Affichage des articles dont le libellé est Âm nhạc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Âm nhạc. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Kim Hạnh – Hơn nửa thế kỷ rồi

Ai yêu Trịnh? Người vỗ ngực tự xưng ít thấy mà người phê phán Trịnh về lập trường chính trị của anh cũng có, ở những diễn đàn khác nhau.  

Cuối giờ chiều qua, mệt đừ sau một ngày làm việc đầu tháng căng thẳng, tôi xách xe chạy ra Đường Sách. Riêng với tôi, ngoài một năm ngồi cạnh bàn làm việc với anh ở Hội Văn nghệ Sài Gòn-Gia Định (còn có anh Phạm Trọng Cầu, ở Pháp về, vui tính, hay đùa kiểu tây con, vui hết biết), tôi còn có nhiều năm làm hàng xóm của anh.

Khi đó tòa soạn báo ở đường Duy Tân gần nhà anh (mỗi khi có bài hát mới, anh gọi tôi sang và hát bài đó). Anh mất cùng năm, chỉ sau mẹ tôi một tuần, nên giỗ anh cũng là lúc chị em nhà tôi giỗ mẹ.

Trần Hoàng Nhân - Chút kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Năm tui 19 tuổi, gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tờ báo nơi tui cộng tác kêu thằng sinh viên đi phỏng vấn giáo sư-nhạc sĩ Thế Bảo.

Tui đến văn phòng Hội Âm nhạc ở 81 Trần Quốc Thảo, biết giáo sư-nhạc sĩ có ở trỏng, gõ cửa vào thì thấy các vị đang họp, tui lui ra ngồi gốc cây sứ chờ. Hồi lâu giáo sư đi ra, tui đứng lên nói ý định của mình. Giáo sư-nhạc sĩ xua tay không muốn trả lời trả vốn gì ráo.

Lúc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa ra, nghe chuyện, ông cất giọng nhẹ nhàng, đại ý: Anh Thế Bảo giúp em nó có bài nộp tòa soạn phân công.

Nguyễn Hoài Bắc - Khánh Ly, một thoáng trong tôi!


Không phải việc ca sĩ lừng danh Khánh Ly bị đột quỵ khi bước sang tuổi 80 của một đời ca hát mà tôi, kẻ ngoại đạo với « ca múa nhạc kịch » cảm thấy nao nao thương cảm trong lòng. Những ca khúc bất hủ với giọng hát có một không hai của nữ danh ca Khánh Ly đã nhiều đêm làm tôi trăn trở khi ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Tôi biết về Khánh Ly nhiều hơn khi tôi vượt biên và sống trong trại tị nạn On Pulau Bidong, Malaysia và những năm 1988-1989.

Ngày ấy trên hòn đảo « chó ăn đá, gà ăn sỏi » là trại tù cũ của chính phủ Malaysia giam giữ những tù nhân chính trị, sau được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc thuê làm trại tị nạn cho người Việt Nam vượt biên đi tìm vùng đất hứa. Nơi ấy những quốc gia được vẽ lên trong lòng họ là một thế giới tự do.

mardi 1 avril 2025

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Lê Đức Dục - Hôm nay, lại nghĩ về ông Trịnh...

 

Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.

Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.

Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.

dimanche 30 mars 2025

Nguyễn Thông - Những sơn ca của một thời (1)

 

Hôm qua 29.03.25, hệ thông tin đa dạng ở xứ này đưa tin buồn: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời. Ông thuộc dạng cây cao bóng cả của nền âm nhạc cách mạng, được người đời yêu mến, tôn trọng, cả về nhân cách và tác phẩm.

Tôi chỉ được gặp bác Vũ và bác gái - nhà thơ Lê Giang có mỗn lần, nên viết riêng về bác là điều không thể.

Năm xa đó, hình như 1981 - 1982 thì phải, ông bạn đồng nghiệp đồng hương đồng môn Nguyễn Văn Vy dạy cùng trường rủ tôi đi mời hai bác Lư Nhất Vũ - Lê Giang tới nói chuyện về ca dao, dân ca Nam Bộ cho sinh viên nghe. Bác trai là chuyên gia về nhạc dân gian, bác gái là đại chuyên gia về ca dao hò vè. Thầy Vy trước đó đã từng mời hai bác, các thầy cô và sinh viên thích lắm nên lại mời tiếp.

