Affichage des articles dont le libellé est Quấy nhiễu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quấy nhiễu. Afficher tous les articles

mardi 26 octobre 2021

Biển Đông: Tàu Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu Malaysia tại nhiều khu vực dầu khí


Đăng ngày:

Ông Greg Poling, giám đốc AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói rằng tuần duyên Trung Quốc nhắm đến việc « kiểm soát » bãi cạn Luconia, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nơi tập đoàn Petronas của Malaysia có nhiều mỏ dầu khí. 

Tuần trước, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah dự báo tàu Trung Quốc sẽ còn đến quấy nhiễu khi Petronas tiếp tục khai thác mỏ khí Kasawari được phát hiện từ cuối 2011, trữ lượng có thể lên đến 85 tỉ mét khối. Mỏ này giàu tiềm năng đến nỗi tổng giám đốc Petronas nói rằng có thể giúp Malaysia trở thành một trong năm nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

jeudi 8 juillet 2021

Trung Quốc quấy nhiễu dự án khí đốt của Malaysia trên Biển Đông


Đăng ngày:

Đây là lần thứ ba trong vòng 18 tháng qua các tàu tuần duyên Trung Quốc quấy nhiễu việc khai thác dầu khí của Malaysia. AMTI nhận định, sự kiện này thêm một lần nữa cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh ngăn trở các hoạt động dầu khí của các quốc gia láng giềng ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Và việc xâm nhập không phận cũng không phải là tình cờ, mà chứng tỏ Bắc Kinh sẵn sàng leo thang gây áp lực lên các nước yêu sách chủ quyền Biển Đông để họ phải lùi bước.

Energy Voice trích nhận xét của chuyên gia Ian Storey thuộc Viện ISEAS, cho dù Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ kinh tế và duy trì quan hệ thân thiện với Malaysia, nhằm buộc Kuala Lumpur ký kết các thỏa thuận khai thác chung, tuần duyên Trung Quốc vẫn gia tăng áp lực qua việc quấy nhiễu các giàn khoan, tàu tiếp liệu và tàu thăm dò của Malaysia.

vendredi 27 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bully


Hôm nọ, theo quy định của đại học tôi ghi danh học và thi một khóa học gọi là "Bully". Học thì ok, nhưng thi lần đầu thì rớt, vì trả lời sai một câu hỏi. Mà, quy định là phải đậu 100% mới được cấp chứng chỉ. Vậy là phải thi lại, và lần hai thì ok.

Qua khóa học này tôi dĩ nhiên học được nhiều điều nên có ghi lại để chia sẻ cùng các bạn.

Bully là gì? Bully được định nghĩa là một sự ngược đãi. Nhưng nó không đơn giản chỉ là ngược đãi bằng hành động tay chân, mà chủ yếu là ngược đãi về tinh thần.

jeudi 15 août 2019

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.

mardi 13 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính


(Reuters 13/08/2019) Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay 13/08/2019 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, không đầy một tuần sau khi rời đi đến Đá Chữ Thập. Reuters dẫn nguồn tin từ Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu cho biết như trên.

Chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng Bảy với nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, và dường như đã tiến hành khảo sát địa chấn tại vùng biển Việt Nam.

Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi EEZ Việt Nam ngày 7/8, nhưng nay quay lại với ít nhất hai tàu hải cảnh. Theo một trang Twitter chuyên về Biển Đông, tàu hải cảnh 35111 đã được thay thế bằng hải cảnh 45111, ở gần lô 06.01.

samedi 20 juillet 2019

Biển Đông : Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu

Tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 tự tiện hoạt động tại vùng biển Việt Nam. Ảnh chụp lúc ở Pakistan.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về « những hành động khiêu khích liên tục » của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. 

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : « Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực ».

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã « lưu ý » hồi đầu năm, « Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức đã ngăn chận các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên 2.500 tỉ đô la »

vendredi 28 juin 2019

Chiến hạm Canada bị tiêm kích Trung Quốc quấy nhiễu trên Biển Hoa Đông

Chiến hạm HMCS Regina (FFH334) của Canada. Ảnh minh họa.

Bộ Quốc phòng Canada hôm 27/06/2019 thông báo, hai chiến hạm của nước này, khi di chuyển tại hải phận quốc tế ở Biển Hoa Đông, hồi đầu tuần đã bị hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc bám sát ở cao độ rất thấp. Một trực thăng của Hải quân Canada còn bị một tàu đánh cá Trung Quốc chiếu tia laser vào. 

Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Canada, một tuần sau khi đi qua eo biển Đài Loan, chiến hạm NCSM Regina và tàu hộ tống Asterix, hôm thứ Hai 24/6 đang hướng về phía Bắc Triều Tiên, thì « hai chiếc Su-30 của Trung Quốc tiến gần ở khoảng cách chỉ có 300 mét và độ cao 30 mét ». 

Thông cáo nhấn mạnh : « Cho dù chiến hạm Canada luôn bị tàu chiến và máy bay của quân đội Trung Quốc theo bén gót sau khi thăm Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên bị áp sát như thế ». Được biết hai chiếc tàu Hải quân Canada sau khi thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, tiếp tục đến Đông Bắc Á, góp phần vào nỗ lực răn đe mọi vi phạm lệnh cấm vận Bình Nhưỡng.

vendredi 20 avril 2018

Ba chiến hạm Úc bị Trung Quốc quấy rối trên đường đến thăm Việt Nam

Khu trục HMAS Perth, chống tàu ngầm lớp Anzac của Hải quân Hoàng gia Úc.

Ba chiến hạm Úc trên đường đến Việt Nam trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm hữu nghị ba ngày, đã bị Trung Quốc gây khó dễ. Hãng tin Mỹ AP hôm nay 20/04/2018 dẫn lời thủ tướng Úc khẳng định Úc có « toàn quyền » đi qua Biển Đông, còn theo Reuters, phía Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc đã hành động « một cách chuyên nghiệp ».
Trang tin của đài ABC hôm nay cho biết, ba chiến hạm của Úc đã bị quân Trung Quốc thách thức lúc đang di chuyển trên Biển Đông. Một nguồn tin quân sự giấu tên nói thêm, các trao đổi với phía Trung Quốc là lịch sự nhưng « gay gắt ».