samedi 31 juillet 2021

Lưu Trọng Văn - Chống dịch phải dùng lệnh

 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tư lệnh chống dịch toàn quốc nói:

"Tôi không biết nói gì hơn và tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trong thời điểm này, nhường một phần vaccin để TPHCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là tinh thần cả nước hướng về TPHCM. Thời điểm này từng liều vaccin cực kỳ quý giá sẽ giúp được TPHCM chống dịch và cứu được nhiều người hơn”.

Tư lệnh chỉ huy lúc chiến trận phải dùng lệnh. Lẽ ra ông Đam phải nói tôi ra lệnh cho bộ Y tế phải... nếu không tuân lệnh tôi sẽ...

Lưu Nhi Dũ - Những cuộc tháo chạy tán loạn và câu chuyện “Sở kiến hành”

 

“Thùy nhân tả thử đồ/Trì dĩ phụng quân vương” (Ai là người vẽ bức tranh này/Dâng lên nhà vua)?{NGUYỄN DU}

*****

Hôm 25-7 tôi có viết cái note Chạy đâu cho thoát Covid”. Trong đó nhấn mạnh tình hình rất đáng lo ngại, rằng người dân đang “tháo chạy tán loạn” khỏi Sài Gòn bằng mọi phương tiện. Thấy thương dân vô cùng nhưng chạy đâu cho thoát khỏi Covid! Họ vẫn chạy, chạy và chạy. Hàng ngàn người chạy xe máy, ô tô về Tây Nguyên, miền Tây, miền Trung, tận Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Chạy, và chạy…

Và cho đến nay (31-7), cuộc tháo chạy tán loạn vẫn tiếp diễn. Dịch bệnh sẽ gieo rắc khắp nơi!

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 23 : Những mảnh đời trong đại dịch


(Đôi lời : Về chuyện tặng gạo cho Cuba, có thể tác giả so sánh hơi khập khiễng. Người dân Việt đói vì ngăn sông cấm chợ chứ không phải Việt Nam đang thiếu gạo. Còn dân Cuba đói đã lâu, vì một chế độ xã hội chủ nghĩa mù quáng. Khi viện trợ cho « người anh em » nghèo khó, những người có trách nhiệm có tự hỏi vì sao thiên đường cộng sản ra nông nỗi này hay không…)

Đã hai tháng trôi qua, cơn đại dịch đã biến Sài Gòn rộn rã, náo nhiệt đầy sức sống thành một mảnh đất xác xơ đầy bất trắc. Không khí tang thương phủ khắp thành phố, con virus vũ Hán đe doạ mọi người và cũng xuất hiện loại virus hoảng sợ trong từng khu phố, từng con hẻm, từng gia đình và trên từng khuôn mặt.

Không lo sao được khi con số tử vong càng lúc càng nhiều, số người nhiễm càng ngày càng cao. Không lo sao được khi lương thực, thực phẩm cạn dần và đồng tiền trong túi càng teo tóp lại. Người giàu kẻ nghèo đều sợ cái chết đe dọa, người nghèo còn phải lo cái ăn cho chuỗi ngày dài sắp đến. Đã có những mảnh đời đáng thương, đã có người đói ăn xuất hiện trên các hệ thống truyền thông, báo chí, trên mạng xã hội. Dịch một bên và cái đói một bên.

Cù Mai Công - Về, quê nhà không nhận thì « đâm đầu vào đâu » ?


(Bao năm bà con vất vả mưu sinh lo cho quê nhà, giờ họ khó khăn lại không nhận, chơi gì kỳ vậy? Hết chỗ thì cho bà con về nhà họ. F0 không triệu chứng, nhẹ, TP.HCM còn cho cách ly ở nhà mà).

Hàng chục, hàng trăm ngàn bà con nhập cư một số tỉnh thành phia Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang lũ lượt về quê.

Dịch, giãn cách hai tháng rồi. Có tỉnh thành như TP.HCM vừa cắn răng chống dịch tơi bời vừa cố gắng hỗ trợ 1,5triệu/tháng, mỗi ngày 50.000 đồng. Nhưng cũng chỉ mua nổi ký gạo và bó rau. Covid-19, giá lên vùn vụt.

Nguyễn Quang Vinh - Cuộc tháo chạy khổng lồ

 

NÓNG RỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI là những thông tin liên quan đến việc VỀ QUÊ tự phát của người lao động từ vùng có dịch.

Một cuộc tháo chạy khổng lồ, đau đớn và cay đắng.

Một cuộc tháo chạy vượt ra ngoài công văn chỉ thị.

Nguyễn Ngọc Chu - Một số đề xuất về dập dịch ở TPHCM


Vấn đề dập dịch ở TP HCM không còn là vấn đề riêng của thành phố mà đã trở thành vấn đề của toàn quốc. Chưa nói đến vai trò quan trọng số 1 của TP HCM trong nền kinh tế quốc dân, thì việc người dân các tỉnh rời khỏi TP HCM (mang theo nguy cơ lây nhiễm về các tỉnh) trong những ngày qua đã khẳng định điều đó.

