Affichage des articles dont le libellé est Đối đầu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đối đầu. Afficher tous les articles

samedi 3 juin 2023

Đặng Sơn Duân - Shangri-La, đối thoại « nóng »

 

Đối thoại Shangri-La mới ngày đầu tiên đã nóng rồi.

Trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có bài phát biểu, thì Mỹ với Canada điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan.

Austin phát biểu ở phiên toàn thể xong, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Cảnh Kiến Phong phóng ra hành lang tổ chức họp báo chửi lại Austin.

jeudi 9 juin 2022

Ngô Nhân Dụng - Lý Khắc Cường dám đối đầu Tập Cận Bình

 

Hai bước đi lầm lẫn của Tập Cận Bình, trong nước và bên ngoài, không thể nào che giấu được. Lý Khắc Cường biết, và biết rằng quan chức cán bộ cũng biết. Cho nên cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lực đã bắt đầu.

Năm 2018 hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được tu chính, xóa bỏ tiền lệ làm chủ tịch 2 nhiệm kỳ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Cuối năm nay Tập Cận Bình sẽ được Đại hội Đảng tái cử chức chủ tịch lần thứ ba. Tư Tưởng Tập Cận Bình được ghi vào cương lĩnh, ngang với Mao Trạch Đông, trên chân Lý thuyết Đặng Tiểu Bình. Có ai dám đối đầu với quyền lực của Tập Cận Bình hay không?

Ngày 25 tháng 5 vừa rồi, Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) mới xuất hiện, nói chuyện với hàng ngàn cán bộ trên toàn quốc, qua màn ảnh. Lần cuối cùng một lãnh tụ nói chuyện với đông đảo cán bộ như vậy là vào tháng Hai, 2020, theo bản tin Bloomberg. Năm đó, Tập Cận Bình phát động một “cuộc chiến tranh nhân dân” chống bệnh dịch Covid-19. Bây giờ, hơn hai năm sau, Lý Khắc Cường báo động cả nước rằng kinh tế có thể suy sụp nếu tiếp tục chặn Covid bằng các biện pháp thiếu khôn ngoan.

jeudi 30 septembre 2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

samedi 25 septembre 2021

Khủng hoảng tàu ngầm Úc-Pháp : Hậu trường một vụ đi đêm


Đăng ngày:

« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi


Nhật báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.

mardi 6 juillet 2021

Trung Quốc càng trịch thượng, « diều hâu » Úc càng đông đảo


Đăng ngày:

 

Dân Úc phẫn nộ trước yêu sách 14 điểm của Bắc Kinh

Bài điều tra chiếm hai trang báo khổ lớn kể lại cuộc gặp giữa nhà báo Jonathan Kearsley của kênh truyền hình 9News và một nhà ngoại giao Trung Quốc ngày 17/11/2020. Từ nhiều tháng qua, Kearsley rất muốn hẹn phỏng vấn đại sứ Trung Quốc : quan hệ hai nước đột ngột xấu đi sau khi Canberra vào tháng Tư đòi hỏi mở điều tra về nguyên nhân đại dịch Covid. Nhà ngoại giao trao cho một tờ giấy có danh sách 14 điểm mà Bắc Kinh tức giận đòi Úc sửa đổi, từ việc kêu gọi điều tra về con virus ở Vũ Hán, can dự vào Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan cho đến « giọng điệu không thân thiện » của truyền thông Úc. Nhà báo vô cùng ngạc nhiên vì sự thô bạo của thông điệp.

mercredi 21 avril 2021

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh


Đăng ngày:

Mới cách đây hai năm, những người hiếm hoi nêu ra ý tưởng này đều vấp phải một bức tường do dự. Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Châu Âu (EU) tập trung cho một « chiến lược hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Một chiến lược không bao giờ nêu tên Trung Quốc, nhưng cho thấy sự cần thiết phải có lời đáp nhất quán trước một cường quốc châu Á ngày càng đáng lo ngại.


Về hình thức, tài liệu này tránh công khai chỉ trích Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Frédéric Grare của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu (ECFR) ghi nhận « tất cả những nhập nhằng của EU về chủ đề này : tất cả mọi người đều muốn hợp tác với Bắc Kinh, nhưng chỉ một số nhìn thẳng vào những khác biệt về giá trị, trong khi số khác tìm cách xóa mờ những phương diện có thể gây rắc rối trong quan hệ ».

