Affichage des articles dont le libellé est Văn chương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn chương. Afficher tous les articles

lundi 16 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Sài Gòn

 

Sáng sớm hôm qua, với người em đi bộ quanh công viên Sài Gòn (SaiGon Park) ở thành phố Mississauga, Ontario, Canada và chụp một số ảnh. Trời lạnh dưới 0 độ C.

Một bức ảnh có đàn chim bay đi và hồ nước đông đá thành hình trái tim người ở lại. Trên cây vài chiếc lá cuối mùa thu chưa rơi hết như đang khóc cho cuộc chia ly sắp sửa phải xảy ra.

Chợt nhớ đến bài thơ viết về Sài Gòn lâu lắm bắt đầu với câu “Anh ra đi Sài Gòn xưa đã chết”. Thật ra “Đừng trở lại” vì “Sài Gòn xưa đã chết” chỉ là những lời trách móc. Sài Gòn chẳng bao giờ chết trong trái tim của mọi người, dù ở lại hay ra đi. Kể cả các em các cháu sinh ra sau 1975 rất xa, nhưng qua âm nhạc, qua sách vở và qua hình ảnh, vẫn mơ về một Sài Gòn ngày đó.

jeudi 12 décembre 2024

Trang Thụy - Gửi chị Phùng lần 2

 

Chị còn gì để nói nữa, "Bùa mê" chị in cả bên Văn nghệ Quân đội và đặc biệt, chị xào văn em thêm lần 2 với truyện ngắn "Lời thề của đá" đăng Văn nghệ Lào Cai ngày 14/11/2024, lên trang điện tử ngày 12/12/2024.

Em phải nói gì với chị bây giờ. Hiện tại chị đang tạm tha cho "Úp sọt ", "Guột rừng trắng", "Mùa đông không có mưa", "Mùa cỏ đắng". Còn lại chị đã sử dụng hết số truyện em è cổ viết trong 4 năm.

Chị Phùng ơi, chị khôn thế thì bọn em ăn gì để sống? Ngay cả, hình ảnh "người đàn bà khuấy nồi cám" của em cũng bị chị lấy rồi. Truyện này, chị sử dụng "Ô mai gót", "Hạt lúa rơi" và đặc biệt là "Mùa trắng xóa".

Trang Thụy - Gửi chị Phùng ở xử sở mù sương

 

Chị à, giờ này chị đã khóa Facebook, hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai đã phát đi lệnh "phong sát" và em vẫn chưa kịp được thấy dung nhan của chị.

Nói thế nào đây nhỉ? Em đã đọc "Bùa mê" đăng ở "Nhân dân hằng tháng", lên trang điện tử ngày 21/10/2024, tác giả Duyên Phùng do một độc giả cung cấp.

Chị nỡ lòng nào, lại xào văn em?

mardi 10 décembre 2024

Phó Đức An - Paris, thành phố của tình yêu

Nhiều người hay hỏi tôi, anh đi nhiều, anh thích thành phố nào nhất ? Tôi nói, tôi thích New York, nơi rèn luyện tôi thành người. Thích Hong Kong, nơi thiên đường ẩm thực. Tôi yêu Hà Nội, nơi có kỷ niệm một mối tình đầu trong trắng như pha lê và mối tình cuối nồng nàn như men rượu.

Và tôi yêu Paris,  một thành phố lãng mạn mà sự thanh tao hiển hiện, văn hóa sống động hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây.

Nếu như đến Paris với một tâm trạng như đến với người tình, không phải đến để tham quan, thì bạn sẽ thu hoạch cho mình một trải nghiệm hiếm có. “Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi “, đấy tức là trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Bạn sẽ nhìn Paris bằng con mắt người tình, Paris sẽ không phụ bạn, sẽ ôm bạn vào lòng, thủ thỉ cùng bạn, chia sẻ với bạn những cảm xúc vui buồn, yêu ghét. Chắc chắn sẽ khiến bạn đê mê chìm đắm. Bởi thế, Paris được ví là "Thành phố của tình yêu".

lundi 9 décembre 2024

Phó Đức An - Vài cảm nghĩ về sự hồi sinh của Notre Dame de Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris bên bờ sông Seine sau 5 năm hỏa hoạn đã mở cửa trở lại.

Hàng nghìn người dân Paris và du khách, bất chấp mưa phùn gió bấc kiên nhẫn đứng ngoài ngắm nhìn. Hàng triệu người trên thế giới chăm chú theo dõi trên màn hình nhỏ, chứng kiến sự phục hưng của Nhà thờ Đức Bà, như Phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ tro bụi với hình dáng lộng lẫy hơn, yêu kiều hơn.

