Affichage des articles dont le libellé est Cộng đồng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng đồng. Afficher tous les articles

lundi 18 novembre 2024

Bông Lau - Về nơi gió cát

Trên đường trở lại cái căn cứ có căn phòng ọp ẹp và cái mền tình iu đỏ chót sến. Nơi có những đêm trăn trở trong tiếng nổ của trọng pháo 105 bắn từ C130.

Ghé phi trường quốc tế Dubai 5 tiếng đồng hồ, nên tận hưởng những giây phút cuối cùng của sự tiện nghi tư bổn. Vào một quán bar/restaurant lịch sự gọi dĩa salad, một ly Coca Cola đá lạnh, và ngồi trên ghế da lót nệm êm ái sạch sẽ thẩm mỹ. Vì ngày thứ Ba lại phải mặc áo giáp ngồi trên ghế lưới của máy bay C130 trực chỉ hướng bắc nơi vùng đất gió cát bất ổn.

Những ngày zui quá ngắn. Những giây phút tự do hỏng có sự kiểm soát của quy luật này nọ quá ít ỏi.

samedi 16 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Bản sắc cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ nhạt nhòa

Dần dần rồi thì cộng đồng người Việt ở đây (Úc) cũng … hòa tan. Và sẽ mất căn cước tính (loss of identity).

Hôm nọ, tôi theo anh bạn đi dự buổi dạ tiệc gây quỹ cho kỷ niệm 50 năm Thuyền Nhân.  Đây là lần đầu tiên đối với tôi. Hơn 500 đồng hương đến dự và đóng góp nhiều tiền. Vậy là thành công rồi.

Nhưng việc tổ chức buổi tiệc làm tôi suy nghĩ về tương lai cộng đồng. Ban tổ chức mở màn buổi tiệc với một bài hát của một ca sĩ trẻ ở trong nước. Nhiều người, kể cả tôi, ngạc nhiên.

jeudi 14 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Người Hoa ở Chợ Lớn

 

Tôi là người Việt gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Bên nội tôi là người gốc Quảng Đông sống ở Chợ Lớn còn bà ngoại tôi là người lai Phúc Kiến.

Theo lời kể của bà ngoại tôi thì bà là hậu duệ của một nghĩa sĩ trong một tổ chức cách mạng chống lại Từ Hy Thái Hậu, do tránh truy bắt nên lưu lạc sang Việt Nam rồi lấy vợ sinh con định cư ở Bến Tre. Còn bên nội tôi thì sang Việt Nam từ khi nào, vì lý do gì chưa bao giờ tôi nghe ba tôi kể lại.

Khi tôi ra đời thì ông bà nội tôi đã mất từ lâu nên tôi chỉ biết mang máng rằng ông nội tôi từng coi sổ sách cho một hãng buôn của Pháp ở Sài Gòn, sau đó vì siêng năng nên được chủ người Pháp cho mượn vốn ra mở cửa hàng làm ăn riêng nhưng không may làm ăn thua lỗ nên buồn bực sinh bệnh mà chết.

lundi 27 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Hồn Chợ Lớn

Hầu như nơi nào trên thế giới có người Hoa là nơi đó sẽ có Chinatown, vì người Hoa thích sống cộng đồng để giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng hầu hết những Chinatown trên thế giới thường chỉ gói gọn trong phạm vi vài con đường chứ không có nơi nào chiếm gần 1/3 diện tích thành phố như Chợ Lớn của Sài Gòn, với diện tích bao gồm các quận 5, 6, 11 và một phần quận 8.

Những người sống ở Sài Gòn từ thập niên 1950-1960 vẫn thường gọi “Sài Gòn-Chợ Lớn” như hai thành phố riêng biệt, vì thời đó nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn là con kênh Bến Nghé khiến Chợ Lớn trở nên tách biệt với Sài Gòn. Sau này con kênh được san lấp một phần để làm đường bộ nối Sài Gòn và Chợ Lớn nhưng dường như cách nghĩ Chợ Lớn là một “thành phố” trong tâm trí của người Sài Gòn xưa vẫn không thay đổi.