Với lời kêu gọi đồng thuận trong việc hợp tác và quan hệ đối tác, Hội đồng Châu Âu nêu ra danh sách các mục tiêu chiến lược, mà một số cho thấy khoảng cách giữa châu Âu với Trung Quốc.

dimanche 18 avril 2021

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật cam kết cùng sát cánh đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Tổng thống Biden tuyên bố : « Chúng tôi kiên quyết cùng chung sức đối phó với các thách thức do Trung Quốc đặt ra như vấn đề Biển Hoa Đông, Biển Đông, Bắc Triều Tiên ». Ông nhắc lại rằng các chế độ dân chủ sẽ chiến thắng độc tài. Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản nêu ra một liên minh dựa trên « tự do, dân chủ và nhân quyền ». Ông Suga khẳng định hai nước đồng minh phản đối « mọi mưu toan của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực trên Biển Đông và Biển Hoa Đông ».

AFP lưu ý, việc chọn lựa khách mời đầu tiên là nhà lãnh đạo Nhật Bản, tiếp đó vào tháng Năm sẽ đến lượt tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, cho thấy Joe Biden dành ưu tiên cho các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, chủ yếu tại châu Á, đấu trường sắp tới với đối thủ chiến lược số một của Washington.

jeudi 8 avril 2021

Ngô Nhân Dụng - Joe Biden đối đầu Tập Cận Bình cách nào?

Trước thế kỷ 19, các hoàng đế Trung Hoa đóng vai “một mình một chợ” trên thế giới, lúc đó chỉ gồm miền Đông Á châu. Chung quanh không có ai đáng gọi là đối thủ. Sang thế kỷ 21, các hoàng đế đỏ đang kích thích cho người Trung Quốc nuôi ý muốn tái lập địa vị bá chủ đó.

Muốn vậy, phải làm sao cho Trung Quốc mạnh nhất thế giới! Tập Cận Bình đặt tên là “Trung Quốc Mộng.” Đó chỉ là một mánh lới để củng cố uy quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi nào người dân lục địa còn say sưa giấc mộng bá chủ thế giới thì họ sẽ quên rằng họ đang phải sống dưới một chế độ độc tài đảng trị.

Muốn chống lại chiến dịch tuyên truyền mị dân của Trung Cộng, các nước khác phải chứng tỏ cho những người biết suy nghĩ trong lục địa thấy rằng “Trung Quốc Mộng” chỉ là một giấc mộng xa vời!

vendredi 26 mars 2021

Mỹ tái khẳng định liên minh với Liên Âu chống Trung Quốc và Nga


Đăng ngày:

Sau các cuộc họp tại trụ sở NATO hôm thứ Ba 23/03, ngoại trưởng Antony Blinken đã đến Bruxelles để gặp gỡ chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell. Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định ưu tiên quan hệ đối tác với EU và quyết tâm phối hợp để đối phó với Nga và Trung Quốc. 

Hôm qua ông Blinken xác định với các đồng nhiệm NATO, là Hoa Kỳ không buộc các đồng minh phải chọn đứng về phía Washington hay Bắc Kinh. Ông nhìn nhận : « Chúng tôi biết rằng các đồng minh của mình có quan hệ phức tạp với Trung Quốc ».

jeudi 18 mars 2021

Mỹ xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng


Đăng ngày:

Hàn Quốc tăng chi phí duy trì lực lượng Mỹ

Về quan hệ Mỹ-Trung, Le Monde nhận định « Hoa Kỳ dựa vào các đồng minh châu Á để chống lại Trung Quốc ». Trong khi Nhật Bản hoan nghênh thái độ cứng rắn của Washington, thì Hàn Quốc có phần dè dặt.


Trong cuộc gặp « 2+2 » giữa ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin với các đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong, Suh Wook, phía Mỹ muốn đồng minh cũng có quan điểm cứng rắn hơn, thậm chí muốn thuyết phục Seoul tham gia Bộ Tứ (Quad) đối phó với Bắc Kinh, bên cạnh đó là giảng hòa với láng giềng Nhật Bản.

Nhân dịp này, đôi bên ký thỏa thuận về sự hiện diện của quân Mỹ : Seoul sẽ tăng 13,9% đóng góp để duy trì 28.500 quân nhân Mỹ trú đóng, giải quyết vấn đề tồn tại từ thời tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên Hàn Quốc không muốn làm mất lòng Trung Quốc, láng giềng hùng mạnh, đối tác kinh tế và là nhân tố quan trọng để tái lập đối thoại liên Triều mà tổng thống Moon Jae In hằng mong muốn.

jeudi 11 mars 2021

Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc : Biến Biển Đông thành ao nhà


Đăng ngày:


Libération ghi nhận « Tập Cận Bình đặt Trung Quốc vào tư thế chiến đấu ». Trong kỳ họp Quốc Hội, chủ tịch Trung Quốc vừa tự ca ngợi thành tích chống Covid và xóa đói giảm nghèo, vừa nhấn mạnh đến « răn đe chiến lược » và sáng tạo về quân sự, như để thách thức Washington và « phương Tây đang suy tàn ».

