Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

jeudi 1 février 2024

Thái Hạo - Các cơ quan chức năng cần xác minh một số thông tin về trường THCS Trần Mai Ninh

 

Mấy ngày qua, sau khi anh Hoàng Tuấn Công phản ánh sự việc “chào ô tô” ở trường Trần Mai Ninh (thành phố Thanh Hóa) và gây bão trên mạng cũng như báo chí nhà nước, thì tôi cũng nhận được nhiều thông tin liên quan đến trường này từ nhiều người. Nhất là sau cuộc “ra quân” của giáo viên và học sinh Trần Mai Ninh tỏa đi khắp nơi để bao biện và chửi bới trên mạng.

Dưới đây là một trong số đó. Tôi đăng lên vì thấy tính chất nghiêm trọng của nhiều nội dung và để đề nghị các cơ quan chức năng của Tỉnh xác minh.

Nếu thông tin này không chính xác thì may mắn cho học sinh và giáo dục tỉnh nhà, đồng thời cũng dập tắt những đồn đại không đúng sự thật đang len lỏi âm thầm nhưng mãnh liệt trong dư luận. Còn nếu thông tin là chính xác thì cần kịp thời có biện pháp xử lý để lập lại kỷ cương, trả lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục.

Nguyễn Xuân Văn - Hiệu trưởng trường Trần Mai Ninh không “bình thường”

Thấy gì từ việc "nhóm quần chúng tự phát" chửi bới Hoàng Tuấn Công và những người lên tiếng về sự việc tại trường Trần Mai Ninh ?

Thầy trò trường Trần Mai Ninh phần lớn là con ông cháu cha, giàu có, có thế lực cả. Không có lý do gì họ không cho mình là “đẳng cấp” cả. Hiệu trưởng trường này chắc không phải dạng “bình thường”.

Bà Hiệu trưởng đã gặp giải thích và hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa). Khi Hoàng Tuấn Công đã ẩn bài, thì nhóm “tự phát” gồm thầy cô, học sinh, phụ huynh quay cờ chửi bới anh và những người lên tiếng.

Hoàng Tuấn Công - Trở lại vụ "học sinh cúi chào ô tô" ở trường Trần Mai Ninh

Các cụ ta dạy rằng “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “Giơ cao đánh khẽ”.

Thế nên dù không đồng ý với lời giải thích của bà Hiệu trưởng trường THCS Trần Mai Ninh, nhưng tôi vẫn tạm đóng bài viết có 4 clip “cúi chào ô tô”, sau khi bà Hiệu trưởng hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa).

Tôi cũng nghĩ rằng, chống chế là cái bệnh của những người phạm lỗi, và mình cũng không nên cậy “thế thượng phong” mà dồn người ta vào chân tường. Thế nhưng, “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.

mercredi 31 janvier 2024

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

Trung Sơn - "Điểm sáng"

Nghĩ về chuyện chào hỏi nhân việc đọc tin ở một trường học ở miền trung Việt Nam.

Học sinh trong đội cờ đỏ phải túc trực ở cổng trường để cúi gập người chào khi các xe hơi chở các cá thể thầy cô giáo đi qua trong thời tiết rất lạnh, nhiệt độ chỉ xung quanh 11°C...

Chuyện cúi chào xe ô tô chở sếp đi qua cổng thì không lạ. Ai ở Hà Nội mà muốn chứng kiến xin mời ghé đến cổng mấy doanh trại quân đội, công an có nhiều trên các phố... Chỗ nào cũng vậy, mỗi khi xe sếp đến là cổng được mở sẵn, lính gác thì đứng nghiêm như gác lăng.

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

Hoàng Tuấn Công - Thông tin mới về việc học sinh đứng “cúi chào ôtô” ở Trường THCS Trần Mai Ninh

 

Đôi lời : Báo nhà nước đã nhanh chóng ăn theo mạng xã hội, nhiều tờ báo hôm nay đã đăng lại sự việc kèm theo giải trình, nhưng bên dưới rất nhiều bình luận phê phán nhà trường. Riêng TM cảm thấy việc tác giả cho ẩn đi những clip đã chia sẻ hôm qua có phần thiếu tôn trọng người đọc và những người đã lên tiếng giúp, mong bạn đọc của trang thông cảm cho vậy.

Sáng nay, bà Trần Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Mai Ninh đã đến gặp tôi và giải thích:  “Việc phân luồng giao thông của nhà trường đã có từ nhiều năm nay sau khi có công văn của Tỉnh ủy, mục đích tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn cho học sinh”.

