Affichage des articles dont le libellé est Huế. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Huế. Afficher tous les articles

vendredi 8 mars 2024

Dương Quốc Chính - Kiếp trước kiếp sau

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 47 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn mười ngày xưa!

Buồn cười ở chỗ báo chí cách mạng toàn đổ tại chiến tranh nên điện Kiến Trung bị phá hủy. Các báo chả dám nói thẳng là Việt Minh chủ động tiêu thổ kháng chiến. Giai đoạn tiêu thổ này diễn ra song song với giai đoạn 60 ngày đầu kháng chiến ở Hà Nội.

Huế hiện chỉ còn khoảng 40 % công trình kiến trúc, đa số bị phá hủy năm 47 bởi Việt Minh và năm Mậu Thân bởi một tháng chiến tranh. Quân Việt Cộng trú đóng trong các cung điện, nên Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công, năm đó phía cộng sản cũng có pháo kích. Phá năm 47 nhiều hơn năm Mậu Thân.

dimanche 11 février 2024

Võ Khánh Tuyên - Cũ và mới

 

Dịp Tết Giáp Thìn, Huế đưa vào thưởng lãm Điện Kiến Trung sau 5 năm phục dựng với kinh phí 123 tỉ đồng.

Điện Kiến Trung được Vua Khải Định cho xây cất từ năm 1921 đến 1923 thì hoàn thành. Điện nằm trong khu vực Tử Cấm Thành và là nơi làm việc, hoàng cung của hai vua: Khải Định và Bảo Đại.

Có thể nói, từ nền đất hoang tàn tồn tại sau chiến tranh, việc phục dựng từ những tư liệu, hình ảnh để hình thành nên một Điện Kiến Trung "giống nguyên bản" hôm nay cũng là một kỳ tích.

samedi 27 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Lãng mạn như tác giả « Thơ tình viết trên bao thuốc lá »

(Đỗ Duy Ngọc viết về tập thơ của nhà thơ Trần Dzạ Lữ)

Trần Dzạ Lữ làm thơ đã lâu. Thơ anh xuất hiện các tạp chí ở miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thơ anh hiền lành như con người anh. Trần Dzạ Lữ là nhà thơ lầm lũi và lận đận. Anh đã có ba tập thơ ra đời trong nhiều khốn khó.

Đó là các tập: Hát dạo bên trời (NXB Trẻ. 1995), Gọi tình bên sông (NXB Trẻ. 1997) và mới đây nhất Thơ tình viết trên bao thuốc lá (NXB Hội Nhà Văn 2014).

Trần Dzạ Lữ gốc Huế. Và là người mang đậm nét Huế từ giọng nói cho đến dáng đi. Khoan thai, chậm rãi và hiền từ. Và dĩ nhiên Huế đậm đặc trong cách nói năng.

vendredi 8 octobre 2021

Tiểu Vũ - Ai ra xứ Huế thì ra…


Nghe chuyện ở Huế, người hàng xóm, cách quê tôi một con đèo Hải Vân, tự nhiên nhớ đến câu hát: "Ai ra xứ Huế thì ra, ai về là về núi Ngự, ai về là về sông Hương?". 

Đối với người Huế, câu hỏi này, trong thời điểm này dường như không có câu trả lời vì chẳng ai về đó được khi mọi cánh cửa đều bị đóng lại...

Một quyết định từ Huế tuyên bố rằng ai về "tự phát sẽ bị xử phạt" làm tôi ngỡ ngàng. Tôi chưa hề nghĩ trở về quê hương về chính ngôi nhà của mình mà bị...phạt. Điều đáng sợ không phải là bệnh dịch, không phải là sự nghèo khổ túng thiếu, đáng sợ nhất là sự khước từ không thừa nhận của quê hương khi con người muốn quay về.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Đức Anh Sơn - Một năm có mấy mùa ?


Một ngày nọ, Khổng Tử đang đọc sách ở nhà trước thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào ở ngoài sân, mỗi lúc một to hơn. Thấy vậy, Khổng Tử bèn đi ra xem, mới biết là đang có tranh luận giữa một học trò của ông với một vị khách lạ.

Vị khách ăn vận rất khác thường: trang phục toàn một màu xanh lá, sắc mặt cũng xanh.

