Hôm
nay nhà băng trung ương của Gấu Nga đã giữ nguyên lãi suất 21 %, thuộc hàng cao
nhứt thế giới.
Một
cuộc thăm dò ý kiến do Reuters thực hiện trong tuần trước dự đoán ngân hàng này
sẽ tăng thêm 200 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên 23 %.
Hôm
19/12, tổng thống nhà Gấu Nga họp báo tuyên bố hùng hồn là kinh tế Nga vượt Mỹ,
Trung Quốc, Ấn, dẫn đầu châu Âu. Ổng nói tỉ lệ thất nghiệp thấp chưa từng có,
chỉ có 2,3 % và thu nhập của dân tăng cao.
Lão hàng xóm nhà tôi làu bàu (tôi biên
nguyên văn), đèo mẹ, nhớ năm chưa xa mấy, hình như quốc hội khóa 11, 12 (thì phải)
ra nghị quyết nếu tham nhũng 500 triệu đồng trở lên khép khung án tử hình.
Vừa rồi thằng Son bộ trưởng 4T nhận 3 triệu
đô đã thấy khiếp. Đám Việt Á, bay giải cứu, AIC cũng đút túi vài chục tỉ, gần
trăm tỉ càng khiếp. Thoắt một cái, con mẹ cục trưởng Ngân hàng nhà nước nhận hối
lộ những 5,2 triệu đô (USD), tương đương 118 tỉ đồng.
Chưa thấy chị thống đốc xinh đẹp có ý kiến
gì, nhưng đừng nói là không liên quan nhá.
Covid-19 đã đảo lộn kinh tế vì thay đổi
cách người ta tiêu tiền. Tiền tiêu thụ tạo động lực thúc đẩy hai phần ba các hoạt
động kinh tế ở Mỹ - một phần ba còn lại là do chính phủ tiêu và các công ty đầu
tư.
Trong ngày Thứ Ba 14 tháng 11, Sở thống
kê của bộ Lao Động ở Washington D.C. cho biết trong tháng Mười giá cả hàng hóa
so với năm ngoái chỉ cao 3,2 phần trăm, sau khi đã tăng 3,7 % trong tháng Chín;
giá các món hàng thông dụng chỉ tăng 0,2 phần trăm trong một tháng. Đây là dấu
hiệu nạn lạm phát đang hạ thấp nhiệt độ; hy vọng sẽ trở lại bình thường như trước
khi có bệnh dịch Covid.
Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) không cần
lo chống lạm phát nữa, có thể sẽ giảm lãi suất. Giá các trái khoán của chính phủ
Mỹ tăng nhẹ và Chỉ số Dow Jones của thị trường New York tăng 1,4 % cho thấy giới
đầu tư tin rằng lãi suất sẽ đi xuống.
Một người Việt có xưởng may ở Nga từng
chia sẻ: "Tôi chỉ mong chiến tranh càng ngày càng dài, mới kiếm được mấy hợp
đồng may quân phục cho lính Nga, lãi lắm".
Đùng cái, rúp từ 70 lên 102 đổi được 1 đô
(chợ đen lên 135 rồi), trong khi anh nhập chỉ, nguyên liệu từ Trung Quốc, trả
lương công nhân Việt đều bằng usd.
Thế là bao nhiêu lãi Putin lấy lại bằng sạch,
làm tiếp khéo còn lỗ nữa, khi giá phía Nga trả bằng rúp. Mà không được dừng.
Nếu
đương kim Tể tướng Lý Cường không tìm ra một biện pháp giải quyết nạn giảm phát
như Tần Cối thì Trung Cộng có thể sẽ bước lên trên con đường “giảm phát không
ngừng” mà Nhật Bản đã trải qua từ cuối thập niên 1990.
Cả
thế giới đang lo lạm phát, Trung Quốc ngược lại. Giá tiêu thụ ở Mỹ đã tăng 8 %
hồi đầu năm; trong tháng Sáu vẫn còn cao 3 % hơn năm ngoái. Lạm phát trong Liên
hiệp Âu châu (EU) cũng ở mức 6,4 %. Riêng tại Trung Quốc, tỉ lệ lạm phát trong
tháng Sáu là số không, zero. Và đang lo sẽ “giảm phát!”
Giảm
phát là hiện tượng giá cả đi xuống, ngược chiều với lạm phát. Đối với cả nền
kinh tế, giảm phát nguy hiểm hơn và khó chữa trị hơn
lạm phát.
