Affichage des articles dont le libellé est Mê Kông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mê Kông. Afficher tous les articles

samedi 23 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Phù Nam phập phù!

 

Theo Reuters, Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia đang đình trệ vì Trung Quốc không cung cấp vốn như các quan chức Campuchia thông báo vào bốn tháng trước.

Dự án này dự kiến nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

Kênh Funan Techo có chiều dài 180 km, rộng 100 m ở mặt nước và 80 m ở đáy, độ sâu là 5,4 m. Theo tài liệu Campuchia trình lên Ủy hội Sông Mêkông (MRC) tháng 8/2023, kênh đào này dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2028.

lundi 5 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Campuchia khởi công xây dựng kênh đào “Funan Techo”

Hôm nay (05/08) tại tỉnh Kandal, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã nhấn nút khởi công dự án gây tranh cãi kênh đào “Funan Techo” – (Phù Nam – Techo) trên sông Mê Kông.

Dự án kênh đào có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD (do công ty Cầu Đường Trung Quốc/CRBC nghiên cứu, tài trợ). Được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km chảy từ sông Mê Kông đoạn qua thủ đô Phnom Pênh ra vịnh Thái Lan, để thoát khỏi lệ thuộc vào tuyến đường thủy qua Sông Hậu của Việt Nam, ra Biển Đông.

Kênh đào này rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m ở hạ nguồn, có độ sâu 5,4 m. Kênh có hai làn để tàu thuyền tránh nhau an toàn. Kinh phí này là khó đủ, khó có độ tin cậy, trong khi cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville có bốn làn xe, hoàn thành vào năm 2023 với chi phí 2 tỉ USD.

jeudi 2 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long


Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.

Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước, Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.

Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

mercredi 11 août 2021

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt


Đăng ngày:

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

mercredi 4 mars 2020

Trương Châu Hữu Danh - An ninh lương thực cho ai?



Người dân Chợ Gạo đã vét đến những giọt nước cuối cùng cho đồng ruộng, chỉ để đảm bảo "an ninh lương thực". Mà an ninh lương thực cho ai, khi hàng chục năm nay Việt Nam luôn tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới!

Việc sử dụng nước ngọt để trồng lúa, trong số các quốc gia dọc sông Mêkông, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có nước tưới trong mùa khô (đông xuân), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hằng năm từ 6-7 triệu tấn gạo. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, sản xuất mỗi một kg lúa tốn đến 3.000 lít nước. Vậy để xuất khẩu gạo 6 - 7 triệu tấn gạo cho "an ninh lương thực thế giới", sẽ tốn bao nhiêu nước?

mardi 3 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...

samedi 22 février 2020

Lưu Trọng Văn - Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu?


Thế lực thù địch là đây, thưa ngài chủ tịch Trọng!

Chỉ còn hai tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10.2019 – 4.2020) cho dự án thủy điện Luang Prabang. Nếu chính phủ và người Dân Việt Nam không có phản ứng quyết liệt nào trong hai tháng tới để ngăn chặn dự án ngăn dòng Mêkông này, thì lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4.2020.

Theo các chuyên gia về sông Mêkông, thì cùng 11 con đập ở Trung Quốc ngăn nước Mêkông với đập tại cố đô Lào này sẽ càng tạo nên thảm họa cho đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Hàng triệu hecta lúa, cây trái cùng kế sinh nhai của 20 triệu đồng bào chúng ta sẽ bị hủy diệt vì cạn nguồn nước ngọt và nguồn phù sa.

mardi 18 février 2020

Mạnh Kim - Mêkông đang chết, Việt Nam chọn gì ?


Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mêkông cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic).
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mêkông ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mêkông với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mêkông không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

Những ngày cuối cùng của dòng Mêkông hùng mãnh

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mêkông cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn. Không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người.

mardi 21 janvier 2020

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông để tìm đường ra Biển Đông

Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào.
Đăng ngày:


Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm. Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. 

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc. 

mardi 14 janvier 2020

Ngô Thế Vinh - Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây


THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG, THÊM MỘT THẢM HOẠ MÔI SINH CHO ĐBSCL VIỆT NAM VÀ LƯU VỰC

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

      Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ - ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.
       Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

jeudi 26 décembre 2019

Cá Biển Hồ giảm mạnh, hồi kết được báo trước của làng nổi Cam Bốt


Ngư dân ở Biển Hồ (Tonlé Sap), Cam Bốt, đối mặt với mực nước thấp nhất từ trước đến nay trong năm 2019. RFI/Juliette Buchez
Đăng ngày:


Nước cạn, cá không vào Biển Hồ

Một người buôn cá từ 20 năm qua nói với đặc phái viên của Libération tại Phat Sanday, là trước đây mỗi ngày bà mua được một đến hai tấn cá từ sáu ngư dân quen, nhưng nay chỉ còn 200 ký. Trưởng xóm chài có 400 gia đình, ông Ly Kimsring cho biết thường thì nước dâng vào tháng Năm, tháng Sáu, đó là lúc các loài cá từ sông Mê Kông đến sinh sản. Nhưng năm nay đến tháng Bảy, tháng Tám nước mới ngập, và ngư dân biết rằng thu hoạch sẽ thất bát vì nước cạn, cá sẽ không vào Biển Hồ.