Tổng giám mục Paris Laurent Ulrich dùng quải trượng chế tác từ thanh dầm mái nhà sót lại trong trận hỏa hoạn, gõ vào cửa nhà thờ ba lần làm nghi thức mở cửa. Ông nói “Nhà thờ Đức bà, biểu tượng của đức tin, hãy mở cửa để mang những đứa con tản mác phương xa của Chúa tụ họp cùng nhau trong niềm vui sướng hân hoan".

mercredi 4 décembre 2024

Tôn Nữ Thu Dung - Vĩnh biệt nhà văn Quỳnh Dao, người truyền cảm hứng cho tôi từ thuở ấu thơ

 

Trước 1975, những tác phẩm của Quỳnh Dao qua ngòi bút dịch thuật của Liêu Quốc Nhĩ là tuyệt tác (theo tôi). Cũng như Erick Maria Remarque phải được dịch bởi Vũ Kim Thư, và kiếm hiệp Kim Dung thì phải là ông Hàn Giang Nhạn…

Đại khái vậy, còn sau 1975 thì tôi không đọc và không biết.

Song Ngoại là tiểu thuyết đầu tiên tôi được đọc năm 1970. Nhớ hồi lớp đệ thất đệ lục gì đó, buổi trưa hay tới nhà sách Tri Tân ở đường Phước Hải là nhà bạn Huỳnh thị Thanh Châu, đọc không chừa một cuốn sách mới nào xuất bản, cuốn nào thích thì mua. Ba của bạn rất thích con mọt sách gầy còm nhỏ bé chuyên ngấu nghiến sách nên vừa bán vừa cho.

mercredi 27 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn- Chuyện vui biên tập!

 

Tui suốt đời sống với chữ nghĩa sách báo xuất bản, nên không ít lần dở khóc dở cười với mấy cô cậu biên tập viên mới vô nghề mà rất muốn thò bút vô bản thảo người khác.

Khoảng 30 năm trước làm việc với một nhà xuất bản, in một tuyển thơ có mấy bài của nhà thơ Mai Trinh Đỗ Thị (bà chị đã ra đi, hic nhớ chị). Khi nhận bản thảo thì thấy bút đỏ biên tập kéo ngược ra sửa lại Đỗ Thị Mai Trinh!

Cũng trong tập đó câu thơ của Tế Hanh: "Lá như môi thầm thĩ gọi anh về" bị sửa thành "Lá như môi thầm thì gọi anh về"!

jeudi 21 novembre 2024

Bùi Chí Vinh - Vài lời về nhóm thơ Hồn Trẻ

 

BCV: Năm 11 tuổi tôi bắt đầu có thơ in báo ở các trang thiếu nhi của các nhật báo, tuần báo miền Nam trước giải phóng. Tôi đọc ngốn ngấu cổ văn kim văn, nhai nuốt và tiêu hóa hết kho sách cũ của ba tôi và cậu tôi giấu kín dưới gầm giường.

Ở trường dạy loại thơ gì là tôi thực hành ngay loại thơ đó, kể cả thể loại thơ khó nhất là thơ Đường Luật. Tôi làm thơ Đường bảo đảm có đủ “mạo, thực, luận, kết” với cặp thực và cặp luận đối nhau chan chát. Số lượng thơ đăng báo của tôi cho đến 15 tuổi không dưới vài trăm bài thơ được cắt dán trong sổ hẳn hoi.

Năm học Đệ Lục trường Trần Lục, tôi và hai người bạn cùng lớp là Vũ Hào Hiệp, Ngô Đình Hải dám thành lập “Nhóm Thơ Hồn Trẻ” với những tôn chỉ, mục tiêu, thủ tục kết nạp nhóm viên đăng lên các báo.

mardi 19 novembre 2024

Trần Nhã Thụy - Vì sao “Gánh gánh gồng gồng” gánh hết các giải thưởng?

 

“Gánh gánh gồng gồng” là cuốn hồi ký của bà chủ phòng tranh Lotus Xuân Phượng (NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM ấn hành năm 2020).

Theo thông tin báo chí thì đây là cuốn hồi ký được viết lại từ cuốn  Áo Dài - Du Couvent des Oiseaux à la Jungle des Viet-minh  (NXB Plon ấn hành năm 2001) Cũng theo báo chí thì cuốn hồi ký bản năm 2001 viết bằng tiếng Pháp, và bà Xuân Phượng viết chung với nhà báo người Pháp Danièle Mazingarbe.

Không rõ bà Xuân Phượng và Danièle Mazingarbe cùng viết bằng tiếng Pháp (vì bà Xuân Phượng cũng giỏi tiếng Pháp) hay bà Xuân Phượng viết tiếng Việt, sau đó Danièle chuyển ngữ sang tiếng Pháp? Theo tôi thì Danièle Mazingarbe đồng tác giả chứ không phải người chuyển ngữ.

dimanche 17 novembre 2024

Trần Nhã Thụy - Về sự rèn luyện

 

Mấy năm trước, sau khi rời nghề báo, tôi cặm cụi với nghề xuất bản. Làm nghề này, dĩ nhiên là tiếp xúc với rất nhiều bản thảo.