Tuấn Khanh - Khánh Ly, và ít điều chưa kể

 

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời. Mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần.

vendredi 14 mars 2025

Phan Đăng - Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: "Họ đã ra đi, khép lại từng cánh cửa, và vĩnh viễn mang theo chìa khóa..."

 

Một buổi sáng mưa và gờn gợn gió năm 2016, mình đến quán café mà nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha đã hẹn. Chủ đề của cuộc nói chuyện hôm ấy là sự nghiệp âm nhạc của rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đột ngột rời bỏ thế gian trong một năm qua.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha xúc động kể kỹ lưỡng  từng người, rồi bảo rằng mỗi người ra đi là một cánh cửa khép lại. Và những người ra đi đều đã Vĩnh viễn mang theo một chiếc chìa khóa riêng.

Mình ấn tượng với cuộc đối thoại lần ấy đến nỗi mới đây đã đưa nó vào cuốn “39 cuộc đối thoại tri thức”.

mardi 11 mars 2025

Lê Hồng Lâm - Thương tiếc một người nghệ sĩ chết trẻ


Thương hơn nữa khi tưởng tượng mấy năm cuối đời của anh, sống trong bệnh tật đau đớn. Thể xác chắc chắn là rất đau đớn rồi nhưng tinh thần chắc cũng đau nữa. Và cái đau này mới thật là đau.

Đó là cái đau của sự bất lực trước lẽ sinh lão bệnh tử thường tình. Đau khi mọi thứ đều sụp đổ: sự nghiệp dừng lại dù đang tỏa sáng, cuộc sống gia đình cũng dở dang, nhất là đứa con trai mới chào đời và mới chập chững những năm ấu thơ mà phải rời xa vĩnh viễn.

Quý Bình có đóng hai phim điện ảnh mà tôi xem là Bao Giờ Có Yêu Nhau Quả Tim Máu, quả thật tôi cũng không mấy ấn tượng. Nhưng tôi thích anh trong Dù Gió Có Thổi, một bộ phim truyền hình về đề tài gia đình hiếm hoi mà tôi xem hết và thích cả dàn diễn viên trong phim đó.

dimanche 16 février 2025

Nguyễn Văn Tuấn - Ca sĩ, bác sĩ Trung Chỉnh (1943 - 2025)

Theo nguồn tin từ anh Trần Quốc Bảo, ca sĩ kiêm bác sĩ Trung Chỉnh đã qua đời ngày 15/02/2025 (giờ Mỹ) tại California, hưởng thọ 83 tuổi. 

Trung Chỉnh tên thật là Huỳnh Văn Chỉnh, sanh ra tại Mỹ Tho trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Từ nhỏ, anh đã thể hiện tư chất thông minh, học hành xuất sắc và tốt nghiệp bác sĩ vào năm 1971. Từ năm 1972, anh phục vụ trong quân ngũ với vai trò là bác sĩ thuộc Thủy Quân Lục Chiến, tham gia vào nhiều trận chiến ác liệt. Có thời anh bị đồn là đã chết trong chiến trận!

dimanche 2 février 2025

Đặng Đình Mạnh - Tôi đi tìm lại một mùa xuân

Trong số hàng trăm nhạc phẩm xuân, nghe đi nghe lại, tôi vẫn thích nhất nhạc phẩm “Tôi đi tìm lại một mùa xuân” của nhạc sĩ Đoàn Nguyên.

Nhiều ca sĩ đã hát nhạc phẩm này, như: Lệ Thu, Lâm Thúy Vân, Hồ Hoàng Yến và cả ca sĩ tài danh nhưng sớm bạc mệnh Ngọc Lan. Nhưng tôi vẫn thích nghe nhạc phẩm này qua giọng ca của ca sĩ Minh Hiếu. Hình như bà nổi tiếng trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, có lẽ chỉ vì cách hát mộc mạc của bà.

