Affichage des articles dont le libellé est Ceausescu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ceausescu. Afficher tous les articles

vendredi 25 décembre 2020

Trần Trung Đạo -Từ Rumani đến Việt Nam


Ngày 25 tháng 12 cũng là ngày đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng sản Romania (Rumani) độc ác.

Ai chịu trách nhiệm cho khoảng 170 ngàn trẻ em mồ côi trong tổng số nửa triệu trẻ mồ côi trong cả nước đã bị chế độ cộng sản bỏ rơi ? Dĩ nhiên là vợ chồng Nicolae Ceaușescu. Nhưng chưa đủ.

Trách nhiệm, ngoài ra còn đặt trên lương tâm của những lãnh đạo chính phủ biết rất rõ tội ác của vợ chồng Nicolae Ceaușescu và có thể can thiệp, nhưng vì quyền lợi đã làm ngơ mặc cho Nicolae Ceaușescu thao túng. Đó cũng là một nhắc nhở cho thực tế cộng sản tại Việt Nam :

lundi 23 décembre 2019

Rumani tưởng niệm nạn nhân cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản 1989


Nến được thắp tối 22/12/2019 gần một đài kỷ niệm các liệt sĩ trong cuộc Cách mạng Rumani năm 1989 tại thủ đô Bucarest. Inquam Photos/Octav Ganea via REUTERS
Đăng ngày:

Khoảng một ngàn người hôm qua 22/12/2019 đã xuống đường tại Bucarest để tưởng niệm những người Rumani bị chết trong cuộc cách mạng tháng 12/1989, đòi hỏi đưa ra ánh sáng các sự kiện đẫm máu sau khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị lật đổ.

Những người biểu tình dành một phút mặc niệm tại quảng trường Cách Mạng, rồi thả hàng trăm quả bóng màu trắng tượng trưng cho « linh hồn của 1.142 người đã bị sát hại » cách đây 30 năm. Sau đó tên của các nạn nhân được đọc và chiếu lên tường của tòa nhà từng là trụ sở của Trung ương Đảng Cộng Sản Rumani
 AFP dẫn lời một người biểu tình cho biết « chính nhờ những người đã bị chết hồi tháng 12/1989 mà nay người Rumani được sống trong một đất nước tự do ». Một người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với « những thanh niên vô tội đã bị sát hại tàn nhẫn », « một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ ».

mercredi 20 mars 2013

Noël đẫm máu của Ceausescu (2)

Chiếc trực thăng chở vợ chồng Ceausescu chạy trốn.

« Con chim » (mật danh điện đàm của chiếc trực thăng) đáp xuống lần đầu tiên ở Snagov, phía bắc thủ đô, rồi 20 phút sau lại cất cánh để đi tìm một nơi trú ẩn an toàn. Nicolae Ceausescu chọn Targoviste, thành phố công nghiệp nằm cạnh một khu vực dầu khí, dưới chân núi Carpates. Cuối cùng chiếc trực thăng đậu lại giữa một cánh đồng nằm dọc quốc lộ số 7 ở Salcuta, cách một đơn vị quân đội vài cây số.

Lần đầu tiên đôi vợ chồng Tổng bí thư Rumani, trong trang phục sang trọng, giầy đánh véc-ni bóng loáng, mới thực sự tiếp xúc với thực tế của đất nước mà tài nguyên đã bị xuất khẩu để trả nợ, dân chúng đói khát. « Tôi đã cố lục soát trí nhớ, nhưng ngay cả trong một nước Pháp bị quốc xã chiếm đóng, tại Liên Xô hay một đất nước cộng sản nào khác mà tôi đã đến thăm, tôi chưa từng thấy cảnh khổ sở như thế ». Jean-Marie Le Breton, vào thời đó đang là đại sứ Pháp ở Rumani đã viết như thế trong cuốn sách « Hồi kết của Ceausescu, lịch sử một cuộc cách mạng ».

mercredi 26 décembre 2012

Noël đẫm máu của Ceausescu (1)

Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Ceausescu tại Rumani năm 1989.

(LND : Cuốn « Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài » do tuần báo L’Express và NXB Perrin phối hợp phát hành vào tháng 10/2012, tập hợp 24 bài viết chọn lọc của các nhà sử học và nhà báo nổi tiếng của Pháp, do Diane Ducret và Emmanuel Hecht chủ biên. Từ Mussolini, Hitler, Stalin cho đến Mao Trạch Đông, Tito, Ceausescu, Pôn Pốt, Saddam Hussein, Ben Ali…cuốn sách phác họa lại một nửa thế kỷ với những cuộc đảo chính, nổi dậy, âm mưu, các cuộc tàn sát, sự dối trá của các chế độ cầm quyền, và đặc biệt là sự cáo chung của các nhà độc tài. Trước hết xin phép giới thiệu với độc giả bài viết của Marion Guyonvarch và Eric Pelletier về mùa Noël đầy khói lửa năm 1989 tại Rumani).

Năm 1989, khi các « cuộc cách mạng nhung » liên tiếp diễn ra ở Đông Âu, « Conducator » Ceausescu vẫn điều hành Rumani với bàn tay sắt. Nhưng các cuộc nổi dậy ở Bucarest ngày 21/12/1989 đã làm đảo lộn tất cả. Bốn ngày sau đó, nhà độc tài và vợ đã bị xử bắn sau một phiên xử chớp nhoáng.