Tôi thấy có điều hơi trái khoái như thế này: Những tác giả tỏ ra tham vọng nhất, muốn gây tiếng vang nhất, nghĩ rằng tác phẩm của mình là ghê gớm nhất… thì thường ứng xử với bản thảo một cách cẩu thả nhất.

Biểu hiện của sự cẩu thả đó là gì? Là lỗi chính tả chi chít từng trang, trang nào cũng vài chục lỗi. Bên cạnh lỗi chính tả còn lỗi hành văn, viết câu bất tận, không chấm không phẩy, không xuống dòng. Không một nhịp điệu. Lại thêm lỗi kỹ thuật vi tính, ví dụ: Cuối câu thì phải buông ngay dấu chấm (.) mà không cách ra, nhưng họ cứ cách ra rồi mới chấm, và các dấu khác cũng… ngẫu hứng lý qua cầu như vậy.

jeudi 31 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ai phông ai bạt


Tôi cực lực phản đối việc trường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn ra đề kiểm tra Văn "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đó không phải là thứ đưa vào đề Văn, mà nó chỉ là chủ đề của những cuộc nói chuyện tầm phào, rảnh rỗi, buôn chuyện khi trà lá, rỗi hơi.

Làm gì có thứ văn như thế. Vậy nhưng vẫn có những tờ báo xúm vào khen là sáng tạo, đổi mới, bắt kịp những thay đổi của cuộc sống. Báo cũng tầm phào luôn.

dimanche 20 octobre 2024

Trần Thanh Cảnh - "Ba truyện dài thành một tiểu thuyết"

 

Gần đây văn giới có xu hướng viết như vậy. Họ không viết "trường thiên" nữa, bởi bạn đọc thời hiện đại có quá ít thời gian, với nhịp sống gấp gáp mà ngồi cày những cuốn kiểu như "Chiến tranh và hòa bình" hay "David Copperfield"...quả là khó khăn.

Nên nhiều nhà văn viết theo kiểu, vài truyện vừa trong một tiểu thuyết, nó khiến bạn đọc có thể đọc một truyện, rồi lại nghỉ. Sau đọc nốt các truyện kia cũng vẫn cảm thấy liền mạch, không bị ngắt quãng cảm xúc.

Han Kang [Nobel Văn chương 2024] viết cuốn Người ăn chay như vậy.

dimanche 13 octobre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Một cô gái tự học tiếng Hàn

 

Cô gái trẻ trong hình là dịch giả Deborah Smith. Cô nổi tiếng từ 2016, sau khi dịch cuốn Người ăn chay của Han Kang ra tiếng Anh và sách này đoạt giải Man Booker quốc tế danh giá. Cô được lãnh tiền 50 % của giải thưởng này.

Và mới đây Han Kang đoạt giải Nobel nhờ nhiều cuốn sách cô đã dịch ra tiếng Anh.

Deborah Smith là người Anh, gốc tại South Yorkshire, sinh năm 1987. Cô thi đậu vào Đại học Cambridge danh giá và học ngành văn chương. Tới năm 21 tuổi, cô chỉ biết tiếng Anh. Sau đó cô tình cờ quyết định tự học tiếng Hàn sau khi thấy rằng có rất ít bản dịch văn chương Hàn ra tiếng Anh.

samedi 12 octobre 2024

Trần Nhã Thụy - Đoàn tàu và Nobel


“Nếu không có đội ngũ cầm bút nối tiếp thì thử hình dung, một đoàn tàu với sự vận hành dù có nhẫn nại kiên trì đến đâu đi nữa, rồi sẽ đến lúc già nua, mỏi mệt và không tránh khỏi nguy cơ đứt gãy, không chỉ đường ray mà cả sự vận hành toa tàu và cả đoàn tàu".

Phát biểu trong Hội nghị những người viết trẻ lần thứ 5, vừa khai mạc ngày hôm qua (11/10), nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM đã có những lời như thế (trích báo chí chính thống)

Chúng ta thử hình dung đội ngũ những người cầm bút như một đoàn tàu lửa đang lao về phía trước. Đầu tàu với những toa tàu đi trước “đến lúc già nua, mệt mỏi” có thể rời khỏi đường ray bất cứ lúc nào. Hiểu như vậy không biết có đúng không?

Nguyễn Hàn Chung - Có yếu tố chính trị trong giải Nobel Văn chương ?

Nobel Văn chương 2024 được trao cho nhà văn nữ Hàn Quốc Han Kang. Chúc mừng nhà văn, nhưng tôi có một suy nghĩ nhỏ như thế này. Mong được nghe kiến giải.