Vụ cô Dung dính 5 năm tù, mình hóng mãi bản
án xem cụ thể người ta xử thế nào mà ra như thế, hôm qua mới đọc được.
Cô dính tội "lợi dụng chức vụ, quyền
hạn khi thi hành công vụ", theo điều 356 Bộ luật HS 2015, tăng nặng ở khoản
2: Phạm tội nhiều lần.
Đọc luật này thấy giật mình, vì gây thiệt
hại từ 10 triệu, mà trên 2 lần (là nhiều) đã có thể dính án 5-10 năm tù. Cô
Dung lẽ ra 5 năm là còn nhẹ đó! Sợ thật, may mình không có chức vụ quyền hạn
gì, chứ luật kiểu này 100% anh em quan lại đều đi tù được trong phút mốt.
Mấy
hôm nay có một làn sóng kích động cho việc cần giải cứu thị trường cứu bất động
sản (BĐS). Con át chủ bài cho luồng truyền thông mạng xã hội và báo chí này là
dựa vào động thái bỗng chốc quay xe của Trung Quốc, khi đột ngột đưa ra 16 giải
pháp hỗ trợ ngành BĐS.
Nhiều
người hào hứng với tin này và mặc định coi Trung Quốc là tấm gương mà Việt Nam
phải học theo ngay và luôn. Nhưng họ bất chấp sự khác biệt về tình hình kinh tế
vĩ mô cũng như ngành BĐS của hai nước.
Vì
thế nên mình ngửi thấy mùi định hướng dư luận không lành mạnh ở đây, mà có lẽ
mạnh mẽ nhất là từ GS Tuấn ở Anh. Ông này đưa ra một nửa sự thật với ví dụ Trung
Quốc, và tuy là người có chuyên môn nhưng không hề phân tích thấu đáo, nhiều
chiều về giải pháp ứng xử với khủng hoảng BĐS.
Tuy nhiên, đối với Ngân Hàng Trung Ương
Mỹ, ưu tiên số một bây giờ vẫn là ngăn chặn lạm phát; lạm phát nguy hiểm hơn
kinh tế suy thoái.
Ngân
Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) hứa sẽ ngăn chặn lạm phát, đang lên cao nhất từ gần 40
năm nay, một hậu quả của bệnh dịch Covid-19. Giá sinh hoạt lên cao khi người
tiêu thụ nhiều tiền quá sau nhiều đợt trợ cấp của chính phủ, trong khi hàng hóa
không cung ứng kịp vì bệnh dịch gây trở ngại.
Ông
Jerome Powell, chủ tịch Fed, đã tăng lãi suất từ sáu tháng nay và sẽ còn tăng
thêm nữa, nhắm đưa tỉ lệ lạm phát từ 8.3% xuống 2%
mới an tâm. Lãi suất tăng sẽ khiến kinh tế chậm phát triển, có thể đi xuống suy thoái; nhưng mọi người phải chấp nhận vì lạm phát nguy hiểm hơn nhiều.
Tháng
8-1975 nhà nước tiến hành đổi tiền ở miền Nam. Tỉ lệ quy đổi là: 500 đồng tiền Việt
Nam Cộng Hòa bằng 1 đồng tiền giải phóng, và tương ứng với 1 USD lúc bấy giờ.
Giai
đoạn ấy, ai cầm 1 đồng đi chợ mua mớ rau, con cá thì người bán khó có tiền để
thối lại, vì nó rất lớn.
Dưới
tiền đồng còn có tiền hào, tiền xu. Cứ 10 xu bằng 1 hào, và 10 hào bằng 1 đồng.
Bởi vậy, đi chợ trong giai đoạn ấy chỉ cần vài hào là đủ ăn cho cả nhà trong
một ngày.
Về
vụ ném tiền (lẻ) ở Đà Nẵng, tay cán bộ lỗi mười mươi, dù lý do nào cũng không
thể biện minh được.
Nhưng
cái thể chế này cũng không thể đứng ngoài, vô can trong những hành vi như thế.
Đã từ rất lâu, họ (nhà nước) chỉ biết in tiền, phát hành tiền, còn nó được đối
xử thế nào thì họ bất cần biết.
Hiện
những đồng tiền mệnh giá nhỏ bị số đông trong cộng đồng không thừa nhận, nói
trắng ra là hắt hủi. Tiền 200 đồng, 500 đồng gần như bị coi là rác, giấy lộn,
không mấy ai xem nó là tiền. Nó không có giá trị trong mua bán. Lỡ ta trả ai đó
bằng tiền nhỏ ấy, cầm chắc bị mắng vuốt mặt không kịp.