Chuyện học sinh cúi chào khi có ôtô ra vào, theo bà Hiệu trưởng, nhà trường không bắt buộc học sinh làm điều này:

lundi 29 janvier 2024

Hoàng Tuấn Công - Bắt học sinh cúi chào ô tô trong giá rét

 

Ông anh có đứa cháu học ở trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa cho biết, trường có hai cổng. Cổng phía đường Lê Quý Đôn dành cho học sinh đi, còn cổng phía đường Hàn Thuyên chỉ giáo viên mới được phép ra vào. Học sinh nào vào sẽ bị ngăn lại, bắt đi cổng kia. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị kỷ luật.

Tuy nhiên hàng ngày phía cổng Hàn Thuyên vẫn có hai học sinh trong đội Cờ đỏ phải đứng túc trực từ lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30. Mỗi khi có xe ô tô của giáo viên đi vào, thì hai em Cờ đỏ đều phải gập mình cúi chào.

Công việc “cúi chào ô tô” (từ trong nguyên văn) này chỉ kết thúc chừng 15 phút sau khi trống trường vào học. Nghĩa là các em phải đứng khoảng chừng một tiếng đồng hồ, bất kể trời mưa gió rét mướt ra sao.

mardi 19 décembre 2023

Hữu Phú - Tệ đến thế là cùng, mà không phải bây giờ mới tệ !

 

Đọc tin trên báo thấy ông hiệu trưởng một trường phổ thông bán trú ngoài Bắc tham nhũng trên cả những khẩu phần của những em học sinh người dân tộc thiểu số của trường.

Ăn chặn từng gói mì gói, quả trứng, bó rau, bữa ăn sáng của các em bé thuộc diện được Nhà nước bảo trợ !

Trưa nay, vợ chồng tôi ngồi ăn cơm. Vừa đưa đũa cơm trắng lên miệng, vợ tôi vừa nhắc : “Nhớ hồi xưa, mỗi lần nấu cơm là phải ngồi lựa ra cả đống bông cỏ với sỏi. Có mấy lon gạo mà có khi bông cỏ với sỏi lựa ra gần cả chén... Không biết vì sao mà hồi đó bông cỏ với sỏi có trong gạo nhiều quá!”.

lundi 18 décembre 2023

Mai Quốc Ấn - Tương lai đất nước

 

Lãnh đạo ngành giáo dục hay lãnh đạo địa phương thường nói về trẻ em là “tương lai của đất nước”, như thuộc lòng.

Nhưng câu chuyện “tương lai đất nước “ của Việt Nam ở Lào Cai ăn mì tôm lõng bõng với cơm mà không có thịt cá, và phải viết lên lá cây vì không có giấy cho ta thấy một điều khác.

Phải nhờ đến một phóng sự của VTV24 với đầy đủ hình ảnh được quay chân thực, Lào Cai mới có cuộc họp xác minh và ra kết luận là sự việc có thật.

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn !

 

Tình trạng ăn chặn khẩu phần ăn của học sinh vùng cao rất phổ biến chứ không riêng gì ở trường Hoàng Thu Phố 1 Lào Cai.

Tiêu chuẩn nhà nước hỗ trợ cho các cháu học sinh vùng cao là 125 triệu.

Nhưng theo phóng sự: “Bất thường bữa ăn bán trú trong ngôi trường khang trang tại Lào Cai” được phát sóng trong chương trình “Chuyển động 24h” ngày 16.12 cho thấy 11 học sinh chia nhau 2 gói mì tôm chan với cơm và rau đã hư thối.

samedi 9 décembre 2023

Hương Nguyễn - Có học trò hư hay không ?

 

Nhớ những năm tháng đói khổ sau 1975 của miền Nam...Tôi học hai năm lớp 6,7 ở trường nữ trung học Gia Long. Sau 1975, tôi phải chuyển trường về một nơi xa xôi của huyện Thủ Đức là trường Nguyễn Trường Tộ.

Thời ấy, lũ học sinh chúng tôi cơm ăn không đủ no, phải ăn độn khoai mì, rau lang, rau muống... Vậy mà đến trường lại dư năng lượng để quậy phá.

Tôi được thầy chủ nhiệm cho làm lớp phó học tập. Còn lớp trưởng thầy cho bình bầu. Vậy là đám nghịch phá dùng số phiếu chiếm đa số bầu lên "đại ca" của mình làm lớp trưởng. Đa số học thì dở, quậy phá thì nhứt trường.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

vendredi 8 décembre 2023

Học sinh đánh cô giáo ở Tuyên Quang: Phụ huynh bênh chằm chặp, hiệu trưởng đòi xử lý cô giáo!

Đây là những gì trên báo Tuổi Trẻ sáng nay:

“Việc tôi bị nhốt trong lớp, đuổi hay chửi, đấm vào lưng giữa sân trường diễn ra thường xuyên. Một số học sinh quây tôi vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt tôi. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống đất doạ nạt, chửi tôi. Có bạn còn thọc gậy vào bộ phận sinh dục của tôi”.

