Affichage des articles dont le libellé est Dinh Độc Lập. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dinh Độc Lập. Afficher tous les articles

mercredi 3 mai 2023

Dương Quốc Chính - Xe tăng 390 và 843

 

Trong biên bản hội đàm với Liên Xô vào tháng 10/1975, tổng bí thư Lê Duẩn có nói với tổng bí thư Brezhnev:

"Hai xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập ngụy là hai xe tăng Liên Xô. Những xe tăng đó đã đi từ Hà Nội vào Sài gòn, trải qua đoạn đường dài mấy nghìn cây số".

(Hết trích)

Đó chính là lý do chiếc xe mang số 390 không được công nhận là chiếc đầu tiên vào Dinh Độc Lập, bởi vì nó do Trung Quốc sản xuất! Thay vào đó là chiếc số hiệu 843 do Liên Xô sản xuất.

dimanche 23 mai 2021

Huy Đức - Viện Lịch sử Quân sự nên cập nhật thông tin từ đoạn phim quan trọng này


Trong buổi giao ban báo chí ngày 17-1-2006, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương công bố Kết luận của Viện Lịch sử Quân sự:

"Tại đài phát thanh, đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng cán bộ chiến sĩ trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang soạn thảo thì trung tá Bùi Văn Tùng xuất hiện, từ đó bộ phận cán bộ chiến sĩ trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng".

Kết luận này dựa trên lời khai của Phạm Xuân Thệ và những người lính trung đoàn 66, nhấn mạnh chi tiết, trung tá Bùi Văn Tùng đến đài phát thanh sau.

dimanche 16 mai 2021

Nguyễn Thông - Ông Tùng và sự thật


Thế hệ tôi, vào thời điểm xảy ra sự kiện 11 giờ 30 ngày 30.4.1975 đã trưởng thành (tôi ngoài 20 tuổi), nên không phải không biết gì về lịch sử.

Những ghi chép, bản tin, hình ảnh, phim tài liệu phóng sự nóng phát trên tivi những ngày nóng đó cho thấy rõ Chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 (chứ không phải lữ đoàn trưởng) Bùi Văn Tùng, rồi đại úy Phạm Xuân Thệ, rồi trung úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận..., ai làm gì, việc gì, nói gì đều rất rõ ràng, có bằng chứng hẳn hoi.

Đó là thứ lịch sử dù chưa được đầy đủ nhưng khách quan.

mercredi 5 mai 2021

Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm: Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 2


(...) Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ : “chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm“. Tôi  liền quay sang Minh nói : “Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi‘. Minh nói : ‘Thưa ông, ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho“.

Tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền, lúc này không được dài dòng. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ. Thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “Thưa ông, đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống“. Tôi hỏi lại : “Anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương, phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ, mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ?“.

Một văn bản được lưu giữ 30 năm : Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 1


Đôi lời : Đây là tài liệu được tác giả Le Dao đăng trên trang Facebook Lính Xe Tăng ngày 03/05/2021. Nội dung này đã được đăng vào ngày 30/04/2020, nay được « ghim » lại, TM chỉ chỉnh sửa chấm phẩy và chính tả. Bên cạnh vấn đề công trạng, sự thật lịch sử, còn cho thấy sự chiến đấu kiên cường của những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

LEDAO : Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN (nguyên phó Chính ủy Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp có một bản báo cáo của Chính ủy BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990. Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy pơluya (loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ, dùng giấy than vào thời điểm 1990).

Qua nội dung thư tay của Chính ủy Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân (kèm theo văn bản) thì được biết văn bản này là của Chính ủy Bùi Văn Tùng và chỉ có hai bản. Một bản gửi Viện Lịch sử Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng và một bản gửi ông Đào Văn Xuân - có tính chất thông báo, xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ. Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo "Xưa và nay" năm 2006.

mardi 4 mai 2021

Ngọc Vinh - Tranh công

Bỗng dưng 30-4 năm nay, thiên hạ lại ồn ào cái vụ Dinh Độc Lập, về việc ai là người thảo bản tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh sáng ngày 30-4-1975, dù vấn đề này đã sáng rõ từ lâu,

Tháng 4-1995, trong cuộc hội ngộ sau 20 năm của những người lính chiếm Dinh Độc Lập tại Sài gòn, tôi có dịp gặp trung tá Bùi Tùng, người treo cờ chiến thắng lên nóc Dinh Độc Lập Bùi Quang Thận. Và những người lính chiếm dinh ngày 30-4-1975, trong đó có ba người lính trong tổ lái chiếc xe tăng 390 là Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập.

Sau đó, tôi về tòa soạn viết bài: "Gặp lại những người lính chiếm Dinh Độc Lập" đăng báo Tuổi Trẻ. Trong bài tôi có nói rất rõ rằng, chính ủy Bùi Tùng là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh.

dimanche 6 septembre 2020

Lê Văn Quý -Tại sao lại đốn hạ cây lim trước Dinh Độc Lập ?



Ngày 4.9.2020 chính quyền cho đốn hạ một cây xanh thuộc loại lim sét trước Dinh Độc Lập khiến cho người dân đi từ ngạc nhiên đến tức giận, nhất là những người dân cố cựu sống tại Saigon. 

Để biện bạch cho việc sai trái đó, họ nói rằng cây này bị sâu bịnh, và được trồng năm 1975... Họ nói lấp lửng năm 75, như kiểu cho rằng cây này cũng mới được trồng sau này chứ không phải quý báu gì, để người dân tưởng rằng cây này được trồng sau "giải phóng" ... 

Nhưng nếu nhìn từ những hình chụp thời trước ta có thể thấy trước năm 75 cây này đã rất là cao lớn, vì vậy nó không thể được trồng năm 75 mà có thể rất lâu trước đó. 

samedi 2 mai 2020

Trần Đăng Khoa - Nhân 30-4 nhắc lại việc ông Thệ ông Tùng



Chuyện này tôi bàn đã lâu rồi. Nhiều người lại điện cho tôi hỏi chuyện ông Thệ ông Tùng, nhất là khi biết ông Tùng không được tuyên dương anh hùng trong khi ông Thệ thành anh hùng từ rất lâu rồi. Ông Bùi Quang Thận cắm cờ cũng đã được tuyên dương. 

Tôi nghĩ ông Tùng có đóng góp rất lớn, người thảo thư đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Mimh, thảo thư chấp nhận đầu hàng và trực tiếp đọc lời chấp nhận đầu hàng thay mặt Quân giải phóng. Tất cả đã rõ. Ông Tùng có được là anh hùng hay không giờ không còn quan trọng nữa. Vì ông đã thực sự là người anh hùng trong lòng dân rồi. Ông Tùng đã thành tượng đài bất tử trong lòng dân từ rất lâu rồi. Bây giờ ông lại càng được dân yêu hơn, thương hơn. Điều ấy mới khó. Tôi xin đưa lại bài đã in mà rất nhiều người đã chia sẻ.

HẦU CHUYỆN ÔNG THỆ

Ông Thệ là ông Phạm Xuân Thệ, Trung tướng, cựu Tư lệnh Quân khu I, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Sở dĩ tôi muốn được hầu chuyện ông, cũng vì cách đây ít ngày, ông có tìm đến gặp nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đưa đơn kiến nghị về việc “ông Trần Đăng Khoa đã viết bài Sự thật về người viết bản đầu hàng cho Dương Văn Minh”.

Trần Gia Phụng - Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975



(DLB 01/05/2020) - Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng khi tấn công Dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa cộng sản (CS) đã ủi sập cánh cổng Dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (cộng sản) tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau:

“Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập - dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập...”