Affichage des articles dont le libellé est Thái Hạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thái Hạo. Afficher tous les articles

vendredi 20 décembre 2024

Thái Hạo - Không đơn độc trong cuộc chiến chống cái ác

 

Chiều ngày 5 tháng 12, đọc thấy tin Hội Nhà văn bổ nhiệm Lương Ngọc An vào chức Phó tổng biên tập tạp chí Nhà văn & Cuộc sống. Sau phút kinh ngạc, lúc tôi đang ngồi vào gõ mấy dòng thì anh Hoàng Tuấn Công gọi điện, cũng vì kinh ngạc trước tin ấy.

Sau khi tôi đăng bài được vài giờ, tôi và anh Công nhắn tin với nhau. Anh Công hỏi, “Quan điểm của Thảo Phương thế nào chú?”. Tôi nói “Em chưa nói chuyện với chị ấy về vụ này, nhưng chắc chắn chỉ sẽ lên tiếng”.

Và đúng thế, suốt từ ngày hôm sau đến nay, Dạ Thảo Phương (DTP) đã liên tục lên tiếng.

vendredi 22 novembre 2024

Thái Hạo - Thế giới hoang tàn

Con thuyền nhỏ này đã đậu trên quãng sông trước nhà tôi từ ngày tôi bé.

Ở đó từng có 6 đứa trẻ ra đời, và nay họ đều đã trưởng thành, có người học đại học và định cư Hà Nội. Tất cả đã có gia đình, có cuộc sống bình thường. Giờ còn hai ông bà, vẫn nghề chài lưới.

Tôi hỏi bác trai, nay tôm cá nhiều không. Bác nói, vài mươi năm nay không ăn thua nữa. Ngày xưa, mỗi đêm kéo đáy có khi hàng tạ rạm, nay thì hết rồi, bữa nào may lắm thì vài cân, con bé tí, gầy đét. Tôm cá cũng kiệt. Rác nhiều quá, có đêm dậy thấy đầy một đáy rác, lôi được lên là muốn phát khóc. Ô nhiễm, nước đen ngòm. Rồi giã cào, nổ mìn, kích điện..., không còn gì.

jeudi 21 novembre 2024

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

samedi 16 novembre 2024

Thái Hạo - Giáo dục: Không khó


Tôi cho là thế. Đầu tiên phải xác định rõ mục tiêu: Học để làm gì, được gì.

Học để khỏe, để vui, để có những kiến thức hữu ích, để biết làm những việc thiết thực, học để trở thành một con người biết tư duy, có viễn kiến và xác lập các giá trị nền tảng của văn minh. Cứ chiếu vào đó, cái nào chưa có thì thêm vào, cái nào vô ích thì bỏ đi. Những kiến thức hàn lâm, xa rời thực tế và cả đời không dùng đến, hãy loại trừ.

Thể dục thể thao, các hoạt động văn hóa nghệ thuật phải được đặt lên vị trí quan trọng. Chú trọng đến thực hành, làm việc nhóm, tạo ra sản phẩm, tổ chức trường học thành một xã hội sống động chứ không phải chỉ là nơi nhồi kiến thức giáo điều. Biết và thực hành các quyền công dân, quyền con người thông qua thực hành dân chủ trong trường học, trên cơ sở giá trị tiến bộ của thế giới.

jeudi 14 novembre 2024

Thái Hạo - Cần dẹp loạn săn bắt chim trời


Những hình ảnh này tôi chụp trên và bên cánh đồng muối (nay đã bỏ không và một phần đã bị chuyển thành các lô nuôi tôm) của xã biển Hải Châu thuộc Nghi Sơn - Thanh Hóa, ngày 10/11/2024.

Phóng to lên, sẽ thấy những con cò, con vạc hay diệc (?) đang đứng trên những cái cọc, đó là chim mồi đang đứng giữa những cái bẫy. Luôn có những cái chòi bên cạnh, có cái nhìn khá kiên cố.

Tôi hỏi một người dân thì được biết, chúng đã ở đây từ lâu. Hai hình cuối, trên những cây sào ấy là lưới đang giăng, cũng để bắt chim. Đầy những hàng lưới như thế, giăng ngang dọc.

mercredi 13 novembre 2024

Thái Hạo - Nỗi đau

Năm 2016 lúc đang đi dạy trong Nam, ở một cuộc hội nghị (?) do tỉnh tổ chức, vinh danh trí thức trẻ xuất sắc, tôi được mời. Được nhận cái kỷ niệm chương và ít tiền thưởng (không nhớ là bao nhiêu).