Riêng về phần nhạc sĩ Đoàn Nguyên, tôi tìm nhưng hầu như không có thông tin nào về nhạc sĩ cả. Kể cả những nhạc phẩm cùng tác giả. Hoặc thông tin về thời điểm nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm... Thật tiếc.

samedi 1 février 2025

Võ Khánh Tuyên - Đoàn người lữ thứ và đoàn tăng lữ

Năm 1954, nhiều người miền Bắc di cư vào Nam với suy nghĩ rằng một mai đất nước thanh bình, sẽ quay trở về cố hương. Và dòng người xuôi Nam chỉ là để tạm cư mà thôi.

Nhạc sĩ Lam Phương có những bài hát liên quan đến hành trình của giai đoạn này. Năm 1957, ông sáng tác nhạc phẩm Đoàn người lữ thứ nhân khi đi cắm trại liên trường tại Miền Trung. Giai điệu tươi vui, ca từ trong sáng, nhạc phẩm rộn rã khúc nhạc mô tả cảnh đẹp và cả tinh thần, ý chí của con người không tùy thuộc vào hoàn cảnh.

"Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya

Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy

vendredi 31 janvier 2025

Nguyễn Thị Hậu – « Xin yêu thương đến với hận thù »

Là câu hát trong một bài ca xuân. Có vài ca khúc Xuân tôi yêu thích mà có người coi thường là “bolero sến súa”, lại có người đến bây giờ vẫn coi đó là dòng nhạc “phản động” vì có hình ảnh người lính khác chiến tuyến.

Từ sau 1975 khi về Sài Gòn tôi mới biết những bài hát này, đó không phải là những bài hát nổi tiếng nhưng lời ca và giai điệu của nó đã mãi nằm lại trong một góc sâu của trái tim tôi.

Bởi vì, tình cảm trong những bài hát ấy thật trong sáng, ngọt ngào, chân thật. Và đúng là hát về mùa xuân, giai điệu của mùa xuân, lời ca của con người chờ đón mùa xuân, dù mỗi bài là một tâm trạng một hoàn cảnh cụ thể.

dimanche 26 janvier 2025

Võ Khánh Tuyên - Tết là tết là tết

 

Dù dân gian có câu "Vui ba ngày Tết", nhưng thực sự không khí Tết chỉ hiện hữu trọn vẹn ở những ngày trước đó. Còn sau Giao thừa, dường như đã...hết Tết.

Trước 1975 ở miền Nam, có ban nhạc tếu AVT "than vãn" rằng: Tết nhất làm chi, ai bày Tết nhất làm chi... Nhiều ca khúc hay về Xuân, Tết gắn liền với không khí thời chiến, nay mỗi khi Xuân về đều được nghe một cách say đắm. Cho dù Giao Linh đã cố lái từ "đón Xuân nơi trận tiền" thành "đón Xuân khắp mọi miền".

Sau này, nhiều nhạc sĩ trẻ tưởng như muốn ghi dấu ấn cá nhân nên sáng tác nhiều bài về Xuân, về Tết nhưng nghe cứ trôi tuột, chắc vì bản thân họ cũng chẳng có cảm xúc thực sự.

samedi 11 janvier 2025

Trịnh Đình Sĩ - Hát Sai Là Giết Nhạc!

Người nhạc sĩ một khi đã viết lời cho nhạc phẩm của mình, hiển nhiên, luôn muốn người hát - dù là ca sĩ chuyên nghiệp hay không - phải hát đúng từng dấu chấm dấu phẩy.

Nhưng trước nay, chúng ta đã từng thấy, trên sân khấu nhiều lần, người ta vẫn hát sai, cả lời và cả nhạc, chứ chưa nói là ra đến ngoài đời, với hàng triệu người cùng biết một bài nào đó!

