Affichage des articles dont le libellé est Kỵ binh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỵ binh. Afficher tous les articles

samedi 13 avril 2024

Phúc Lai - Quá phấn khởi !


Hôm qua nhìn thấy cái bộ lễ phục của cảnh sát cưỡi ngựa nhà mình – đúng theo xì-tai Viên Thế Khải mà phấn chấn.

Thật ra ý tưởng này không mới. Như bên Bắc Triều Tiên quân nhạc, nghi lễ của họ ăn mặc như thế lâu rồi, mặt hoa da phấn, đẹp long lanh, tuyệt đối không nhà đòn tí nào.

Sáng nay chat với anh bạn, ý kiến của anh ấy thế này: “Bọn vệ binh tây nó cưỡi ngựa vì nó là truyền thống, lính kỵ binh là bọn được chọn kĩ nhất, cao to và khoẻ nhất, dũng cảm nhất. Bọn đó sẽ chết đầu tiên khi xung phong tấn công vào lính bộ binh được thiết lập hình vuông, chứ nhà mình làm gì có truyền thống kỵ binh, cưỡi trâu thì có.”

jeudi 23 janvier 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Cảnh sát cơ động kỵ binh : Không phải các nước có là mình phải có

Cảnh sát Pháp tuần tra trong đợt biểu tình Áo Vàng năm 2019.
1. Tập đoàn kỵ binh của nguyên soái Budionnưi đặt dấu chấm hết cho vai trò của kỵ binh trong nội chiến Liên Xô.

Bom, đạn pháo chôn vùi và xe tăng nghiền nát bất cứ ngàn chiến mã nào xuất hiện. Trong Thế chiến thứ hai, kỵ binh không được sử dụng. Kỵ binh vĩnh viễn biến mất khỏi chiến trường. Để lại sau lưng những hoài niệm nuối tiếc mù bụi vó ngựa Thành Cát Tư Hãn và tiếng hô xung trận của các hiệp sĩ thánh chiến.

2. Nuôi ngựa và cưỡi ngựa phải có truyền thống nhiều ngàn năm. Chỉ những nước có truyền thống nuôi ngựa mới có khă năng cưỡi ngựa giỏi. Việt Nam từ ngàn xưa không có truyền thống chăn nuôi ngựa như một ngành kinh tế quốc gia. Việt Nam không có truyền thống cưỡi ngựa giỏi. Việt Nam trong lịch sử không có kỵ binh như một lực lượng quân đội chủ lực. Ngựa Việt Nam bé, số lượng ít, không có sức bền, không quen với điều kiện chinh chiến. Người Việt Nam không giỏi cưỡi ngựa.