Nếu
ông cha bạn để lại một tài sản khổng lồ cho bạn, nhưng bạn không biết giữ,
không biết làm ăn thận trọng, hợp pháp.
Suốt
ngày tung tiền ăn chơi phá phách, cờ bạc rượu chè vô độ không kiềm hãm, trong
khi đó bạn bị mọi người ruồng bỏ. Không còn cơ hội làm ăn kiếm thêm tiền, đồ
vật quý giá đem bán lấy tiền cũng chẳng ai đoái hoài. Bạn rơi vào tình cảnh
ngồi ăn núi lở, nhưng vẫn phải chi nhiều tiền để chữa trị bệnh tật dai dẳng bám
trên người.
Thử
hỏi, với tình cảnh như vậy, bạn chống cự được bao lâu? Đấy chính là khái niệm
rõ nét diễn giải mộc mạc nhất về ý đồ cấm vận, phong tỏa, bầy binh bố trận của
mấy cái đầu Do Thái Mỹ hòng bóp chết kinh tế Nga.
Cuối
cùng ông Powell đã tăng lãi suất và hứa sẽ còn tăng thêm nữa để ngăn không cho
tâm lý này lan rộng. Ông biết có thể làm cho kinh tế suy thoái, nhưng vẫn chấp
nhận, vì nạn lạm phát kéo dài còn nguy hiểm hơn.
Giá
sinh hoạt trong tháng Năm tăng 8.6% một năm, so với năm ngoái. Chính phủ và
Ngân Hàng Trung Ương Mỹ tự công nhận đã sai lầm không ngăn chặn lạm phát sớm
hơn. Chính phủ chi tiêu nhiều quá, Ngân Hàng
Trung Ương (Federal Reserves, viết tắt là Fed) giữ lãi
suất thấp lâu quá.
Cả
hai đã không lường được ảnh hưởng của bệnh dịch Covid-19 trên Cung và Cầu. Vì
họ dựa trên kinh nghiệm cũ, bài học của cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009. Ngày
Thứ Tư 15 tháng Sáu, Fed đã tăng lãi suất thêm 0.75%. Chủ tịch Fed, Jerome
Powell, báo trước sẽ tăng lãi suất thêm nữa, chấp nhận kinh tế có thể suy
thoái.
Trong báo cáo thứ nhì về tác động của cuộc chiến Ukraina, ông
Guterres cho biết hậu quả đối với an ninh lương thực, năng lượng, tài
chính đang ngày càng nặng nề thêm. Chiến tranh Ukraina có thể gây ra một
làn sóng nghèo đói chưa từng thấy, dẫn đến tình trạng hỗn loạn về xã
hội và kinh tế.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, phương cách
duy nhất để tránh được cơn bão lớn sắp đến là Nga phải ngưng xâm lược
Ukraina. Ông nêu ra các cuộc thương lượng hiện nay về « một thỏa
thuận chung giúp xuất khẩu các sản phẩm Ukraina một cách an toàn từ Hắc
Hải, và đưa thực phẩm, phân bón của Nga vào thị trường thế giới ».
Nhìn
cái mảnh đất nửa ruộng nửa ao ở Thủ Thiêm càng thấy thiên hạ dễ bị lừa, thích
được lừa.
Đành
rằng nó (ruộng-ao) nằm trong khu đô thị do "chiếm" đất của dân để quy
hoạch. Đã có cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước), giá trị gia tăng, được đấu
giá theo nguyên tắc kinh tế thị trường và quy định pháp luật. Nhưng khi thấy có
đứa trả tới hơn 24.000 tỉ đồng, tính ra hơn 2,4 tỉ một mét vuông, thì phải lăn
tăn nghi ngờ ngay chứ.
Đằng
này lòng tham đã làm lóa mắt chính quyền (TP.HCM, và cả trung ương). Họ chỉ
muốn thu thật nhiều tiền, nói như lão hàng xóm nhà tôi, đ*o cần biết cái gì
đang xảy ra. Đám cai trị xứ này chỉ có tiền, tiền, tiền...
Thấy
nhiều bài viết trên Facebook phóng đại và chụp mũ quá lố về vấn đề “hết xăng” ở
miền Đông Hoa Kỳ, nên mình phải lên tiếng đính chánh giùm cho miền Đông kính
mến.