Từ thế kỷ thứ 17, Chợ Lớn là vùng đất mà người của “Ngũ đại bang phái”: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (Hẹ) chọn làm nơi cư ngụ và phát triển khi họ đặt chân đến phương Nam.

lundi 4 septembre 2023

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

mercredi 9 août 2023

Mai Bá Kiếm - Nhà báo phải cân nhắc khi trích dẫn những câu có lợi hay có hại cho cộng đồng !

 

Trong bài tường thuật lời của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nói về tử tù Nguyễn Văn Chưởng, báo Tuổi Trẻ đã ác khi đặt tựa và viết chapeau (dẫn nhập) khẳng định một cách vô cảm, dù có phát hiện hàm oan, án tử vẫn cứ thi hành!

Tựa bài: “Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã "hết đường" kháng nghị”.

Dẫn nhập: “Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, vụ án đã có quyết định của hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, là quyết định cuối cùng nên giờ có thấy sai cũng không thể kháng nghị”.

mercredi 14 juin 2023

Huy Đức - Không chỉ (những) người Thượng (sử dụng bạo lực) có lỗi

 

Bạo loạn có tổ chức, có vũ trang, lên tới hàng trăm người mà khi xảy ra vẫn để bị bất ngờ là một thất bại về an ninh, tình báo. Đặc biệt, là thất bại của, cái mà chúng ta thường nghe, “thế trận an ninh nhân dân”.

Tuy nhiên, nếu coi sự kiện này là lý do phình thêm bộ máy an ninh thì lại có nguy cơ thất bại nữa.

Khi bạo lực đang được sử dụng thì sử dụng bạo lực để tạm thời chấm dứt nó là khó tránh. Nhưng bài học muôn thuở ở bất cứ đâu, bạo lực (đơn thuần) chỉ nuôi dưỡng thêm bạo lực. “Ngã” ở đâu thì phải đứng dậy ở đó; đánh mất dân thì phải nỗ lực lấy lại từ dân.

dimanche 7 mai 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu lá cờ và người Việt ở nước ngoài

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.

Một số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.

Sau 1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.

dimanche 23 octobre 2022

Jimmy Nguyen Nguyen - Anh em cột chèo

 

Tui lấy cái tựa bài "cột chèo"  là ví von mấy ông là anh em nhưng hỏng có chung ông nội, ông ngoại gì ráo. Chỉ là "lỡ" làm rể một nhà đông con gái thôi.

Mỗi người mỗi cảnh, khi gặp nhau thì cố gắng giữ vẻ lịch sự, vui vẻ, hòa đồng. Chớ mà quay lưng đi rồi thì thường cũng thương nhau kiểu meo meo với gâu gâu ...Tui thì có nhiều anh em "cột chèo" với lại Fathers in law và Mothers in law nên thấu hiểu nhiều lắm.

Gần đây có mấy hội ái hữu trường này trường nọ hay tổ chức họp mặt hàng năm. Mấy trường nữ có tên tuổi như Gia Long, Trưng Vương, Sương Nguyệt Anh, Đồng Khánh...Mấy chị họp nhau nhắc chuyện xưa. Không quên dắt theo mấy ông chồng (nếu có, nếu còn). Mấy ông này thường đứng lóng ngóng thấy mà tội nghiệp. Nên được gọi là ... anh em (rể) cho thân tình.

mercredi 13 avril 2022

Phan Châu Thành - Chuyến hàng người Việt cứu trợ Ukraina

 

Chuyến xe số 20 của cộng đồng người Việt chở hàng cứu trợ tới Ukraina bao gồm 13 palet. Hơn 6 tấn hàng thịt hộp, mì, thức ăn cho trẻ em, gạo, hạt ngũ cốc, quần áo, đồ chơi trẻ em, bút vở, sách và cả hai chiếc đàn guitar nữa, đã lên đường. Chia làm hai hướng, một xe đi về Kharkiv, một xe sang Lviv.

Có một chút khác biệt của lần này là chuyến xe đi sang Lviv do ba tình nguyện viên người Việt tự lái. Bởi bọn mình nghĩ rằng: "trăm nghe không bằng một thấy”. Chúng ta đã làm công tác cứu trợ suốt thời gian qua, thì cũng cần phải cảm thấy chiến tranh bên đó thực sự thế nào, để có thể có một góc nhìn sát thực tế hơn.