Trách nhiệm dập dịch không chỉ còn là trách nhiệm của lãnh đạo TP HCM. Trách nhiệm dập dịch ở TP HCM trở thành trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Tổng bí thư của Đảng. Chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn.

Nói đến trách nhiệm trực tiếp tức là chủ thuyết về dập dịch bao gồm ý tưởng, biện pháp, quy trình dập dịch… với nội dung cơ bản được đề xuất trực tiếp từ người có trách nhiệm. Đây chính là “nghĩ thật”. Hô hào mà không đưa ra biện pháp cụ thể đều không dập được dịch. “Nghĩ thật” gắn liền tư tưởng với biện pháp.

Huy Đức - Đừng cố kiểm soát bằng mọi giá

 

Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Có hàng triệu người tới Sài Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là nhà.

Chính quyền có ý định tốt là mong muốn kiểm soát dịch tuyệt đối. Nhưng, cũng như trước sóng thần, lụt bão... nhiều khi, con người phải chấp nhận bất lực trước thiên nhiên. Thay vì nghĩ rằng mình có thể kiểm soát, cần tiên liệu là sau quyết định của mình, người dân sẽ sống bằng gì.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.07.2021


 

Lưu Trọng Văn - Mỹ đã bật công tắc: Đối tác chiến lược


Báo chính thống Việt Nam đưa tin: "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại”.

Xin nhấn mạnh hai chữ "hàng đầu" không kèm theo cụm từ "một trong". Điều đó khẳng định Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác quan trọng nhất trong đối ngoại của Việt Nam.

Đáp lại lời khẳng định "luôn coi..." này của chủ tịch Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói gì?

Tạ Duy Anh - Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã nói rõ, còn Việt Nam ?


Trung Quốc đã nói rõ là họ phải sở hữu 80% diện tích Biển Đông. Ngoài những lời tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đường lưỡi bò là một sự xác quyết rõ ràng và bá quyền nhất cho tham vọng này.

Điều đó có nghĩa, toàn bộ những gì Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, trước sau cũng sẽ bị họ đánh chiếm (có chiếm được không lại là chuyện khác).

Hoa Kỳ cũng đã nói rất rõ là những đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông là vô lý và vô nghĩa. Hoa Kỳ đã, đang và sẽ còn đủ sức để đảm bảo tuyên bố này không chỉ là tuyên bố suông.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 22 : Tang thương


Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ "toang" và "bùng" ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975.

Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong tỏa, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực.

Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.

Thái Hạo - Tháo chạy và trở về


Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ.

Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

Phan Thị Châu - « Đói quá chị ơi, cho xin một hộp cơm đi »


Các ông, các bà xem đi: chỉ vì xin một hộp cơm thôi mà họ phải khom lưng, cúi nhìn qua khe cửa để chắp tay vái lạy chúng tôi.

Hãy nhìn bàn tay nhăn nheo, nổi gân ngửa ra thò dưới khe cửa để xin cơm …nhưng vẫn chỉ nhận được  từ chúng tôi, lời từ chối trong nước mắt, thì các ông bà biết chúng tôi đã đau đớn biết chừng nào!

Năm ngày nay, tuy ngày nào quán cũng nấu gần 600 suất ăn, nhưng sợ bà con ùa đến, chính quyền rầy rà (họ đã buộc tôi ký biên bản cam đoan chấp hành Chỉ thị 16. Nếu không làm được sẽ xử lý theo pháp luật), quán đành hạ cửa, để ngăn bà con vào xin. Vậy mà họ vẫn đứng ngoài van xin.

Đoàn Bảo Châu - Truyền thông đúng đắn và cởi mở chính là một cách để xây dựng quyền lực mềm


Mỗi lần có các bạn phóng viên nước ngoài nhờ tôi xin ý kiến từ một quan chức của Việt Nam thì hầu như bao giờ cũng thất bại.

Họ sẽ bảo theo quy định là phải có giấy của Bộ Ngoại Giao đưa sang, mà muốn có giấy thì tòa báo phải gửi thư sang Bộ Ngoại Giao trước. Việc ấy mà làm đầy đủ thì mất vài ngày. Trong khi ấy thì nhiều bài báo có tính thời sự lại cần ngay.

Như bài báo sắp tới trên New York Times về việc Việt Nam giúp tìm được xác một phi công Mỹ dưới Biển Đông thì người phát biểu sẽ không thể nói gì có thể sai được. Bản chất của bài báo như vậy là hoàn toàn tích cực, việc hợp tác là để củng cố mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện thiện chí, chính sách nhân đạo của người Việt Nam.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.07.2021


 

vendredi 30 juillet 2021

« Cách mạng » cộng sản Cuba đang tàn hơi


Đăng ngày:


Đối với hàng triệu du khách nhất là người Pháp, cái tên Cuba gợi lên ánh nắng mặt trời, điệu nhảy salsa, cocktail mojito, những chiếc xe cổ lỗ sỉ từ thế kỷ trước…Từ ngày 11/07, một loạt các cuộc biểu tình ở khắp nơi trên đảo quốc đã làm lộ ra một bộ mặt khác, đó là một cuộc cách mạng đang hấp hối. Phải chăng sau 62 năm ngự trị, đây là khởi đầu cho hồi kết của chế độ cộng sản kiểu Castro ? Fidel đã chết, nhưng những huyền thoại bao quanh vẫn tồn tại.

Các huyền thoại đã chết

Nhà văn Mã Kiến : 70 năm cộng sản,Trung Quốc không còn tình người


Đăng ngày:


Nhà văn kể lại cách đây vài năm khi đến Đài Loan dự một liên hoan văn chương, ông đến một khu chợ đêm tìm món tangyuan (thang viên, một loại chè trôi nước nhân mè đen) để đỡ nhớ quê hương. Bà chủ gian hàng đã bán hết, nhưng chỉ cho ông mua hàng đông lạnh ở siêu thị, mang về bà nấu giùm và nhất định không chịu lấy tiền. Sự tử tế của bà cụ không quen biết khiến nhà văn nhớ lại renqing (chữ Hán là nhân tình, tức tình người), giá trị Khổng giáo truyền thống nay đã phai nhạt ở Hoa lục.

Đảng Cộng Sản với 70 năm ngự trị, từ thời Mao đã bám chặt quyền lực bằng sự tàn bạo, tuyên truyền và dối trá. Công dân là những con cờ ngốc nghếch bị lóa mắt bởi một tương lai hoang tưởng, bị giam cầm trong địa ngục của hiện tại. Nhà độc tài bịt mắt dân chúng một cách dễ dàng.

jeudi 29 juillet 2021

Nguyễn Quang Vinh - Sài Gòn: Người vô gia cư


Tưởng ngủ nhưng rồi nằm nghĩ, ở Sài Gòn và một số thành phố lớn khác nữa, rất nhiều người vô gia cư, rất nhiều. Đặc biệt Sài Gòn, mùa dịch này, với giãn cách xã hội, với lệnh cấm giới nghiêm sau 18 giờ, họ sống thế nào?

Họ, những người vô gia cư ban ngày với đủ thứ việc, bây giờ dịch dã, phố vắng, đường vắng, ngõ chăng dây, họ sống ra sao?

Đêm, như bình thường, một số nhóm hội từ thiện, các em sinh viên, thanh niên tình nguyện thường vẫn đi gặp họ, san sẻ chai nước, miếng bánh, hộp cơm. Giờ giới nghiêm đêm, không ai đi được, những người vô gia cư ai lo?

Dũng Phan - Dạy đời trong tang thương đồng loại


Bức ảnh này rất thâm thúy. Tất cả chúng ta đều có thể thấy chính bản thân ở trong đó.

Mảng màu xanh có thể không đơn thuần chỉ là giàu có, điều kiện đủ. Mà còn có thể là những cậu nhóc, cô nhóc được bố mẹ nuôi, lên mạng gõ phím bình thiên hạ.

Cũng có thể là những vị chức sắc chống dịch bằng giấy và các chủ trương. Những người làm nhiệm vụ nhưng thiếu lý, thiếu tình và chỉ làm sao cho số đẹp để báo cáo với thủ trưởng.

Hoàng Linh - "Chín tầng gươm báu trao tay"


Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong tình thế đặc biệt, giao quyền cho chính phủ, Thủ tướng...kể cả ban hành tình trạng khẩn cấp.

Tôi ủng hộ viêc tập quyền về Thủ tướng, và đề nghị ông sử dụng quyền chính phủ để ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm thống nhất việc chống dịch.

Phải thấy ánh sáng cuối đường hầm, phải có thời điểm thời đoạn, không thể nay khác mai khác.

Nguyễn Thông - Hàng thiết yếu


Mấy nhà hoạch định chính sách hình như đầu óc có vấn đề. Lộ rõ nhất là chuyện ban bố quy định về chống dịch. Dịch chả thấy chống, lại thành chống dân, đè dân.

Họ đã nghĩ hàng thiết yếu chỉ là cái bỏ vào mồm, và theo họ không phải bất cứ thứ nào bỏ vào mồm cũng thiết yếu, mà chỉ có gạo rau thịt cá thôi.

Mua những thứ đó thì được ra đường, được cho đi, không bị phạt, còn những thứ khác thì a lê hấp, về, nhè tiền ra, cấm cãi. Mua gạo thì được, chứ mua bánh, kể cả bánh mì, thì phạt, đại loại vậy.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 21 : Chuyện shipper


Đã qua mấy kỳ giãn cách rồi giới nghiêm, tình hình thành phố vẫn chưa ổn, nghe nói sẽ tiếp tục giới nghiêm với nhiều biện pháp khắt khe hơn. Có lẽ kéo dài đến tháng Chín.

Bèn kiểm tra lại lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh. Thấy đã vơi đi nhiều, tủ đã có nhiều khoảng trống. Xem hũ gạo, coi lại mì gói, toàn chỉ còn lưng lửng. Gọi mấy mối quen, mối nào cũng ngại không có shipper, kiểu này thì kẹt rồi. Thành phố làm gắt gao kiểm soát người đi đường, nhưng không có giải pháp để hàng hóa được lưu thông khiến cho cuộc sống của dân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong lúc giãn cách với thời gian quá dài như thế này, chợ không mở, hàng quán đóng cửa, đến siêu thị thì mất quá nhiều thời gian đợi chờ và cũng dễ lây nhiễm trong không gian bít bùng máy lạnh. Mua hàng online là một giải pháp tốt nhất, nhưng lại gặp trở ngại về chuyên chở.

Covid-19: Biến chủng Delta xuất hiện tại ba tỉnh Trung Quốc


Đăng ngày:

Đợt bùng phát này bắt đầu từ khi có 9 công nhân ở sân bay Nam Kinh xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 20/07, sau đó phát hiện đến 171 ca tại tỉnh Giang Tô và lây lan sang ít nhất 4 tỉnh khác. Đây là đợt lây nhiễm rộng nhất về mặt địa lý sau nhiều tháng, thách thức nỗ lực dập dịch của Trung Quốc: vừa xét nghiệm hàng loạt, vừa phong tỏa và truy vết.

Bắc Kinh luôn khoe khoang thành tích chống lại virus xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, dập tắt được dịch Covid-19 tại phần lớn Hoa lục, giúp nền kinh tế hồi phục. Đợt dịch mới cộng với các trường hợp lọt qua từ biên giới Miến Điện đang đe dọa thành công này.

Anh mở cửa cho du khách Mỹ và châu Âu đã tiêm chủng, trừ Pháp


Đăng ngày:

Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boëda cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một thông báo rất được chờ đợi nhưng lại mang đến thất vọng cho người Pháp. Dù đã được chích ngừa, những người từ Pháp sang vẫn bị buộc phải cách ly 10 ngày khi đặt chân lên đất Anh.

Mỹ - Ấn quan ngại trước đà tiến của Taliban ở Afghanistan


Đăng ngày:

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Delhi giải thích :

Từ khi quân Mỹ triệt thoái khỏi Afghanistan, Ấn Độ trở nên dễ tổn thương hơn : các binh sĩ Pakistan cùng với quân Taliban có thể nhắm vào các lợi ích của Ấn Độ, như đã từng xảy ra trong vụ tấn công vào đại sứ quán Ấn Độ tại Kabul năm 2008.

Châu Âu hoan nghênh tân đại sứ Mỹ được Biden đề cử


Đăng ngày:

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :

« Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Mark Gitenstein và hy vọng Thượng viện Mỹ sẽ phê chuẩn. Châu Âu coi thông báo của Nhà Trắng là một dấu hiệu mới của Mỹ nhằm xích lại gần Liên hiệp Châu Âu, theo ý muốn của tân tổng thống.

Tin vắn 29.07.2021

 


(Reuters & AFP) –
Đại sứ « chiến lang » Trung Quốc đã đến Washington

Tân đại sứ Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) hôm qua 28/07/2021 đã đến Mỹ, tuyên bố đầu tiên của ông là quan hệ Mỹ-Trung có nhiều tiềm năng và chúc Hoa Kỳ chiến thắng Covid. Đại sứ quán Trung Quốc đăng ảnh tân đại sứ Tần Cương 55 tuổi đến sân bay với khẩu trang có in lá cờ đỏ.

Nguyên là thứ trưởng ngoại giao nổi tiếng hung hăng, « chiến lang » Tần Cương thay thế ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) 68 tuổi sau 8 năm phục vụ ở Washington.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.07.2021


 

mercredi 28 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên ưu tiên tiêm vaccin cho ai?

 

Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccin hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay.

Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.

Theo báo Lao Động, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccin [1]. Theo quy định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v… Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.

Hoàng Nguyên Vũ - Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải : Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?

 

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3

Một ngày buồn.

Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.

Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt hai năm qua, phải từ giã cõi đời.

Lá thư thứ hai của ông Đoàn Ngọc Hải gởi bí thư Nguyễn Văn Nên


Thành phố Hồ Chí Minh 6 giờ 48 phút sáng nay 28-7-2021

Kính gửi : Anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Cá nhân anh dù rất nhiều việc (tôi được biết anh không có vợ con, gia đình như bao người khác), anh đang cùng với cả hệ thống chính trị căng mình lãnh đạo, chỉ đạo chống đại dịch covid 19 ; nhưng đã vẫn chỉ đạo bộ máy cơ sở làm rõ, giúp đỡ gia đình chị Ngô Trân Châu, địa chỉ 22 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

Anh cũng đã chỉ đạo trợ lý liên hệ với tôi trao đổi một số việc liên quan...

Võ Xuân Sơn - Cuộc chiến của những người dân

 

Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vaccin Covid-19, thực hiện tiêm 'xã hội hóa', thì những người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.

Có một gia đình có truyền thống làm từ thiện tại Sài Gòn. Tôi quen chị cũng thông qua những chuyến đi từ thiện. Chị cho tôi biết, gia đình chị đang có ý định mua tặng cho TPHCM và Huế, quê anh chị, 300 máy thở. Sau khi tìm hiểu, tôi khuyên chị nên chọn loại máy xâm nhập, mắc hơn nhưng cần thiết hơn, tác dụng cứu người rõ ràng hơn.

Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.

Mai Quốc Ấn - Đi thăm F0

 

Mình thấy bình thường mà mọi người rất sợ. Đứa em F0 mà hết sốt và tự cách ly kỹ rồi. Chỉ đi qua gửi đồ ăn thôi mà ai cũng nhìn, cũng hỏi.

Trước khi vô được nơi cần tiếp tế là ghé nhà thuốc. Xếp hàng mua thuốc chỉ có kẽm và vitamine C, các thuốc hạ sốt cháy hàng. Người mua xếp hàng không ít nhưng nhà thuốc có vẻ quen rồi nên điều phối tốt, xịt cồn tay cho khách cũng kỹ.

Tôi vào con đường nhiều kỷ niệm - đường Đoàn Văn Bơ, Quận Tư. Qua mấy lớp chốt của Quận Tư mới tới. Dân chỉ cách đi bọc hẻm nhỏ (như ngách Hà Nội) chứ có đoạn khoảng 8 căn nhà bị chăng dây giữa đường không đi được. Trong cái hẻm chăng dây ấy (đoạn 488 phường 14 thi phải) có hai vợ chồng chở nhau đi. Đội dây lên mà đi, nói như phân bua mà mắt buồn hiu, tụi tôi qua Chợ Rẫy. Người nhà mất rồi...

Nguyễn Đình Bổn - Các ca nhiễm tăng nhanh nơi nào?

 

Hiện giờ không có bất kỳ thông tin nào về các ca nhiễm tại Sài Gòn ngoài con số từ Bộ Y tế. Ví dụ rất khó biết trên sáu ngàn ca hôm qua tập trung ở đâu.

Tôi ở Gò Vấp, địa bàn bị Chỉ thị 16 từ hai tháng trước. Con hẻm nhà tôi nhiều ngã thông, rất đông dân. Bên trái, bên phải nhà tôi đều bị phong tỏa đoạn ngắn.

Hôm nay phía tay phải đã dỡ phong tỏa, chỉ gắn bảng cho một căn nhà, cảnh báo là nơi cách ly tại nhà. Như vậy ca đó lây từ chỗ làm và không lây nhiễm cho bất kỳ hàng xóm nào.

Nguyễn Đức Hiển - Thành phố hoang vu

 

Phố giờ vắng lắm ...

Chỉ có khu cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid như bệnh viện Hô Hấp, Chợ Rẫy và Nhiệt Đới là chật chội và nhiều nơi quá tải. Chật chội nhưng yên lặng, bởi không có người thăm nuôi và bệnh nhân thì thở ô xy.

Những người có thể, đã tìm cách rời thành phố. Những người không được quê hương tổ chức xe đón về, bị kẹt lại.

Lê Học Lãnh Vân - Tác động giãn cách trên các công ty vừa và nhỏ


1) Chiều ngày 13/7/2021 mới nghe nói ngày từ 0 giờ đêm 14/7 rạng 15/7 sẽ thực hiện lệnh yêu cầu các xí nghiệp phải lo cho công nhân ăn ở tại chỗ, ngủ tại chỗ.

Đêm đó, một công ty sản xuất ở một khu công nghiệp trong thành phố trên ngàn công nhân thức suốt sáng. Ban giám đốc thức và nhân viên, công nhân thức.

Ban giám đốc thức vì lo sắp xếp nơi ăn, ngủ cho ngàn con người trong không biết bao nhiêu tuần lễ tới, vì không ai biết khi nào cái lệnh kia hết hiệu lực.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 20 : Đau thương và nghĩa tình

 

Đêm hôm qua không ngủ được. Nằm lắng nghe tiếng của đêm. Đêm Sài Gòn không còn âm thanh. Hình như có cảm giác tiếng dế giờ không cất tiếng nữa, chó cũng không sủa, tiếng mèo gọi đực cũng không còn trên những mái nhà. Không khí như đông đặc lại, nén chặt đầy bất trắc.

Ánh đèn đường rọi xuống căn phố vắng, xuống con đường không bóng đổ của người đi. Giống như cảnh trong một cuốn phim mô tả một khu phố ma không tiếng thở. Thỉnh thoảng một chiếc xe cứu thương hú còi chạy vội vã, âm thanh như tiếng của tử thần.

Giờ phút này, nếu dính bệnh mà được nằm trong chiếc xe cấp cứu là một diễm phúc. Bởi dù nặng hay nhẹ, dù bệnh dữ hay bị nhiễm virus, dù hấp hối hay còn thoi thóp thở mà liên lạc được xe, liên lạc được bộ phận có trách nhiệm, liên lạc được một bệnh viện nào đó đồng ý nhận có nghĩa là còn cơ hội sống. Trong những bộn bề và quá tải của các bệnh viện, chuyện sống chết bây giờ chỉ trông vào hên xui của số mệnh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.07.2021


 

Lưu Trọng Văn -Từ cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Gã đọc được thư gửi bí thư Nguyễn Văn Nên của ông Đoàn Ngọc Hải - chứng kiến cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, em gái kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.

Do quá đau lòng nên không đưa bức thư đó lên facebook của mình.

Tuy vậy gã đã gửi bức thư ấy cho một người có mối quan hệ gần gũi với nhiều vị lãnh đạo cùng lời nhắn: cái chết do thiếu phương tiện cấp cứu của con gái kiến trúc sư nổi tiếng, người thiết kế Dinh Độc Lập chứng tỏ có sự quá tải của hệ thống y tế Sài Gòn.

Tiểu Vũ - Hiểu nhầm hay cố tình hiểu sai ?


Hình như báo chí và ông bí thư quận 3 đã "hiểu nhầm" hoặc cố tình hiểu sai status của anh Đoàn Ngọc Hải.

Đọc kỹ status của anh Hải chúng ta không hề thấy anh ấy đề cập bệnh nhân mắc bệnh gì. Không có bất cứ chữ nào là Covid-19 hoặc dương tính.

Vấn đề anh Hải nêu rất rõ ràng, là bệnh nhân cần được đi cấp cứu, nhưng gọi đến cơ quan y tế thì không được hồi đáp. Cuối cùng nạn nhân đã tử vong tại nhà.

Thư ông Đoàn Ngọc Hải gởi bí thư Nguyễn Văn Nên


Thành phố Hồ Chí Minh 16 giờ12 phút chiều nay 27-7-2021.

Kính gửi anh Nguyễn Văn Nên, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

Tôi tên Đoàn Ngọc Hải, là người lái xe cứu thương 51B 50744. Tôi đã chở 22 bệnh nhân và 8 người đi cấp cứu trong 11 tháng qua.

Tôi đang đứng chờ hàng giờ đồng hồ ở trước số nhà 22 Trương Định, phường 6, quận 3 để chở một người phụ nữ 54 tuổi bị sốt và khó thở.

mardi 27 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Đề xuất thêm một lần nữa


Kính gởi ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Đọc báo Tuổi Trẻ, thấy ông phát biểu “chúng ta xin nhân dân lượng thứ”. Thực tình thì tôi không hiểu lắm khi ông sử dụng đại từ “chúng ta”. Tuy nhiên, qua cách mô tả của Báo Tuổi Trẻ, thì đây là một phát biểu chân thành. Và tôi cảm động vì điều đó.

Mặc dù chưa có quan chức nào như ông nói theo cách như vậy, nhưng tôi cho rằng, nói vẫn dễ hơn thực hiện. Cái mà nhân dân mong muốn, là những người nắm chính sách phải thấy được thực tế, và đưa ra những quyết sách mang lại kết quả thực sự. Nếu thực tâm, ông có thể tìm thấy đề xuất của tôi cách đây một tuần ở Sở Y tế TPHCM (tôi không rõ nó có được chuyển đến văn phòng của ông không).

Võ Xuân Sơn - Giảm nhẹ thiệt hại do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra


Tình hình đã rất nghiêm trọng, chậm thay đổi ngày nào, thiệt hại sẽ nặng nề thêm rất nhiều.

Tôi mong rằng bạn nào có mối quan hệ, chuyển ý kiến này của tôi đến các ông lãnh đạo Chính phủ: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo Bộ Y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; lãnh đạo TPHCM: Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh.

Ngày hôm nay, chúng ta lại ghi nhận những kỷ lục buồn. Cả nước có gần 6.000 ca nhiễm virus Vũ Hán mới, riêng TPHCM 4.709 ca. Gần cả tuần nay, ngày nào chúng ta cũng lập kỷ lục buồn giống như hôm nay. Cái ngày Việt Nam cán mốc 100.000 ca sẽ không còn xa. Và sau đó, mọi chuyện sẽ tăng tốc phi mã. Nếu cứ duy trì cách chống dịch như hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 19 : Giới nghiêm và những chuyện khác


Thế là Sài Gòn trải qua đêm giới nghiêm đầu tiên thời đại dịch. Đường vắng tanh, không còn một Sài Gòn, thành phố không ngủ của những năm tháng bình yên ngày cũ. Nó gợi nhớ Sài Gòn giới nghiêm của một thời chiến tranh đã đi qua hơn bốn mấy năm rồi.

Nhưng giới nghiêm thời chiến khác hẳn giới nghiêm thời dịch. Giới nghiêm thời chiến tranh mang không khí bi tráng còn thời dịch thì bi thương. Hình ảnh chiếc xe gắn máy cô độc trên phố vắng nửa đêm chở theo chiếc quan tài ván đơn sơ làm nhức nhối lòng người. Nó như là một biểu tượng của đêm Sài Gòn mùa đại dịch.

Đau thương, mất mát, chết chóc, chia ly và bi ai. Sẽ chẳng có nén nhang nào, cành hoa nào, tiếng kinh cầu nào, ánh nến nào cho người chết vì dịch. Xác chết bị đưa vào lò thiêu lặng lẽ không một người thân đưa tiễn. Chiến tranh cũng không đến nỗi bi đát như thế cho một người nằm xuống.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 18


Sài Gòn hôm nay vắng hơn mọi hôm, các lực lượng vẫn có mặt trên các chốt chặn.

Vừa xem một clip không biết quay ở quận nào nhưng chắc chắn là ở thành phố này. Một bà trung niên chở một đứa con khoảng năm, sáu tuổi đi ngang qua một chốt chặn của dân quân và công an. Bà không trình được một giấy tờ gì nhưng dứt khoát muốn vượt qua chốt.

Anh em thi hành phận sự ở chốt rất ôn tồn và nhẹ nhàng giải thích rồi yêu cầu bà quay xe lại. Thế nhưng bà ta không chấp hành mà chửi như tát nước vào mặt những người đang làm việc. Bà ta khoe gia đình bà là Việt Cộng từng hoạt động ở thành phố này và có hai liệt sĩ.

Hoàng Nguyên Vũ - Xin đừng làm trò trong lúc dịch bệnh rối ren


Thực sự Sài Gòn mệt, đang rất mệt. Các anh các chị (đặc biệt là đội thông tin viên, dư luận viên), nếu không làm được gì cho dân cho nước, không có ý kiến góp ý cho dân cho nước cùng chống dịch, thì các anh chị nên im cái miệng lại.

Lúc này không phải là lúc các anh các chị kéo vào tô hồng xã hội, đánh đồng tất cả những ý kiến người dân góp ý chống dịch là "chống đối" và hỏi những câu: "Biết cái gì mà dạy nhà nước chống dịch"; tụng ca những gương mặt dân túy lên trời xanh, đổ lỗi cho người dân vô ý thức.

Ai đang quản các anh chị thì lùa các anh chị về chuồng giùm.

Nguyễn Thông - Chuyện thương binh


Hôm nay 27.7 lịch dương nhưng lại là ngày tưởng nhớ biết ơn liệt sĩ-thương binh, một dạng lễ kiểu lịch âm, tưởng nhớ người đã khuất. Dĩ nhiên không phải ai chết cũng được nhớ dù cuộc chiến tranh năm xưa, binh đao máu đổ làm chết biết bao người.

Có rất nhiều hồn ma, người cụt người què khốn khổ bị chôn vùi, quên lãng, chỉ bởi họ bị xô đẩy vào trận huynh đệ tương tàn và bị thua cuộc. Đánh nhau do ý thức hệ thì sự phân biệt cũng từ ý thức hệ.

Xứ ta thời hậu chiến, lực lượng thương binh (của phe thắng cuộc) là một dạng vết thương xã hội, lâu lâu gặp khi trái gió trở trời lại sưng tấy, mưng mủ, đau nhức. Một loại đối tượng rất nhạy cảm, nếu không có chính sách đối xử hợp lý hợp tình sẽ dễ sinh chuyện. Điều ấy cắt nghĩa vì sao chính quyền phải có hẳn một bộ gọi tên “Lao động - Thương binh - Xã hội”, tức là thương binh được xem như một đơn nguyên ngang hàng với “lao động” và “xã hội”.

Covid: Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ mong Việt Nam sớm kiểm soát được tình hình


Đăng ngày:

Động thái trên được đưa ra vài ngày trước khi ông Phạm Minh Chính tiếp tục được Quốc hội khóa XV ngày 26/07 bầu làm thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Gần bốn tháng trước, ông Chính khi đang làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã được Quốc hội khóa XIV bầu vào chức thủ tướng (nhiệm kỳ kết thúc vào 2021) thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm chủ tịch nước.

Theo báo chí trong nước, trong phát biểu nhậm chức hôm 26/07/2021 ông Chính nhấn mạnh đến việc tập trung chống dịch Covid đang bùng phát tại Việt Nam, với chiến lược vac-xin. Chính phủ khóa mới cũng sẽ cố gắng tháo gỡ những rào cản về cơ chế đang làm trì trệ nền kinh tế.

Lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Trung tiếp tục chỉ trích nhau trong cuộc gặp tại Thiên Tân

 

Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng đến Đông Nam Á


Đăng ngày:

Một viên chức Mỹ tháp tùng cho biết chuyến đi nhằm chứng tỏ Hoa Kỳ là đối tác khả tín của các nước châu Á, luôn có mặt những khi cần thiết. Một ví dụ là hiện nay Hoa Kỳ cung cấp gần phân nửa số lượng vac-xin chống Covid mà G7 đã hứa, là quốc gia viện trợ vac-xin nhiều nhất thế giới cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình.

Riêng Việt Nam đã nhận được 5 triệu liều vac-xin Moderna, được gởi đến vào lúc đợt dịch thứ tư đang bùng lên dữ dội ở Sài Gòn.

Nga khóa 49 trang web liên quan đến nhà đối lập Navalny


Bài đăng trên RFI ngày 27.07.2021

Roskomnadzor, cơ quan quản lý viễn thông Nga đã khóa 49 trang web có liên quan đến Alexei Navalny, theo một nhân vật thân cận với nhà đối lập hôm 26/07/2021. Biện pháp này nhằm ngăn cản các hoạt động của những người ủng hộ ông Navalny trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng Chín tới.

Thông tín viên Jean-Didier Revoin tại Matxcơva cho biết thêm chi tiết :

« Còn chưa đầy hai tháng đến kỳ bầu cử Quốc hội, chính quyền Nga đã bồi thêm một đòn mới cho những người ủng hộ Alexei Navalny. Trang web của ông và của một số người thân cận như Lioubov Sobol đã bị tư pháp đóng lại. Trên thực tế, tất cả những trang web có liên quan đến các tổ chức vệ tinh của nhà đối lập đều không thể truy cập được từ Nga.

Joe Biden loan báo kết thúc "nhiệm vụ chiến đấu" của quân Mỹ ở Irak


Đăng ngày:

Ông Biden phát biểu như trên trong dịp tiếp đón thủ tướng Irak Moustafa al-Kazimi tại Nhà Trắng hôm qua, nhưng không nói cụ thể về lực lượng được triển khai tại Irak. Tổng thống Mỹ giải thích, vai trò của các quân nhân Mỹ tại đây là « huấn luyện » và « trợ giúp » quân đội Irak chống lại tổ chức thánh chiến Daech (IS).

Về phía thủ tướng Irak nói rằng quan hệ giữa hai nước « chưa bao giờ vững chắc như thế ». Ông Al-Kazimi đến Washington tìm kiếm một dấu hiệu hỗ trợ về chính trị nhằm củng cố vị trí khá bấp bênh, ba tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội.

Tin vắn 27.07.2021


(AFP) -  Tập đoàn Tencent bị Bắc Kinh trừng phạt

Sau hai tập đoàn Alibaba (bán hàng trên mạng) và Didi (ứng dụng gọi xe như Uber), hôm qua 26/07/2021 đến lượt tập đoàn Tencent (Đằng Tấn) bị trừng phạt vì vi phạm luật chống độc quyền.

Tập đoàn hiện đang kiểm soát trên 80% âm nhạc trực tuyến phải từ bỏ độc quyền này, và các cổ phiếu của Tencent sụt giá ngay trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Loạt trừng phạt mới cho thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn giám sát lãnh vực tư nhân chặt chẽ hơn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.07.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.07.2021


 

lundi 26 juillet 2021

Dân Cuba làm cách mạng chống "Cách mạng" : Ngày tàn của chế độ đã điểm


Đăng ngày:

« Nổi dậy ? Không, đó là cách mạng ! »


« Đó là một cuộc nổi dậy à ? - Không, thưa bệ hạ, đó là cách mạng ! ». Tuần báo cho rằng không thể không nhớ đến sự sững sờ của vua Louis XVI vào thời điểm dân Pháp phá ngục Bastille năm 1789. Cuộc biểu tình lịch sử của người dân Cuba hôm Chủ nhật 11/07 đã làm rung chuyển toàn quốc, và gây kinh ngạc cho bộ máy Nhà nước, đứng đầu là ông Miguel Diaz-Canel mới lên thay Raul Castro được ba tháng.

Kể từ cuộc cách mạng Cuba năm 1959, chưa bao giờ người dân dám công khai thách thức chế độ như thế. Từ La Habana cho đến mọi miền đất nước, hàng ngàn người biểu tình ở các thành phố hô vang « Tự do ! » « Đả đảo độc tài ! », và đặc biệt « Chúng tôi không còn sợ nữa ! »