Affichage des articles dont le libellé est Ăn chay. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ăn chay. Afficher tous les articles

mardi 1 septembre 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Miệng ăn đồ chay, lòng nghĩ đồ mặn: Vậy ăn chay làm cái gì?



Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món "tiết canh chay". Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này.

Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh giết chóc, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các Phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?

Tôi không ăn chay. Trước đây, từng có lần ăn vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thời mới quy y tam bảo, nhưng sau này tôi thấy, ăn chay không đủ đạm, người cứ mệt mỏi (là thể trạng tôi, bạn có thể thấy ăn chay tốt theo thể trạng của bạn, không tranh luận), thì tôi ngừng.

Bùi Văn Thuận - Ăn chay nhưng tâm ma và có tính đảng



Năm 2014, tôi có gần năm làm giúp bà chị họ ở Bù Gia Mập, Bình Phước. Chị ấy nhận thầu căng-tin của bệnh viện Nhân Ái. Ở đây, lần đầu tôi chứng kiến chuyện "ăn chay" nhưng mang "tâm đảng". Nó độc địa hơn tâm ma trong truyền thuyết và văn hóa Á Đông. 

Bệnh viện Nhân Ái là nơi trú thân cuối cùng của những bệnh nhân AIDS. Bệnh nhân rất đông, được quy tụ từ nhiều tỉnh thành phía Nam, nhưng đông nhất là đến từ Hồ Chí Minh. 

Chế độ ăn của những người bệnh chờ chết, gầy gò, đen đúa và khắc khổ ở Nhân Ái là nỗi ám ảnh với tôi suốt cả năm sau đó. Bữa cơm của bệnh nhân, thức ăn thông thường nhất là thịt heo vụn, mỡ lẫn hạch ở nọng cổ con heo (nói chung là những thứ mà người mổ heo bỏ đi không bán được). Những thứ đó được băm nát ra để nấu lên thành món "thịt băm" cho bệnh nhân. Rau cũng là rau ế, héo và loại thải ngoài chợ. Lâu lâu có cá thì cũng là loại đầu thừa đuôi thẹo, đồ bỏ đi.