Affichage des articles dont le libellé est Số phận. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Số phận. Afficher tous les articles

mardi 10 décembre 2024

Trung Bảo - Miền Tây và những phận người trôi dạt

Miền Tây chưa khi nào hết thu hút người ta.

Nếu thế hệ 8x người ta đọc Nguyễn Ngọc Tư và thổn thức với Cánh Đồng Bất Tận, hay xa hơn nữa là những câu chuyện về một miền Tây khẩn hoang của Sơn Nam, của Đoàn Giỏi… thì thế hệ Gen Z bây giờ lại có Lê Tuấn Khang.

Không còn đến với người ta qua những trang sách đầy trí tưởng tượng mà rất trực quan bằng những clip nửa hài nửa quảng cáo, Lê Tuấn Khang và các “diễn viên” của anh đem lại đúng cái người ta mường tượng về miền Tây: nghèo, thật thà, hiền lành, thích tiệc tùng ăn nhậu.

dimanche 1 décembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Số phần chung

 

Thập niên 1980, người Việt xuất ngoại được thế giới đối xử như với những dân tộc bình thường khác. Bước sang thập niên 1990, tình cảm và cách ứng xử của họ có khác, không được như trước.

Việc này có lẽ bắt đầu khi báo chí Canada lên tiếng vào thập niên 1990, về việc người Việt di tản sang Canada trồng cần-sa trong nhà riêng. Càng về sau, mức độ tôn trọng người Việt càng giảm, điều này những người nhạy cảm dễ nhận ra.

Thực trạng đáng buồn này được phản ánh phần nào qua chỉ số Henley đo độ mạnh của hộ chiếu (passport) một quốc gia. Công dân cầm hộ chiếu mạnh có thể nhập cảnh nhiều quốc gia khác mà không cần thị thực (visa), người cầm hộ chiếu yếu thì phải cần thị thực để nhập cảnh. Hộ chiếu Việt Nam rất yếu, so sánh với các quốc gia trong khối ASEAN, năm 2024, hộ chiếu Việt Nam chỉ mạnh hơn Lào và Miến Điện, yếu hơn, thua xa tất cả các quốc gia còn lại, kể cả Cam-pu-chia!

mardi 19 novembre 2024

Nguyễn H. V. Hưng - Một số phận độc đáo và đau buồn

 

(Kể về cô sinh viên Nguyễn Hoài Phương)

Từ lâu, một câu hỏi không chịu buông tha tôi: “Có số phận nào vInh quang mà không cay đắng không?”. Có khi, tưởng chừng tôi đã có câu trả lời, nhưng sự việc lại tuột đi.

Cuộc đời đưa đẩy tôi tới việc viết bài này. Một cách tình cờ, tôi nhận ra mình có lẽ là người duy nhất (?) có thể kết nối những mảnh hiểu biết của mỗi người trong cuộc. Tuy ở trong cuộc, nhưng chưa chắc họ đã nhận ra.

lundi 11 novembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Chia tay bạn Hồ Quang Ảnh

 

Đôi lời : Đăng bài vì dù là tâm sự riêng của tác giả, nhưng cũng cho thấy sự khủng khiếp của một thời chủ nghĩa lý lịch.

“Chiều nay một dấu than buông dứt!

Đinh đóng vào săng, tiếng trả lời…” (Vũ Hoàng Chương)

Cuối cùng sau những ngày đau đớn bạn Hồ Quang Ảnh đã ra đi. Vậy là bạn đã được giải thoát như bạn mong muốn. Chia tay một người bạn cùng lớp, cùng bên trời lận đận, một trong bốn thằng cùng lớp sống ở Sài Gòn. Giờ bạn đã an nhiên nơi vĩnh hằng và tro cốt bạn sẽ về với quê hương mình, hòa vào nước Đầm Thị Nại.

vendredi 2 août 2024

Trung Dũng - "Anh Út phụ người"


Đây là anh Út Công. Thợ hồ Củ Chi, đang láng cái sân cho mình.

Anh Út kể, trước 1975, anh là kép trong một đoàn cải lương.