Và lại, trong thời gian qua, chúng ta cũng bảo trợ một số cô nhi viện ở quanh Lviv, nơi tiếp nhận các em bé mồ côi từ khắp nơi ở Ukraina được chuyển về. Tranh thủ qua thăm, nói chuyện, xem họ thiếu những gì thì dễ giúp hơn.

dimanche 2 janvier 2022

Phan Hân - Sáng ra lướt Facebook cái là ngứa mồm!

 

Có ông bác sĩ nổi tiếng viết bài nói đại ý: vụ ngược đãi bé 8 tuổi đến chết bên trong có thể có nguyên do hay uẩn khúc gì đó... Chứ bác sĩ không tin nổi hai con người đẹp đẽ có giáo dục tốt như vậy lại ác đến như thế!

Lại có nhiều người cũng khá có tiếng trên Facebook bảo phải chờ pháp luật làm việc, cộng đồng rần rần kết án rồi tòa xử nặng theo dư luận là nền pháp lý thiếu văn minh blah... blah...

Sorry nói lại cho rõ nha!

jeudi 30 décembre 2021

Phạm Lan Phương - Bảo vệ trẻ em : Có những bàn tay đang cần đến cộng đồng


Vài năm về trước, tòa soạn giao cho tôi đi viết một loạt bài khi đọc thấy số trẻ em bị xâm hại tăng nhanh từ một báo cáo. Tôi tìm cách liên hệ với nhiều nơi, từ trường học, hội phụ nữ xã huyện, các tổ chức tên tuổi đầy trên internet để hỏi một câu: Hãy dắt tôi đến gặp một nạn nhân.

Câu trả lời rất lạnh. Vài tổ chức gửi cho tôi báo cáo chung chung, không cách gì chạm vào được thực tế. Một số trường từ chối nói ở đây không có hoàn cảnh nào bị vậy. Hội phụ nữ hay các cơ quan địa phương về trẻ em tôi cố tìm thì không bắt điện thoại hay trả lời email.

Lúc đó, một người bạn bảo tôi hãy liên hệ gặp một chị, chị ấy làm về giáo dục và giúp kinh tế phụ nữ. Suốt hai tuần, chị dắt tôi đến từng nhà, gặp từng đứa bé và cha mẹ với hoàn cảnh éo le không thể tưởng nổi.

samedi 13 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Những ngụy biện trong mùa dịch

 

Mùa dịch này có quá nhiều 'disinformation' và 'misinformation' về covid và vaccin. Hiện tượng này xảy ra ở hai phía chống vaccin và phù vaccin. Trong cái note này tôi điểm qua vài ngụy biện (fallacy) phổ biến: một chiều, nhị phân, cá trích đỏ, ignorance, ad hominem, và ecologic.

1. Ngụy biện một chiều

Mấy ngày nay, báo chí và cả quan chức y tế đưa tin rằng nhiều ca tử vong liên quan đến covid là những người đã tiêm đủ 2 liều vaccin. Nhiều người dựa vào đó mà suy luận rằng vaccin không có hiệu quả. Vì, theo lý luận của họ, nếu vaccin có hiệu quả thì tại sao nhiều người tiêm vaccin mà vẫn chết? Suy ra, không cần tiêm vaccin.

lundi 4 octobre 2021

Ngô Nhân Dụng - Mỹ thua Covid vì yếu về Y tế Công cộng

 

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp hạng các quốc gia về khả năng ngăn ngừa bệnh dịch; nước Mỹ đứng hạng nhất. Ai cũng tin tưởng vào những tiến bộ y học của Mỹ. Nhưng hiện nay số người bệnh và chết vì Covid-19 tại Mỹ cao nhất thế giới.

Từ tháng Tư vaccin đã dư xài, người Mỹ nào cũng có thể chủng ngừa miễn phí. Lúc đó số người Mỹ chết vì Covid trong 100,000 dân đã cao hơn 130 quốc gia khác, như Đức, Canada, và kể cả Rwanda, Việt Nam!