Đọc đến đây, tôi lạnh toát người. Thực sự là không quá khó tin sau khi xem clip và nghe từ trong clip những ngôn từ bẩn thỉu nhất mà một học sinh nam lớp 7 nói với cô.

Em này có phụ huynh tên Hương, cũng là em học sinh cầm ghế phang lại cô giáo, rồi lăn đùng ra giữa lớp hô hoán là bị cô giáo đánh. Bà Hương, mẹ của học sinh này, hôm nay phát ngôn trên báo là “Cô có thế nào con tôi mới vậy. Cô đánh con tôi thì con tôi đánh lại”.

jeudi 7 décembre 2023

Đỗ Việt Khoa - Chuyện giáo viên đánh học sinh và học sinh đánh giáo viên ở địa phương tôi

 

1) Trường THPT Ng. Tr xảy ra ít nhất ba vụ đánh giáo viên

- Giáo viên (GV) Thai dạy Hóa có vấn đề về tâm thần, nóng nảy mất kiểm soát ngôn từ, đánh học sinh, cuối cùng thì bị học sinh đánh lại vài bận.

- GV Huong mắt rất kém, dạy Toán. Cứ học sinh này mất trật tự thì đánh nhầm sang học sinh khác. Lớp trưởng can thì đánh luôn lớp trưởng. Kết quả bị các nam sinh lao vào đánh, khiêng lên văn phòng bàn giao cho hiệu trưởng và dọa : Nhà trường mà để giáo viên này lên lớp là chúng em đánh tiếp. Chán chường, GV này xin chuyển về trường THPT Va.T.

- GV Hoa dạy Lý. Vừa mới bị học sinh đánh vài bận vì nóng nảy, chửi bới nói năng vung vít, đánh học sinh.

mercredi 6 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu ?

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức.

Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức, chứ càng lên cao thì càng ít, và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm...

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

Nguyễn Thông - Xuống đáy rồi

 

Nước Nam ta từ khi có nền giáo dục tới nay, chưa bao giờ nó (giáo dục) lại xuống cấp tận đáy thảm hại đến thế.

Cả lớp xúm lại đánh chửi cô giáo, thì đạo đức của học trò đã được cắt giảm về 0. Trước khi hứa với thế giới giảm phát thải ròng carbon về 0 thì hãy cố vực đạo đức xã hội lên số dương đã, đảng ạ.

Dù thầy cô gây lỗi gì chăng nữa, nhà trường cũng đã mạt hết mức. Giờ thì thấy hệ quả của việc chê bai và tháo bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay bằng "Sống học tập, làm theo..." trong nhà trường.

Hoàng Nguyên Vũ - Chữ “lễ” ta để mất, đừng hỏi tại sao con cái chúng ta không có lại nó!

 

Tôi đã từng rất lo sợ mình sẽ không dạy nổi một đứa trẻ, khi chứng kiến thế hệ tiếp theo trưởng thành trước mắt mình với những thứ dang dở mà xã hội để dấu ấn lên chúng.

Không ít những đứa trẻ xung quanh tôi từng rất ngoan, từng được tạo mọi điều kiện, từng được ăn học tử tế…Thế rồi khi thành người lớn, chúng thành một phiên bản khác đến ngỡ ngàng.

Có lần tâm sự với một phụ huynh của chúng, tôi nghe đầy tai những than phiền và đổ lỗi. Thậm chí đổ lỗi cho công nghệ, cho mạng xã hội. Tôi bực mình: “Chị cũng lên phây, cũng chửi nhau ầm ầm trên đó; cũng khen một người nào đó một cách quá lố trên đó; cũng làm màu làm mè trên đó. Vậy lấy điều này ra đổ lỗi cho sự khác biệt của con mình, có công bằng với chúng không?”

Võ Khánh Tuyên - Khi những chuẩn mực chỉ là hình thức

 

Nếu so sánh các thế hệ học sinh bây giờ với đời trước, sẽ thấy mọi việc có vẻ chỉn chu, quy củ, chuẩn mực hơn nhiều. Đồng phục tối đa từ quần áo, ba lô, giày dép, bao tập vở...thậm chí cả áo lót của nữ sinh.

Hoặc đơn giản chỉ là hành động dong tay xin phát biểu thôi cũng đã thấy rõ sự tiêu chuẩn hóa rồi. Nó phải là cánh tay trái với khuỷu tay tì trên mặt bàn, phải vuông một góc 90 độ so với mặt bàn, năm ngón tay xòe đưa thẳng.

Hehe, đôi khi bàn tay chỉ được cụp xuống trong những tiết có dự giờ, là tín hiệu để giáo viên nhận biết được là "em không biết câu trả lời, cô đừng kêu em", dù 100 % học sinh dong tay cho xôm tụ.