Sau thời gian tham gia một số vai phụ vớ vẩn, vì có tài nên anh được ông bầu cho sắm vai chánh (một vị quan lớn). Từ bữa đó, anh Út siêng năng tập luyện vì nghĩ đời mình sắp thay đổi, lên hương...Đùng một cái, quê hương "được" giải phóng.

jeudi 4 juillet 2024

Vương Trọng - Hoàng Cát là thế


Tôi quen Hoàng Cát từ năm 1972, khi học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Lớp học được triệu tập từ đầu tháng 10, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, đi lại khó khăn nên học viên về rải rác, có người chậm đến ba tháng, nên hầu như tuần nào cũng xuất hiện thêm học viên mới.

Bữa trưa chúng tôi thường ăn đứng dưới giàn nho. Một lần vì thấy thức ăn quá "khiêm tốn", có người nói rằng ăn uống như thế này thì không nên đi học, tiếp đó ý kiến lan rộng, anh em đùa nhau bàn chuyện viết bài Phản chiêu sinh (nhại Phản chiêu hồn của Nguyễn Du) và mở đầu bằng câu: Sinh ơi, sinh đừng về!

Trong số người tham gia "hăng hái", tôi chú ý tới một anh nói tiếng Nghệ, trán cao, mắt đa tình, da trắng, người trông thư sinh, đẹp trai. Đó là Hoàng Cát. Tuy cả hai cùng nội trú, nhưng tôi ở khác phòng. Hơn nữa, trước đó tôi chưa được đọc thơ của anh, cộng thêm cái bản tính tôi làm quen rất chậm, nên hàng ngày chỉ gặp anh khi lên lớp và bữa ăn, chúng tôi chưa có dịp nói chyện riêng. Và trong mấy tuần đầu, tôi không hề biết anh là thương binh cụt chân, phải đi bằng chân gỗ. Là vì bước chân của Hoàng Cát bao giờ cũng ngay ngắn, đàng hoàng, không hề khập khiễng một chút nào.

mardi 28 mai 2024

Nguyễn Tiến Tường - Vài dòng tư niệm

Một cậu trẻ vào Facebook mắng tôi rằng anh chỉ là một thằng chém gió, anh không bao giờ đi chùa để hiểu rằng đạo Phật là nhân quả, nghiệp báo.

Tôi cười thầm. Quả nhiên là tôi chưa bao giờ đi chùa, trừ khi có việc hiếu sự tang chế của người khác. Tôi cũng không hề thuộc một câu kinh nào cả.

"Nhân quả, nghiệp báo" không chỉ là đạo Phật mà là quy luật vận hành của cả vũ trụ này. Còn đạo Phật là gì vậy? Một ngày đẹp trời thái tử Tất Đạt Đa đi ra bốn cửa thành, thấy người già bệnh chết. Ông bắt đầu suy niệm về cuộc sống, rồi ông bỏ cung điện mà đi.

dimanche 26 mai 2024

Làn - Người nghèo hay xui

 

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà trọ chật hẹp, trong một con ngách nhỏ ngoằn ngoèo, trong một con ngõ chật kín chen chúc.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu bí rìn rịt, muốn lên được phải trèo qua hàng chục bậc cầu thang tối như hũ nút chật ních.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà chung chủ, bị giới hạn thời gian giờ giấc, chung đụng với người khác từ khoảng sân, cái nhà vệ sinh hay cái hiên nhà. Sống trong nhà nhưng cứ phải nhìn trước ngó sau cố gắng không ảnh hưởng tới ai mà nín thở mong đừng ai ảnh hưởng tới mình.

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

samedi 27 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa !

Có lần vì một việc gì đó tôi gọi anh muốn gặp, anh nói "Bổn đến trước cổng chợ Trần Hữu Trang, mình giữ xe ở đó".

Tôi đến, nắng giữa chiều Sài Gòn bạo liệt, anh mặc cái áo cũ màu chàm, đội nón lá, cười với tôi nhưng tay quệt mồ hôi. Hình như anh có vài chục năm giữ xe ở đây. Trong hàng trăm ngàn người đến ngôi chợ thuộc Phú Nhuận đó, có ai biết người đàn ông dong dỏng cao, có nụ cười tươi, dắt xe cho khách kia là một nhà thơ đã nổi tiếng tại miền Nam từ trước biến cố 1975 !

