi lem bôi luốc bộ mặt giáo dục nước nhà, kéo dài hơn nửa thế kỷ.

lundi 17 août 2020

Dương Quốc Chính - Ải Nam Quan và thác Bản Giốc



Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì vào thời nhà Nguyễn, lãnh thổ nước ta đến giáp Trấn Nam Quan. Trấn Nam Quan là công trình thuộc về đất nhà Thanh, nhưng đó chính là cửa khẩu. Ngày nay, Hữu Nghị quan, tức cửa khẩu, đã lùi vào đất Việt Nam vài trăm mét.

Tương tự vậy, thác Bản Giốc vào thời nhà Nguyễn thì thuộc về nước ta, nhưng bây giờ thuộc về Trung Quốc một nửa. 

Việc phân chia này không phải hoàn toàn do nhà nước cộng sản Việt Nam để mất cho Trung Quốc. Thực ra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và các nước lân bang, gồm cả Lào, Cam, Trung Quốc đều dựa trên phân chia vào thời Pháp thuộc, chứ không dựa vào biên giới trước đó.