Ai cũng nghĩ nếu trao giải Nobel cho một nhà văn nữ châu Á thì sẽ là Tàn Tuyết (Can Xue, Đặng Tiểu Hoa).

Về góc độ ngôn từ, các tác phẩm của Tàn Tuyết có vẻ như bình-giản, rất cô đọng nhưng chúng lại có những kết cấu hết sức kỳ lạ, như những giấc mơ, ảo ảnh và trùng trùng điệp điệp các tầng nghĩa. Như Nam Hoa kinh, như Cỏ dại, như Lâu đài, như Thần khúc...

Nguyễn Thị Bích Hậu - Không có gì tự nhiên

Người Hàn làm ra nhiều thành tựu được thế giới công nhận, ví như xe hơi, điện thoại đi động, tivi, đồ điện máy, con chip, tàu vũ trụ... Nhưng họ vẫn có một nỗi niềm đau đáu, đó là còn chưa có mấy giải Nobel. Họ chỉ có một giải Nobel Hòa bình. Vì vậy họ rất muốn có giải này ở các lãnh vực khác, mà văn chương là một trong số đó.

Nhà văn viết hay ở Hàn thật ra không hiếm. Nhưng vấn đề là văn chương của họ khó vượt qua biên giới vì rào cản ngôn ngữ.

Vì thế từ 1996, chánh phủ Hàn đã cho thành lập Quỹ dịch thuật văn học Hàn. Sau tới 2001 thì đổi tên thành Viện dịch thuật văn học Hàn quốc, gọi tắt là LTI.

Hoàng Dũng - Giải Nobel và chuyện chăn gà


Hình trên đây chụp ngày 21.01. 2017, cho thấy quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xin lỗi văn nghệ sĩ. Tất nhiên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và văn nghệ sĩ xứ kim chi, chứ không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn nghệ sĩ xứ ta.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cho Yoon Sun bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc lập ra danh sách đen gồm ngót chục nghìn nghệ sĩ và nhân vật văn hóa dám phê phán chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Park Geun Hye.

Đáng chú ý trong danh sách đen, có những người nổi tiếng, đang làm sáng danh Hàn Quốc trên trường quốc tế.

vendredi 11 octobre 2024

Thái NC - Chút duyên xưa cùng nhà thơ Bùi Giáng


Nhắc lại câu chuyện cũ nhân ngày giỗ thứ 26 của ông, 7 tháng Mười.

Khoảng năm 1978, tôi hãy còn ở Sài Gòn. Một hôm tới nhà thằng bạn ở trong xóm đường Trần Quang Diệu (tên mới Trần Huy Liệu) chơi. Đang đứng lớ ngớ trước sân bỗng có ông già ốm tong, mặc bộ đồ bà ba trắng, đầu chít khăn, mang một cái túi dơ dáy bước vô nhà.

Ông đến bên hỏi:

- Này con, có biết Kiều không?

Lê Dũng - Han Kang


Với sự xuất hiện đầy ngoạn mục của Han Kang trên văn đàn thế giới, không kể Trung Hoa là một quốc gia trong một nền văn minh duy nhất còn sót lại từ thời cổ đại, hay Ấn Độ lừng lững, bề thế và tầm vóc từ thuở hồng hoang của loài người.

Thì Á châu, sau Nhật Bản, người Hàn đã hiên ngang đặt đôi chân mình vào “giới thượng lưu”, khiến cho thế giới phải ngước nhìn.

Không chỉ tốc độ phát triển, công nghệ vượt trội, phim ảnh khuynh đảo, thời trang, mỹ phẩm, nhân sâm, mà trên địa hạt khó khăn nhất, là văn chương, họ đã đoạt vòng nguyệt quế. Dù họ đi sau Nhật Bản, kể từ Minh Trị Thiên Hoàng, gần 100 năm.

Bài viết của Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel về nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2024 Han Kang


(Vanviet 11/10/2024) Han Kang한강 sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Năm chín tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul.

Bà xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học, với cha là một tiểu thuyết gia có tiếng. Bên cạnh việc viết lách, bà còn dành tâm huyết cho nghệ thuật và âm nhạc, được phản ánh xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm văn chương của bà.

Han Kang bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 bằng việc xuất bản một số bài thơ trên tạp chí 문학과사회 ("Văn học và Xã hội"). Tác phẩm văn xuôi đầu tay của bà ra mắt năm 1995, tập truyện ngắn 여수의 사랑 ("Tình yêu ở Yeosu"), và sau đó là nhiều tác phẩm văn xuôi khác, cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết 그대의 차가운 (2002; "Bàn tay lạnh của em"), mang dấu ấn rõ rệt sự quan tâm của Han Kang đối với nghệ thuật.