"Mười năm ch không tri k

Ta đng thu thân mt ni bun

Sáng bnh mt ra ngi đc m

Chiu v tra vn ly lương tâm

samedi 29 juillet 2023

Lê Học Lãnh Vân - Số phận một kiếp người, một quốc gia

 

Những năm xa lắm rồi, khoảng sáu mươi năm trước, khi các con hẻm của khu Bàn Cờ còn rộng, đường đất chưa lát xi măng. Tụi tui đang thời tiểu học, buổi sáng trời còn mờ tối, tay xách cặp, bình mực, vừa đi tới trường vừa lần theo tiếng dế trong bụi cỏ. Một đám học sinh ríu rít, an hòa, không biết những ngày yên bình đang bị mất đi…

Nhiều sinh viên từ các tỉnh vào Sài Gòn học, thuê chỗ ở trong các con hẻm đó. Các anh chị dễ thương, tổ chức các buổi vui chơi cho đám nhỏ như đánh cầu, tạt lon… mà tụi tui tham gia hết mình, tay quệt mồ hôi trán chân nhảy lò cò. Còn nhớ một chị, lớn hơn tui năm sáu tuổi gì đó, đứng trước nhà ngó tụi tui chơi cười mủm mĩm.

Quay đi quay lại, quân Mỹ đổ bộ Miền Trung, dù còn nhỏ tui cũng cảm thấy cuộc sống nóng hơn, thức ăn mắc mỏ hơn, chị kia trổ mã trắng da dài tóc được một anh dẫn đi đâu mất! Ông già chị bắc ghế chửi ra rả cuối xóm còn nghe. Vài bữa sau an ninh tới hỏi thăm, ông già hết chửi. Ông anh trong nhà nói thằng cha ngu quá, con ổng vô bưng chống chánh quyền, càng lớn tiếng chửi thiên hạ càng biết. Bà chị nói vô bưng mà dắt nhau xà nẹo còn đâu thì giờ kháng chiến.

lundi 1 mai 2023

Lê Đức Dục - Ngẫm khúc 30 tháng Tư

1.

VĨ TUYN

Nếu hip đnh Geneve không cht kèo ngay vĩ tuyến 17

Mà kéo vào vĩ tuyến 16 đèo Hi Vân

Nhng ông cu tôi có th đã là lit sĩ

Không phi là t sĩ phía bên kia xao xác m phn

samedi 29 avril 2023

Đỗ Trung Quân - Tháng tư, lời muộn phiền của người 68 tuổi

ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bốn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng

một năm chiến trường biên gii K máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan 

dù không nhà đa ch

dimanche 15 janvier 2023

Phan Thúy Hà - Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn

 

Viết sách về người thật mình có nỗi khổ tâm. Là khi nghe tin họ ra đi. Mình luôn bị day dứt, mà không hiểu mình day dứt vì điều gì. Các nhân vật trong sách mình nhiều người khổ quá. Khổ tinh thần đã đành, tiền bạc cũng không có, bệnh tật nữa.

Hôm nay, “Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn”.

Những dòng cuối trong bài viết về chú là những giọt nước mắt.

lundi 2 janvier 2023

Bùi Chí Vinh - Suy nghĩ từ vụ đứa bé rơi xuống trụ bê-tông sâu 35 mét

 

Nghèo quá mi rơi xung tr bê tông

Nếu giàu thì đâu có vy

Nếu là con cán b thì gi này đang nhún nhy

Trước gameshow ng kính truyn hình

Nghèo quá mi sinh ra xã Phú Li huyn Thanh Bình

Mười tui ch nng 23 ký

Thân th còm nhom như căn nhà trên đường đê Tân M

Còm nhom đến mc đ lt thm vô tr bê tông mt cách d dàng

Tuấn Khanh - Số phận một đứa bé và hình ảnh một quốc gia

 

Nhin hiện trường của vụ em bé 10 tuổi lọt ống hẹp, sâu 35 mét ở Đồng Tháp mà não lòng.

Hình ảnh đau đớn của một quốc gia thích rùm beng những niềm tự hào ở chỉ số và son phấn, nhưng loay hoay vụng về ở đời thường là đây chứ đâu?

Cách giải cứu một trẻ nhỏ trong các điều kiện khó khăn, các quốc gia khác đã từng trải qua. Luôn học hỏi và có đủ kinh nghiệm, tạo thành những nhóm giải cứu có lập kế hoạch, sẵn sàng được quyền triệu tập các nguồn lực đúng, cần thiết. Cứu hộ được gắn liền với lực lượng cứu hỏa ở mọi nơi.

mercredi 23 février 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Chuyện Ukraine và Nga

(NCTG 22/02/2022) “Chợt thấy số phận của Ukraine, ôi sao có không ít điểm tương đồng với Việt Nam của tôi!”.