Xong cuộc, mọi người tự tách ra và đi ăn uống theo nhóm, tùy theo các mối quan hệ. Tôi đi cùng trường tôi (có hiệu trưởng đi cùng) và một số giáo viên ở các trường khác nữa. Mọi người dẫn nhau vào một quán karaoke, tôi nhớ hình như tên nó là Hoa Quả Sơn.

Một nhân viên được gọi vào, lát sau có mấy cô gái tiếp viên, ăn mặc hở hang, xuất hiện. Cái này tùy theo nhu cầu, ai muốn thì gọi. Có vài giáo viên trẻ từ chối, chắc do ngại và chưa quen, chưa trải đời. Tôi cũng lắc đầu từ chối.

samedi 26 octobre 2024

Thái Hạo - Kính nhi viễn chi !

Sáng dậy, mở điện thoại, đã thấy một người anh nhà báo gửi cho bài viết nói về “đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc xong, tôi nhắn lại “Điên rồ. Vô vọng!”.

Vô vọng với Bộ Giáo dục! Người hoạt động cách mạng trước 1945, nếu còn sống thì ít nhất cũng phải 90 tuổi rồi (nếu họ hoạt động khi mới 10 tuổi). Một đề xuất hoang đường và phi thực tế như thế mà Bộ cũng nghĩ ra được, thì còn hy vọng gì nữa?

Khi bị dư luận phản ứng, thì Bộ biện minh rằng, con đây là tính cả con nuôi! Ừ, cứ cho là như thế đi, thì cái tư duy này vẫn không vì thế mà ít độc hại hơn. Vì sao? Vì nó thể hiện một não trạng rất tai hại trong tư duy giáo dục, cái tư duy mà tưởng rằng đã phải cáo chung từ lâu rồi.

mercredi 11 septembre 2024

Thái Hạo - Cứu nạn cần chuyên nghiệp


Trong lúc nguy cấp càng phải bình tĩnh. Quan sát và theo dõi thông tin lũ lụt kinh hoàng những ngày qua từ nhiều kênh, tôi có thêm mấy suy nghĩ sau.

1. Đi cứu trợ cứu nạn trong thiên tai lũ lụt, không phải cứ biết bơi hoặc mặc áo phao là an toàn. Bơi giỏi và có áo phao trên người nhưng bị lũ lớn cuốn đi vẫn thiệt mạng như thường.

Chỉ cần một cú va đầu vào đá hoặc bị kẹt chân kẹt tay trong dòng lũ là nguy hiểm đến tính mạng. Nước lớn cuồn cuộn, liên tục ập vào mặt vào mũi thì áo phao không nghĩa lý gì.

Thái Hạo - Bão lũ và sạt lở

Lũ lụt là một thảm họa, nhưng sạt lở đất có khi còn kinh hoàng hơn. Nguyên nhân thì sách vở báo chí nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn chia sẻ quan sát của cá nhân.

Theo tôi, sạt lở (nặng hơn nữa là lũ bùn, đất chảy), nguyên nhân chính là do núi đồi bị mất chân. Đối với loại núi đất, đồi đất, thì chân của chúng là tối quan trọng. Trải qua hàng triệu năm, những núi đồi ấy đã ổn định hình dáng và cấu trúc, mưa lũ cũng không làm chúng bị lở/ vỡ ra được. Mất chân, mất đi thế đứng vững chãi, những khối đất bên trên trở thành cheo leo, có thể bị sụt và đổ ập xuống bất cứ lúc nào.

Việc làm đường, xây dựng nhà cửa hay các công trình khác trên các vùng địa hình rừng núi, thường sẽ chặt đứt chân núi đồi, khiến chúng từ chỗ đang thoải dáng trở thành dựng đứng. Một quả bom treo lơ lửng trên đầu.

lundi 9 septembre 2024

Thái Hạo - Vì sao cầu Phong Châu sập ?


Cầu Phong Châu xây xong và đưa vào sử dụng năm 1995 với tải trọng 18 tấn. Từ đó đến nay cầu đã trải qua 3 lần sửa chữa.

Và kết quả kiểm định cầu qua các lần sửa chữa 2013, 2019 và 2023 đều là “không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu”. (Dẫn theo Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh)

Như vậy, thông tin đang lan truyền trên mạng, rằng do 2 chiếc xe tải có trọng tải 50 tấn cùng đi qua cầu trong khi cầu chỉ có tải trọng 18 tấn nên mới dẫn đến sập cầu, là không chính xác.

mardi 3 septembre 2024

Thái Hạo - Chuyện của ngành giáo dục chứ không phải công an

Trong giáo dục tiến bộ, việc khuyến tấn để học sinh nói thật suy nghĩ của mình là điều vô cùng hệ trọng, và nó được bảo vệ. Vì sao?