Lúc nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn sống, tôi nhớ, khi mình đọc đến chuyện ông viết bài Mộng Dưới Hoa, thì thế nào cũng phải biết chi tiết là mỗi lần, chính ông hát bài ấy trên sân khấu, ông đều nhấn mạnh đi lại, chữ “lả” trong câu “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại”, phải là “lả” chứ không phải là “là” như trước nay, vô khối người vẫn hát.

mercredi 1 janvier 2025

Võ Khánh Tuyên - Dĩ vãng

 

Ngày đầu năm 2025, tranh thủ đi một vòng nhà sách để cho thiên hạ biết mình cũng mê chữ.

Tới một góc kia, tự nhiên theo thói quen nó hút mình vào. Mới nhận ra rằng đã từ lâu lắm rồi không còn cầm sờ mở hộp đĩa nhạc nữa. Dù hồi đó đã từng say sưa ngắm nhìn, đặt lên để xuống.

Giờ mấy CD, DVD nhạc này có mua về hay được tặng...cũng không biết làm sao mà nghe. Đầu đĩa từ lâu đã dọn dẹp ở xó xỉnh nào rồi. Có muốn nghe hay xem gì, cứ bật YouTube tha hồ xem nghe không bao giờ cạn nguồn.

samedi 28 décembre 2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Saigon Noel (5)

Biết nấu ăn ngon thì mở quán, mở nhà hàng. Nhưng mở quán cà phê thì chủ quán phải có tâm hồn nghệ sĩ. Dĩ nhiên quán phải đẹp nhờ trang trí hay chọn nhạc, chọn người tiếp viên vân vân…

Cũng vì … nghệ sĩ nên nhiều quán tưng bừng khai trương rồi âm thầm đóng cửa. Nghệ sĩ mà. Không thể có đầu óc tính toán chi ly được.

Saigon có nhiều quán đẹp. Sân vườn được ưa thích. Thường nằm trong hẻm. Đầu tư loại quán này tốn kém vì phải dựng phong cảnh. Thường là suối, thác nước. Cá bơi lội và cây cảnh. Khách mới đầu đến kêu ly nước. Ngồi lâu đói bụng thì kêu món ăn. Lúc này quán mới có lời.

mercredi 18 décembre 2024

Tiểu Vũ - "Lá thư trần thế": Người lính bên này hát nhạc bên kia

 

Một trường hợp rất thú vị của tân nhạc Việt Nam!

Người lính bên này hát nhạc về tâm sự của người lính bên kia. Âm nhạc thật kỳ diệu, hóa giải xóa nhòa mọi ranh giới...

"Lá thư trần thế" là một sáng tác của Hoài Linh trong dòng nhạc tình mùa chinh chiến tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

jeudi 5 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Vì đó là …Hữu Loan, Dzũng Chinh

Những năm tháng sau biến cố 1975, có một người đàn ông trung niên hốc hác, xác xơ trong bộ đồ bộ đội Bắc Việt xuôi Nam trên chuyến tàu lửa Bắc Nam.

Trên sân ga buồn, như nỗi buồn thời hậu chiến, ông chợt thấy một người đàn ông bị cụt chân, trong bộ đồ lính miền Nam cũ kỹ, ôm cây đàn hát một bài hát buồn não lòng:

"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về…”.

dimanche 1 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Tiếng hát Lộc Vàng

 

Giới thiệu: Giống như con người ở mỗi chặng đời có nét đẹp riêng, mùa thu Boston rất đẹp và cuối thu cũng đẹp. Tuần này, vài nơi ở ngoại ô Boston vẫn còn những con đường lá trút dày thành những thảm vàng rực rỡ trong nắng chiều. Cuối tuần quét lá chợt nhớ đến bài viết trước đây về một giọng ca tình cờ nghe trên YouTube: Tiếng hát Lộc Vàng.

Người viết chưa quen với nghệ sĩ Lộc Vàng dù ngoài đời hay qua internet, và có thể ông cũng chưa từng đọc bài viết này. Không sao, người viết chỉ ghi lại những cảm xúc khi đọc chuyện đời ông và các bạn của ông. Đất nước có một thời như thế, tiếc thay, thời như thế vẫn chưa qua mà chỉ thay hình đổi dạng ít nhiều để thích nghi với không gian mở của thời đại.

Boston, nơi tôi ở, trời đã cuối thu. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi.