Affichage des articles dont le libellé est Phạm Toàn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phạm Toàn. Afficher tous les articles

dimanche 30 juin 2019

Nhà giáo Phạm Toàn đã rời bến 'sông Mê'


Nhà giáo, nhà văn Phạm Toàn. Ảnh Nguyễn Đình Toán.

(Phụ Nữ 28/06/2019) Cả cuộc đời Phạm Toàn cống hiến cho giáo dục. Lúc còn sống, ông nhắc đi nhắc lại, giáo dục là tổ chức sự trưởng thành cho thanh thiếu niên, không phải là đào tạo.

Căn bệnh K ập đến và Phạm Toàn đã dũng cảm chiến đấu với nó đến tận những giây phút cuối cùng. 88 tuổi, minh triết và đau đáu với những khát vọng chưa thành, ông đã rời bến “sông Mê”.

Tháng trước, tôi cùng một số thân hữu đến thăm ông. Ông gượng dậy, ra dấu cho người thân dìu ra phòng khách ngồi hàn huyên đôi ba phút. Anh Phạm Xuân Nguyên nhờ tôi tìm bài diễn văn của tân Tổng thống Ukraine, rồi anh đọc to cho ông nghe. Tất cả im lặng, khi thấy những giọt nước mắt của Phạm Toàn. Ông lấy tay quệt nước mắt, hồn nhiên và giản dị như trẻ con, thốt lên: “Bài diễn văn tình người quá. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe bài diễn văn hay như vậy, chỉ sau bài của Fidel Castro. Chuyển ngay cho tôi bài viết này”.

Vũ Thư Hiên - Nhớ Phạm Toàn




Nhà văn Phạm Xuân Nguyên dìu nhà văn - dịch giả Dương Tường viếng bạn.
Thế là Phạm Toàn đi rồi, đi trước rồi.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, thấy mấy thằng đàn đúm với nhau ngày nào chỉ còn Dương Tường, Xuân Khánh và mình. Cái nhóm bất trị, không chịu chui vào bất cứ cái lồng nào, dù sang trọng đến mấy, không ít lần làm phiền lòng các vị chăn dắt thần dân, đã lần lượt ra đi.

Một lớp mới, đông đảo hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn, dũng cảm hơn, luôn bù vào chỗ trống. 

Nên vui. Không nên buồn.

Lê Phú Khải - Phạm Toàn, Con người viết hoa




Những tác phẩm của nhà giáo Phạm Toàn.
(Bauxite 28/06/2019) Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.

Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! 

Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỉ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!