Thứ nhất, đó là quyền con người, quyền công dân, thứ quyền thiêng liêng mà thế giới văn minh và cả hiến pháp của nước Việt Nam đều ghi nhận.

Thứ hai, điều đó có ý nghĩa và giá trị đặc biệt trong giáo dục cũng như trong quản trị xã hội. Nếu một học sinh nói ra suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá...của mình, và là nói đúng, thì điều đó đang giúp cho nhà giáo dục củng cố/ khẳng định được rằng cách thức của mình là đúng.

dimanche 1 septembre 2024

Thái Hạo - Phó giáo sư tiến sĩ Trần Thành Nam đã đọc Chương trình giáo dục 2018 chưa?

 

1.

Đọc phát biểu của PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội trên báo VietnamNet, mà hoang mang quá.

Ông Nam nói “Quan điểm của tôi là học sinh cần học thêm. Dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã hướng đến những năng lực, phẩm chất toàn diện của người học nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi tri thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân và với cách tiếp cận mỗi học sinh là một cá thể độc đáo, một chương trình học chung không thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa học tập của người học”.

Tôi thấy hoang mang vì có cảm nhận rằng, qua phát biểu này, hình như ông Nam chưa đọc Chương trình giáo dục 2018.

dimanche 14 juillet 2024

Thái Hạo - GS Phan Văn Trường: Có thế thôi đấy!

 

Thấy có một số bạn đang nêu quan điểm rằng, do nhiều người không nghe hết cuộc phỏng vấn mà chỉ trích ra một đoạn không đầu không cuối để phê phán giáo sư Phan Văn Trường, còn khi nghe trọn thì sẽ thấy rất thú vị và ý nghĩa, đại khái thế.

Cá nhân tôi đã nghe cuộc phỏng vấn này đến lần thứ ba. Lần đầu chỉ được một nửa  thì ngủ mất, lần hai thì cố mãi cũng xong. Lần 3 này thì cố gắng nghe kỹ để nắm từng chi tiết. Nhưng, thú thật, rất mệt, vì chán.

Cái đoạn có chữ “tủ lạnh” có lẽ nằm trong “thông điệp thứ 5 thứ 6 gì đấy” (như lời GS Trường nói), đoạn này bắt đầu từ 1:1:30 và kéo dài đến hết.

samedi 13 juillet 2024

Thái Hạo - Tiêu chí nào cho hạnh phúc và văn minh ?

“Phải nói với thằng Mỹ rằng, tôi không cho phép bạn đo chúng tôi bằng tiêu chuẩn của các bạn. Và chúng ta đừng có nhất thiết phải chọn những cái tiêu chuẩn của những nước mà nó tự gọi là những nước văn minh. Hãy chọn tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc”.

Không bàn về chuyện Việt Nam có cần tủ lạnh hay không, nhưng tôi đồng ý với câu trên đây của giáo sư Phan Văn Trường.

Nhưng đấy là đồng ý dựa trên mặt câu chữ thuần túy, tức là trên logic của ngôn từ. Một nước nào đó nếu tự cho mình là văn minh rồi áp đặt cho người khác thì tất nhiên ta “đừng có nhất thiết phải chọn”; tôi cũng thích tiêu chuẩn về hạnh phúc và việc theo đuổi một xã hội hạnh phúc. Nhưng lại phải làm rõ thế nào là “quốc gia hạnh phúc” trước khi kết luận nước ta có hạnh phúc hay không và hạnh phúc ở mức độ nào, theo khái niệm ấy.

mercredi 10 juillet 2024

Thái Hạo - Nhà báo Hoàng Hải Vân : “Nghe qua thì thấy ông rất khoan dung, nhưng thực tế không phải vậy”

 

Lúc khuya, có một bạn Facebook gửi cho tôi một ảnh chụp bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân nói về sư Minh Tuệ. Tôi nhờ anh chụp toàn bộ bài viết ấy giúp tôi, vì tôi đã bị tác giả này block cách đây 2 năm, sau khi tôi phản biện bài ông ấy viết về nhà văn Nguyên Ngọc.

Câu trích ở tiêu đề trên là mượn chính lời nhà báo Hoàng Hải Vân khi ông nói về tu sĩ Minh Tuệ.