Lúc này, vị khách đang chất vấn người học trò của Khổng Tử. “Nghe nói ngài là học trò của Khổng Tử, chắc là học vấn của ngài phải cao lắm. Vậy thì ngài cho ta hỏi: một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài. Còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta”.

lundi 12 octobre 2020

Nguyễn Anh Tuấn - Quốc gia không gương mặt

 


Trong khi ở Hà Nội hôm nay, giữa cờ hoa ngập hội trường, những người lãnh đạo tụng ca nhau rằng đất nước chưa bao giờ có cơ đồ tươi đẹp như bây giờ. Thì cách đó 700km, ở Thừa Thiên Huế, người đàn ông này vuột mất vợ và đứa con sắp ra đời của mình cho dòng nước lũ oan nghiệt.

Anh ta đưa vợ đi sinh trên một chiếc thuyền tròng trành. Giữa mênh mông biển nước.

Có người sẽ hỏi: Sao lại dại dột chọn một phương tiện nguy hiểm như vậy lúc bão lũ?

dimanche 26 juillet 2020

Nguyễn Chính - Viết về nhà văn nữ Túy Hồng và xứ Huế



Năm 2016 tôi có viết một bài về Túy Hồng, một trong năm “nữ hổ tướng” của nền văn học Miền Nam, bên cạnh các nhà văn Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng và Trùng Dương. Bài viết này có nhan đề “Những mối tình của nhà văn nữ Túy Hồng” khi bà còn sinh thời. 

Chỉ mới đây thôi, ngày 19/7/2020, bà đã qua đời tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi. Nhà văn nữ Túy Hồng đã bỏ lại sau lưng tất cả: một gia tài văn học với hàng loạt những truyện ngắn sáng tác tại Việt Nam và Hoa Kỳ để theo chân người chồng là nhà văn Thanh Nam, qua đời năm 1985 tại Mỹ.

Túy Hồng có 9 tác phẩm đã xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước 1975, và 5 tác phẩm xuất bản ở hải ngoại. Bà cũng là nhà văn nữ đầu tiên trong “năm nữ hổ tướng của văn học Miền Nam” đã lìa đời. 

vendredi 21 février 2020

Đỗ Duy Ngọc - Sao lại cười vui khi trình bày những bài hát đau thương về Mậu Thân ?


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có nhiều bài ca ngợi một giọng ca trẻ là Hoàng Trang với những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Tò mò tìm xem thì đúng là cô ca sĩ trẻ này có giọng ca vang, khỏe, hồn nhiên, có nội lực, lại mộc mạc rất phù hợp với dòng nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, phát âm lại tròn vành rõ chữ. Nói chung là một giọng hát khá hay và lạ trong thị trường bát nháo của âm nhạc hiện nay.

Tuy nhiên, khi xem cô trình bày một số bài hát trong Ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà đặc biệt là những bài hát viết về nỗi đau Mậu Thân 1968 ở Huế, thì tui hơi thất vọng. Đơn cử như bài Hát trên những xác người Bài ca dành cho những xác người. Đây là hai bài hát thể hiện nỗi đau tột cùng của người dân Huế trong biến cố Mậu Thân, người chết, người trốn chạy tên bay đạn lạc và cũng có người mẹ, người chị điên loạn trước cái chết của người thân:

HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI

vendredi 6 décembre 2019

Trần Ngọc Cư - Một thời mù chữ



Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.
Bài viết công phu của một người Huế gốc, một Phật tử thuần thành về chữ Quốc ngữ.

Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. 

Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi lại các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn - những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. 

mercredi 21 février 2018

Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

Saigon ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu

Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.
Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.

mardi 13 février 2018

Nguyễn Viện - 50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất


Quân đội VNCH và Mỹ tái chiếm Huế năm 1968. Ảnh Reporters Associés

Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.

Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.

lundi 12 février 2018

Tuấn Khanh - Nghệ thuật chôn sống


Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.

Hoàng Hưng - Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và…



Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc Facebook càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.

1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Không hiểu nổi!!!

Mạnh Kim - "Tại sao tôi bị giết?"



Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)

Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. 

Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.

Nguyễn Trung Bảo - Mậu Thân oan khuất



Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên Facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết, để tránh ồn ào tranh cãi. 

Xuyên suốt bài viết của ông Tường, là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay. Và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất. 

Lời cuối cho câu chuyện quá buồn



Huế, Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này, xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.



Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa:

mardi 6 février 2018

Susan Nguyen - Ngày giỗ Ba



 
Hôm nay ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. 

Gần 6.000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẩn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài. 

Huế, Tôi và Mậu Thân – Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 TQLC



(Nguyễn Văn Phán) Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.

Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. 

Mậu Thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa



(DânLàm Báo 01/10/2012) - Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân.

Như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...