Tập Cận Bình đòi hỏi quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu

mercredi 10 mars 2021

Mỹ-Trung có thể gặp gỡ tại Alaska để hâm nóng quan hệ


Đăng ngày:

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

« Trước hết là giọng điệu báo chí Trung Quốc đã thay đổi. Từ bài xã luận cho đến những trang Ý kiến, kể từ nhiều tuần qua báo chí chính thức đã sử dụng lại những từ ngữ của Tập Cận Bình.

dimanche 24 janvier 2021

Bông Lau – Ngoại trưởng đề cử


Tân Tổng Thống Joe Biden vừa đề cử ông Antony Blinken vào chức vụ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. Đây là một chức vụ nặng ký nhứt trong một nội các của Tổng Thống Mỹ.

Ông Antony Blinken sau khi được Tổng Thống đề cử thì phải qua một thủ tục điều tra và chứng nhận (confirmation) của Thượng Viện, về đạo đức và quá trình làm việc liên quan đến chính sách ngoại giao.

Đầu tiên Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện sẽ bầu bán coi có đồng ý chứng nhận Ngoại Trưởng tiến cử hay không. Nếu đồng ý sau đó sẽ được đưa ra bầu khoáng đại ở Thượng Viện để Ngoại Trưởng tiến cử trở thành Ngoại Trưởng thiệt thụ.

samedi 23 janvier 2021

Mai Quốc Ấn - Xác định lại về Trung Quốc


Có một thời kỳ mà Việt Nam gọi Trung Quốc là bạn vàng, bốn tốt về mặt ngoại giao. Nhưng cũng có thời kỳ Hiến Pháp Việt Nam có ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù.

Nhìn suốt lịch sử, có giai đoạn hòa hiếu hai bên cũng có giai đoạn giương cung, bạt kiếm. Lại nhìn lại lịch sử, nếu hèn nhát trước Trung Quốc thì họa mất nước, họa bị đô hộ, bị làm nô lệ là không thể tránh khỏi.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang tranh chấp vùng biển với Nhật, Hàn, Đài Loan, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Chính quyền Bắc Kinh thông qua luật cho phép bắn tàu nước ngoài thì cần nhận định họ sẽ bắn tàu nước nào.

mercredi 13 janvier 2021

Hoa Kỳ giải mật kế hoạch đối đầu với Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Chính quyền Mỹ, cho phép giải mật một kế hoạch nhạy cảm, trong đó vạch ra chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.

Tài liệu gồm 10 trang vào tháng 2/2018 được xếp vào loại « mật », để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Dự định chỉ được công bố vào năm 2043, nhưng tuần rồi đã được chính quyền Donald Trump cho phép giải mật và công khai vào hôm nay, 13/01/2021. Báo cáo này do cố vấn Matthieu Pottinger đúc kết, với chữ ký duyệt cho giải mật một phần của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien.

Văn bản khẳng định an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự tham gia tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở » - sẽ là động cơ cho tăng trưởng của Mỹ, của khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ không thể để cho Trung Quốc thống trị trên không và trên biển tại chuỗi đảo đầu tiên (bao gồm các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Lưu Cầu và Đài Loan, Bắc Philippines và Borneo).

dimanche 10 janvier 2021

Trung Quốc toàn trị và hiếu chiến buộc phương Tây phải đối đầu


Đăng ngày:

Le Point tuần này giới thiệu bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire với cuốn sách « Bí mật của quyền lực », nói về nội tình một năm khủng hoảng. L’Obs chọn đề tài xã hội « Loạn luân : Hồi kết của một sự cấm kỵ ». L’Express đăng hình vẽ ba người đang cố gắng chống đỡ không cho con virus corona lăn xuống, với tựa đề « Vaccin, chậm trễ và rối loạn : Còn có thể tin tưởng được không ? ».

Courrier International dành hồ sơ cho Brexit, với hình vẽ một người mặc chiếc quần bơi mang màu cờ Anh, đầu trùm kín bằng một cái bao, đứng trên đầu một tấm ván nhảy đang chuẩn bị nhảy xuống, với dòng tựa bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Anh « Au revoir et good luck » (Chào tạm biệt và chúc may mắn).