Đọc xong, tôi tóm tắt bài viết của tác giả Hoàng Hải Vân trong một câu, như sau: Có một đám đông u tối và hung hãn đang ngưỡng mộ một kẻ đạo đức giả (là Minh Tuệ). Để chứng minh cái “đạo đức giả” ấy của ông Minh Tuệ, nhà báo Hoàng Hải Vân dẫn ra 3 ví dụ.

lundi 8 juillet 2024

Thái Hạo - Có hay không cái khối đá trong hình?


Thấy thông tin về vụ xử phạt kỳ lạ này, tôi phải tìm kiếm và đọc hàng loạt báo. Tuy nhiên không một tờ nào nói rõ việc có hay không cái khối đá mà các YouTuber này đã quay trong thước phim của họ.

Họ đã quay lại một tảng đá có thật hay đã cắt ghép/ dàn dựng ra? Điều này là cực kỳ hệ trọng, vì nếu họ chỉ quay lại cái khối đá có thật (chứ không dùng công nghệ để chế ra cái khối đá ấy) và nói rằng nó giống A, B, C gì đó, thì việc phạt là thiếu cơ sở.

Người dân có quyền liên tưởng, tưởng tượng hay không khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuộc sống của họ?

dimanche 7 juillet 2024

Thái Hạo - Lương tâm của những người dạy và học luật ở đâu ?

 

Trước sự việc nghiêm trọng về luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang mà cả xã hội đang lên tiếng và cực kỳ lo lắng về chất lượng nền giáo dục.

Lúc này, một trong những điều thắc mắc lớn nhất của tôi, là hơn 300 giảng viên và hơn 15 nghìn sinh viên, học viên của trường Đại học Luật Hà Nội, đã có ai lên tiếng công khai và dõng dạc, đòi hỏi một sự minh bạch và yêu cầu xử lý rốt ráo vấn đề hay chưa?

Trong giới hạn tiếp xúc của mình, cá nhân tôi chưa gặp trường hợp nào như thế. Và nếu quả tình đã không một ai trong số hơn 15 nghìn người cả giảng viên và sinh viên của một trường đại học lớn đang đào tạo những nhà làm luật và thực thi luật pháp cho đất nước mà có thể im lặng được trước sự việc hệ trọng này, thì đó mới là điều đáng sợ và đáng lo nhất.

samedi 6 juillet 2024

Thái Hạo - Ai đã công nhận "trưởng lão" Thích Thông Lạc là A la hán?

Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.

"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"

"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không.

vendredi 5 juillet 2024

Thái Hạo – Hai người thầy và chuyện tiến sĩ tốc hành

"Đại ca" tóc trắng trong hình là thầy tui, thầy Hoàng Dũng. Hơn 10 năm trước, tụi tui học ở Huế, thầy ra dạy 2 chuyện đề liên quan đến Âm vị học, chắc mười mấy ngày, xong đứa nào cũng xanh lè, vì khủng hoảng! Mấy đứa con gái bảo nhau, nếu muốn giảm cân thì tìm thầy Dũng mà học!

Đi chơi với thầy rất vui, nhưng học thì ôi thôi, "khổ" không nói hết. Cách đây vài năm vào Sài Gòn chơi, ghé thăm thầy, hỏi nay thầy còn hướng dẫn làm tiến sĩ nữa không, thầy bảo có.

Rồi thầy nói, có một đứa đang làm với thầy đây, mà hai hôm nay gọi cho nó không được. Tôi hỏi thầy vì sao. Thầy bảo chắc nó sợ, vì mình hỏi bài nó quá, trốn luôn rồi! Tôi lại hỏi thầy, có ai làm với thầy mà đứt gánh giữa đường không. Thầy bảo có chứ, không làm nổi thì đành chịu, mình cho nó qua thì hại cho xã hội.

mercredi 3 juillet 2024

Thái Hạo - Về nan đề Minh Tuệ

Sư Minh Tuệ xuất hiện, đoàn người cũng xuất hiện, ngày một đông. Mà nhà nước thì sợ đông người, thế là tìm cách để “giải tán đám đông”. Cách giải tán là mang giấu ông đi nơi khác.

Nhưng không thấy sư thì xã hội phản đối, dư luận dậy sóng. Lại phải đưa ông xuất hiện trở lại, đoàn người lại tụ về, lại đông, lại mang đi giấu... Sự tình ấy, nhìn ở góc này thì thấy bi kịch, nhưng nhìn ở góc khác thì lại là hài kịch. Và nó mãi mãi không giải quyết được nếu các bên không tuân thủ pháp luật.

Việc của nhà nước là làm thành một hành lang pháp lý để trong đó mọi người dân đều được tự do thực hiện quyền của mình.