Cứ thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần, mờ sáng tôi lại chở vợ đến chỗ làm, tại trường đại học, nơi tôi từng học và làm việc. Thông thường, nơi tôi dừng xe để nàng xuống lại sát phòng làm việc cũ của một người bạn thân, rất thân của tôi.

Bạn tôi mang trong mình những ba dòng máu: Triều Tiên, Nga và Algérie. Ông ngoại của anh ta là người Nga, bị Stalin đày biệt xứ, lang bạt đến tận vùng Trung Á, gặp bà ngoại, người Triều Tiên. Họ có với nhau vài đứa con, trong đó có người, sau này, phải một lần nữa, ly tán do chính sách lưu đày khắc nghiệt của Stalin. Mẹ của bạn tôi, sau này quay về Moscow để học, đã phải lòng một chàng sinh viên người Algérie cao ráo, đẹp trai và học giỏi.

jeudi 25 novembre 2021

Nguyễn Một - Một liên tưởng kỳ quái !


Sáng nay lướt báo thấy nhiều bài đăng chuyện một người từng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng, than khóc chuyện “nghèo khổ vợ con bỏ đi”. Đây không phải lần đầu, trước đây sau khi kể khổ anh đã được giúp đỡ nhiều lần với số tiền bằng cả gia tài của người khác.

Tôi nhớ trong bút ký có tựa “Số phận hình tam giác, quẻ vị tế và một con người” tôi mở đầu:

“Những tháng năm cơ cực của thời điểm đất nước sau 1975, trôi qua chậm chạp trên vùng đất bán cao nguyên Long Khánh. Những vết thương chiến tranh băm nát bộ mặt tỉnh lỵ nhỏ bé này.

mardi 14 septembre 2021

Tiểu Vũ - Phía sau 12.220 số phận

 

Hơn ba tháng nay, cứ mỗi chiều tối bản tin Covid-19 Bộ Y tế thống kê số ca nhiễm, số ca chữa khỏi xuất viện, số người tử vong...Bản tin với những con số khô khốc khiến cho người ta cũng dần chai lì đi cảm xúc, bởi nó lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Thế nhưng không ai có thể đong đếm được bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu đau thương tan nát phía sau con số 12.220 người chết ở Sài Gòn.

Bao nhiêu gia đình đã tan nát vì kẻ mất người còn? Bao nhiêu đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, bao nhiêu số phận long đong vì mất đi trụ cột lao động chính của gia đình? Con mất cha, vợ chồng mất nhau, cháu mất ông bà. Anh chị em cùng một nhà giờ phải chia lìa nhau vĩnh viễn.

Phạm Lan Phương - Từ bao giờ, trở về quê nhà lại thành tội đồ ?

 

Nếu chúng ta cần một câu chuyện cảm động đến mức phải rống riết tưởng tượng ra bác sĩ Khoa thần thánh rút ống thở để làm quay quắt trái tim hàng ngàn người, thì có lẽ video 15 người ngồi trong chiếc xe đông lạnh để về quê này xứng đáng khiến ta phải rùng mình hơn tất cả.

Trong video clip mà VnExpress đăng, họ nằm ngồi giữa đống hành lý ngang dọc, khúm núm đeo khẩu trang. Bước xuống xe, vài phụ nữ lảo đảo. Một em trai chừng bảy tám tuổi phải được cha bế xuống, dáng người gầy gò. Họ tìm đường về quê, tay cầm lăm lăm những tờ giấy xét nghiệm âm tính. Báo Tiền Phong viết “ yêu cầu cả ba lái xe đưa người quay về nơi xuất phát”.

Những bài báo xuất hiện liền tiếp nhau trên Google tìm kiếm, với những cái tựa đầy hàm ý tội đồ: “Nhét 15 người, cả trẻ em trong thùng xe đông lạnh để 'thông chốt' về quê”, “15 người trốn trong xe đông lạnh để về quê”, “Sốc: 15 người có cả trẻ em trong thùng xe đông lạnh 'thông chốt’.