Người Mỹ không rút được những bài học kinh nghiệm trước mắt. Bài học đầu tiên là khoa học không biết nhiều về loài vi khuẩn đang gây bệnh. Nếu thế thì đáng lẽ nên dè dặt, càng phòng ngừa cẩn thận càng tốt. Người Mỹ đều chấp nhận phải đeo dây lưng an toàn khi lái xe đề phòng tai nạn chết người; mặc dù không biết bao giờ mới xảy ra. Đối với các loại vi trùng và vi khuẩn họ lại không giữ đức tính cẩn trọng đó.

lundi 23 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề xét nghiệm đại trà

 

Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế.

Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.

Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy 'bức tranh' chung về xét nghiệm.

lundi 9 août 2021

Tâm Chánh - Kiến nghị để Sài Gòn tiếp tục đóng cửa

 

Sống với dịch giã chắc còn lâu.

Để tổ chức được cuộc sống tạm thời đó phải từ bỏ lối quản lý ngăn cấm, cách bức, rào giậu. Cần xây dựng và truyền thông một kế hoạch sống chung với dịch bệnh đến cuối năm 2021. Sài Gòn cần được thắt chặt để có thể ăn cái Tết bình thường trở lại.

Thành phô cần tổ chức ngay các điểm tập kết hàng hóa có sự kiểm soát tập trung về phòng dịch, nhất là kiểm soát và phục vụ việc chích ngừa cho lực lượng lao động giao dịch, ra vào. Đó không chỉ là các chợ đầu mối, mà còn là các điểm bán buôn, bán nửa sỉ đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát.

mercredi 21 juillet 2021

Nguyen Khan - Mùa soi ếch mạng


Tục ngữ có câu : "Ếch tháng Ba gà tháng Mười".

Tháng Ba (âm lịch) là thời điểm loài ếch sung mãn nhất. Khi có mưa giông hay lúc đồng ruộng theo nước làm mùa, là lúc đêm đêm ếch nhảy ra ruộng nước gọi bạn tình. Tiếng kêu inh ỏi và hối hả của nó giúp những người đi soi định hướng dùng đèn đội soi vào đôi mắt trữ tình đắm đuối của nó để... Nên mới có câu : "Ếch chết tại miệng".

Cũng vậy, vì giãn cách, bị giam chân trong nhà, rảnh rỗi, cộng đồng giành nhiều thời gian vào mạng để soi. Con ếch mạng nào kêu to thu hút bàn phím là...soi tới nơi.

mercredi 14 juillet 2021

Quang Vĩnh - Ta đang đẩy cộng đồng vào các khu cách ly để lây nhiễm ?


Trong các thông báo của Bộ Y tế về số ca nhiễm ta thường được báo:

- 982 ca ghi nhận trong nước, trong đó 920 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

- 465 ca ghi nhận trong nước, trong đó 416 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

vendredi 25 juin 2021

Nguyễn Thanh Luận - Ngẫm có tréo ngoe không?


Campuchia đuổi người Việt Nam về nước giữa lúc dịch cúm tàu khựa đe dọa tính mạng người dân, kinh tế tuột dốc v.v... Nhưng: Chúng ta vẫn móc ngân sách - tiền thuế của dân gần 300 tỉ đồng chỉ để dựng lên tượng đài nhằm ca tụng ông thủ tướng nước hàng xóm (Campuchia)?

Đó là công trình mang tên “Hành trình cứu nước của Hun Sen” tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.

Công trình trị giá 298,56 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 8/5/2021, và được khánh thành linh đình vào ngày 20/6/2021 để ngày kỷ niệm 44 năm “đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen (20/6/1977 – 20/6/2021). Tuy nhiên ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia, đã không qua dự lễ khánh thành mà chỉ cử Phó Thủ Tướng Tea Banh đi thay.

jeudi 17 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao có con số 70% miễn dịch cộng đồng?


Cần phải tiêm chủng cho bao nhiêu người trong cộng đồng để đạt 'miễn dịch cộng đồng'?

Có vẻ như TPHCM nghĩ rằng con số là 70%. Nhưng tôi nghĩ đáp số không đơn giản như vậy (có thể cao hơn 10%), bởi vì con số phụ thuộc vào biện pháp y tế công cộng nữa, chớ không phải chỉ vaccin.

Khi số người được tiêm chủng trong cộng đồng càng nhiều thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng thấp, và theo thời gian dịch sẽ được dập tắt. Đây là nguyên lý chánh của khái niệm miễn dịch cộng đồng (MDCĐ).