Những người đánh cá hy vọng nước sẽ dâng lên từ tháng 12 đến tháng Hai, nhưng mọi người đều bi quan. Biển Hồ cung cấp đến phân nửa lượng tôm cá cho cả nước Cam Bốt, gồm cá nước ngọt, nước mặn và cá nuôi. Hệ sinh thái ở đây dựa vào một sự thăng bằng mong manh, và là hiện tượng độc nhất trên thế giới. Vừa là hồ vừa là sông, nước Biển Hồ đổ vào sông Mê Kông trong mùa khô và vào mùa mưa, nước từ Mê Kông lại tràn vào Biển Hồ. Đây là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 7% diện tích Cam Bốt. 

vendredi 2 août 2019

Pompeo chỉ trích Trung Quốc, cổ vũ ASEAN xích gần lại với Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đứng cạnh ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các đồng nhiệm khác tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bangkok, ngày 02/08/2019.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 02/08/2019 tại Bangkok chỉ trích các hành vi  của Trung Quốc, đồng thời cổ vũ các nước ASEAN đặt lòng tin vào Hoa Kỳ.

Ông Mike Pompeo tuyên bố với các ngoại trưởng ASEAN : « Hoa Kỳ nay là nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới, và tiêu thụ của Mỹ làm tăng nhu cầu các sản phẩm Đông Nam Á. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất (…). Đầu tư của Mỹ không phục vụ cho một chính phủ hay một đảng chính trị nào ». 

Ông nói thêm, Hoa Kỳ không tài trợ xây cầu để đòi hỏi lòng trung thành, đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ chứ không tạo ra bẫy nợ. Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích các nước ASEAN xích lại gần với Washington thay vì Bắc Kinh, trong bối cảnh tổng thống Donald Trump tái thúc đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

samedi 6 juillet 2019

Hạ nguồn Mêkông trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh



(VnExpress 04/07/2019) Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mêkông. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.

"Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Hủ vay ngân hàng, đổ tiền vào thiết bị, con giống; mua chịu thức ăn công nghiệp. Nhưng anh chỉ có lãi hai năm đầu. Những mùa tiếp theo, sau vài tháng xuống giống, tôm chết nổi kín mặt hồ, con còn sống thì quá bé, không bán được.

Càng nuôi càng lỗ, hai vợ chồng Hủ bỏ ruộng lên Bình Dương tìm việc. Họ bỏ lại sau lưng khoản nợ hai trăm triệu và đứa con 2 tuổi.

jeudi 4 juillet 2019

Lưu Trọng Văn - Cuộc chiến tranh cướp... nước, cướp đất... phù sa



VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hơn 20 năm nay và đang từng ngày tiếp diễn không tiếng súng, không chết chóc ngay lập tức nhưng là một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt gây cho Việt Nam những tổn thất khủng khiếp như một cuộc diệt chủng.

Trung Quốc với sự tham lam độc ác của mình đã độc chiếm nguồn nước sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Tạng đổ về Việt Nam. Mêkông - người Khmer gọi là sông Mẹ, người Việt gọi là Nguồn sống. Mêkông vào Việt Nam tạo nên sông Tiền, sông Hậu cùng chín nhánh - Cửu Long – chín con rồng đổ ra Biển Đông làm nên vùng đất trù phú Nam bộ nuôi sống 20 triệu dân Nam bộ.

mercredi 25 juillet 2018

Vỡ đập tại Lào : Thảm họa được báo trước

Dân làng phải trú tạm trên nóc nhà khi đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) bị vỡ. Ảnh chụp ngày 24/07/2018.

Năm tỉ mét khối nước đã đổ ập xuống, làm chìm ngập ít nhất bảy ngôi làng ở miền đông nam nước Lào tối thứ Hai 23/07/2018 làm hàng trăm người mất tích. Cho đến hôm nay, hàng chục thi thể đã được tìm thấy.
Cụ thể là bao nhiêu người đã bị mất tích tại tỉnh Altapeu ? Chính quyền Lào không thể trả lời được câu hỏi này của báo Le Monde. Chỉ biết rằng vào khoảng 20 giờ tối thứ Hai 23/7, đập Xe-Pian Xe Nanmoy đã bị vỡ. Dòng nước hung dữ đã cuốn đi nhiều căn nhà, người dân phải leo lên nóc những công trình còn đứng vững để trú ngụ, hoặc đeo bám trên cây.

Hôm qua 24/7, hãng thông tấn nhà nước KPL chỉ mơ hồ : « Hàng trăm người bị mất tích ». Tại vùng đất hẻo lánh của đất nước nhiều đồi núi này, và chính quyền không có thói quen minh bạch, tổng thiệt hại khó thể biết được. Đến sáng nay, lãnh sự quán Thái Lan tại Lào mới cho biết con số 19 xác nạn nhân tìm được (và nay đã là 26).

dimanche 1 avril 2018

66 tỉ đô la đầu tư vào Tiểu vùng sông Mêkông

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (G) và các đồng nhiệm Hun Sen (Cam Bốt), Thongloun Sisoulith (Lào) tại Hà Nội ngày 31/03/2018.

Các nhà lãnh đạo sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mêkông hôm nay 31/03/2018 tại Hà Nội đã thông qua một kế hoạch đầu tư đầy tham vọng, với 227 dự án có tổng vốn 66 tỉ đô la cho năm năm tới. Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) đóng góp ít nhất 7 tỉ đô la, số còn lại từ các chính phủ và tư nhân.
Kế hoạch này được đưa ra nhân Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng lần thứ sáu họp tại Việt Nam, với sự tham dự của các thủ tướng Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, phó tổng thống Miến Điện và ngoại trưởng Trung Quốc.