Chiều
thứ Tư đi làm ở Washington DC về nhà, định ghé mấy cây xăng đổ vì kim đồng hồ
xăng chỉ dưới 1/4 bình. Tuy nhiên khi thấy hàng xe đậu dài khoảng 50 chiếc nên
đoán chắc cũng phải tối thiểu 30 phút mới đến phiên mình. Đây là giờ tan sở
thiên hạ ghé đổ xăng nên hàng rất dài.
Về
nhà thay quần áo đi chạy bộ. Hai tiếng đồng hồ sau quay lại mấy cây xăng gần
nhà thì thấy hàng xe đợi vẫn dài ngoằng, nên có phần nóng nảy bực bội lôi tên
ông Joe Biden ra lầm bầm xổ nho một mình.
Bóng ma lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ »
Kế
hoạch này có nguy cơ làm sống dậy bóng ma lạm phát tưởng chừng đã biến
mất, dẫn đến tăng lãi suất, đưa nước Mỹ đến bờ vực suy thoái. Tiếng
chuông báo động được gióng lên bởi một tên tuổi lớn trong ngành kinh tế
là Larry Summers, cựu bộ trưởng Tài chính thời Bill Clinton ; và Olivier
Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nổi
tiếng vì chỉ trích việc áp đặt khắc khổ sau cuộc khủng hoảng tài chính
2008. Ông Summers cảnh báo áp lực lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ », còn ông Blanchard nhấn mạnh « Kế hoạch 1.900 tỉ đô la có thể khiến nền kinh tế trở nên quá nóng, và như vậy sẽ phản tác dụng ».
Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro lo ngại « Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy ».
Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong
phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ
Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước
Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ
đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính
quyền Biden.
Cộng thêm với 900 tỉ đô la được ông Donald Trump huy
động tháng 12/2020, kế hoạch Biden chiếm đến 14% GDP, một mức độ chưa có
tiền lệ trong thời bình. Gồm có ba nhóm biện pháp chống dịch bệnh, tài
trợ cho các địa phương, và trợ cấp cho các gia đình dưới dạng một tấm
séc 1.400 đô la cho mỗi người Mỹ và lương tối thiểu 15 đô la một giờ.
30.000.000.000.000/
500.000 = 60.000.000 tờ giấy bạc loại 500.000đ => tức là 600.000 cọc tiền,
mỗi cọc là 100 tờ loại giấy bạc 500.000đ. Tính toán như vậy chưa đủ tượng hình
khủng khiếp từ con số, để gởi đến quý độc giả.
Tìm
trên mạng, bắt gặp báo Vietnamnet ngày 7/3/2019 viết về vụ án Phan Sào Nam cho
hay:
Trong
một lần khám xét tại nhà bạn của Phan Sào Nam ở Quảng Ninh, cơ quan điều tra
phát hiện nhiều tỉ đồng được che đậy sơ sài trong 2 thùng gỗ lớn (cao 80 cm,
dài hơn 2 m, rộng 80 cm) cất trong gara ô tô. Dẫn các trinh sát tới nơi, gia
chủ lúc này mới biết hai thùng đồ mà Nam nhờ gửi chính là thùng tiền. Cậy nắp
thùng, bên trong chất các cọc tiền cao tới 40 cm.
Tiền Venezuela mệnh giá 100 bolivar bị vứt bỏ tại một trạm bán xăng dầu ở Caracas. Ảnh chụp ngày 20/08/2018.
Chính quyền Venezuela hôm qua 28/05/2019 đã công
nhận tình trạng thảm hại của nền kinh tế đất nước, khi loan báo tỉ lệ
lạm phát trên 130.000% trong năm 2018, và tổng sản phẩm quốc nội sụt
giảm một nửa trong 5 năm qua. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương
Venezuela (BCV) công bố các số liệu kinh tế vĩ mô kể từ ba năm qua.
Ngân
hàng Trung ương Venezuela cho biết, tỉ lệ lạm phát lần lượt là 274,4%
trong năm 2016 ; 862,6% năm 2017 và 130.060,2% năm 2018. Tuy vậy con số
trên đây vẫn còn rất xa so với mức 1.370.000% trong năm 2018, theo đánh
giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Định chế này dự báo lạm phát tại
Venezuela có thể lên tới 10 triệu phần trăm trong năm 2019!
Theo
số liệu chính thức, sản lượng dầu của Venezuela từ 3,2 triệu thùng dầu
cách đây 10 năm, đến tháng Tư năm nay chỉ còn 1,03 triệu thùng. Hàng
nhập khẩu từ 27,183 tỉ đô la năm 2013 chỉ còn 14,866 tỉ đô la năm 2018,
với hậu quả là hàng tiêu dùng thiết yếu bị khan hiếm.