Kẻ gây ra đại dịch chiếm thế thượng phong, gia tăng đàn áp

samedi 7 novembre 2020

Lê Văn Luân - Ngăn Trung Quốc bằng một sự yếu nhược ?

Phải nói rằng, như một nhận xét quan trọng của Tocqueville, nước Mỹ sẽ chia rẽ và trở nên mong manh hơn, lộ ra nhiều điểm yếu và mất cảnh giác hơn khi xảy ra vào quãng thời gian diễn ra việc bầu cử (cả Lưỡng viện và Tổng thống), nó cũng dễ bị tấn công hơn những thời điểm khác.

Điều này được tác gia người Pháp đưa ra vào đầu thế kỷ 19, khi nước Mỹ vẫn còn chưa hùng mạnh như bây giờ.

Và hẳn là Trung Quốc đã đọc cuốn sách này (Nền dân trị Mỹ) của Tocqueville, cũng như chính họ đã rõ các thuật quân sự về điều binh, hành động mà họ là nơi sản sinh ra như Tôn Tử.

dimanche 1 novembre 2020

Lộc Dương - Hắn đi bầu


Hôm qua mát trời, khí hậu mùa Thu ở Mỹ thật dễ chịu, gần 6 giờ chiều mà bầu trời vẫn xanh ngát. Hắn quyết định đi bầu sớm.

Mọi lần trước thì hắn cứ chờ cho đến đúng ngày bầu cử mới đi, cho nó có cái không khí của ngày hội thể hiện quyền công dân. Giống như ở Việt Nam ta, Tết là phải chờ cho tới đêm ba mươi mới thực sự là không khí Tết. Nhưng năm nay sự so găng giữa ông Trump và đảng Dân Chủ đã dâng lên tới mức kịch tính. Cử tri của cả hai phe đều nô nức đi bỏ phiếu quyết định cho một trận sống mái với nhau.

Lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ chứng kiến một cuộc bầu cử tổng thống nào mà cử tri Mỹ nói chung, các sắc dân da màu nói riêng, lại hăng hái tham dự như vậy. Bắt đầu từ ngày 15/10 cho bầu sớm, dân Mỹ đã ầm ầm kéo tới các địa điểm bỏ phiếu. Họ sẵn sàng xếp hàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ trước khi bỏ được lá phiếu nói lên tiếng nói của họ vào thùng phiếu.

Trần Trung Đạo - Tôi đi bỏ phiếu


Tuần rồi tôi đi bỏ phiếu bầu tổng thống, thượng nghị sĩ, một số thành viên Quốc hội và viên chức tiểu bang nơi tôi ở. Bầu xong cảm thấy nhẹ nhàng vì cuộc nội chiến về nhận thức trong con người tôi cũng vừa chấm dứt.

Trong con người công dân Mỹ của tôi có ít nhất ba hay bốn con người.

Tôi là người thuộc một trong hai đảng chính trị lớn của Mỹ. Tôi ủng hộ mức thuế thấp, bộ máy hành chánh công quyền không cồng kềnh, chính sách an sinh xã hội cân đối, hệ thống giáo dục tôn trọng quyền tự do chọn lựa, nền quốc phòng vững mạnh, hệ thống an ninh chặt chẽ, xã hội ổn định và nhiều lãnh vực khác có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình và tương lai của con cháu chúng tôi.

dimanche 26 juillet 2020

Mỹ tấn công trực diện toàn bộ tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh

Đăng ngày:


Virus corona vẫn đang đe dọa nước Pháp. Le Monde chạy tựa trang nhất « Covid-19 : Chính phủ chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai », Le Figaro đề cập đến « Những tia hy vọng trong khủng hoảng kinh tế », Libération nhận định « Covid : Bóng đá nhạt nhòa ». Nhật báo Công giáo La Croix dành trang nhất cho Cha Hamel: bốn năm sau khi bị bọn khủng bố sát hại, vị linh mục này đã trở thành biểu tượng cho đối thoại giữa các tôn giáo. Về thời sự quốc tế, Les Echos đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với hàng tít lớn « Cuộc chiến tranh lạnh mới ».

Trump nã đại pháo vào Trung Quốc đến tận kỳ bầu cử

Trong bài « Chính quyền Trump sẵn sàng nã đại pháo vào Trung Quốc cho đến tận ngày bầu cử », Les Echos nhận định Washington tấn công một cách có tổ chức trên mọi phương diện, để gia tăng tối đa sức ép lên Bắc Kinh, trong lúc chỉ còn bốn tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.