Affichage des articles dont le libellé est Ngoại ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngoại ngữ. Afficher tous les articles

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Tuấn Khoa - Tôi tự học Anh văn

 

Sáng nay nhìn thấy hình bộ sách English For Today mà cả một trời kỷ niệm ùa về, làm cho lòng tôi thấy xốn xang.

Tuổi thơ của tôi ở Võ Trường Toản gắn liền với ba quyển Vàng, Xanh Dương và Xanh Lá Cây ; với những bài đọc mà đến giờ vẫn còn lãng đãng nơi trí nhớ của tuổi về chiều. Tôi nhớ bài đọc thí nghiệm nhóm chuột ăn trà và nhóm chuột ăn pho-mát, làm lúc học tôi bỗng nhớ đến tuổi Canh Tý của mình và bài luận thi vào lớp sáu tả con mèo.

Hết thảy thí sinh khi đó đều tả con mèo giỏi đi bắt chuột. Chắc chỉ có mình tôi vì thương thân là cầm tinh con chuột, tôi không muốn con mèo kết liễu con chuột nên đã tả con mèo là thú cưng, chỉ để làm cảnh và ra oai với chuột. Mèo của tôi không biết bắt chuột và không có con chuột nào qua đời dưới móng vuốt của con mèo dễ thương của tôi. Mèo và chuột trong tôi là hai đứa bạn thân:

lundi 18 décembre 2023

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

Ai muốn học thứ tiếng, thứ chữ gì, thuộc quyền cá nhân, đây không bàn.

Nhưng có những kẻ biện minh cho thói tôn sùng "chữ Hán", "tiếng Hoa" như ri: Hiện tại người Hàn, Nhật vẫn sử dụng chữ Hán song song với hệ thống chữ viết của họ sáng tạo ra / ở Malaysia, quốc ngữ hiện tại của họ là tiếng Hoa, Anh, Hindu...

Ai biểu nói ra (đại loại như trên), nên thiên hạ biết tỏng là "dốt mà đòi nói chữ"! 

Cần phải phân định "văn tự chính thức" dùng ở cấp quốc gia, với tiếng nói / chữ viết của các tộc người sống ở quốc gia đó.

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - “Cộng đồng chia sẻ tương lai” là gì ?

 

Nhiều khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa).

Mấy hôm nay, chúng ta hay nghe mệnh để “Cộng đồng chia sẻ tương lai”, mà không rõ nó có nghĩa gì. Tôi lờ mờ dịch sang tiếng Anh kiểu ‘’Community of Shared Future’. Hỏi bác sĩ Google thì quả thật tôi dịch cũng khá gần, và vậy là có dịp tìm hiểu.

Mệnh đề này có tên (tiếng Anh) là ‘Community of common destiny for mankind’ (có nghĩa là cộng đồng vận mệnh chung cho nhân loại). Thế nhưng mấy người bên China dịch là ‘một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại’ hoặc ‘cộng đồng nhân loại chia sẻ tương lai.’ Ngày nay, các quan chức China không nói đến ‘vận mệnh’ (destiny) nữa, mà thay vào đó là ‘tương lai’ (future).

samedi 16 décembre 2023

Hiệu Minh - Mèo, chuột và ngoại ngữ

 

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”.

Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!

Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.

lundi 11 décembre 2023

Đặng Chương Ngạn - Ngôn ngữ toàn cầu

 

Cụ nhà bên sau khi đi tour qua Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Thái Lan ...về quyết định không cho tiền đứa cháu học lớp tiếng Anh nữa.

Ông con trai rất ngạc nhiên:

- Sao ba làm thế! Đấy là khoản tiền ba hứa đầu tư cho công dân toàn cầu tương lai rồi?

dimanche 10 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng Anh

 

Bài viết này xin trình bày những băn khoăn khi nghe tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Tiếng Anh là ngôn ngữ rất quan trọng. Để cạnh tranh ở tầm vóc thế giới: tiếng Anh là ngôn ngữ có lợi thế nhất. Để đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và học thuật, tiếng Anh là cánh cửa lớn nhất giúp ta bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Để kết bạn với thế giới văn minh rộng rãi, tiếng Anh là lợi thế không thể tranh cãi.

Hãy xem số bản tạp chí khoa học, học thuật tiếng Anh xuất bản trên thế giới, số quốc gia lưu hành các bản ấy để biết tầm quan trọng của tiếng Anh là vượt trội so với các ngôn ngữ khác như thế nào.

samedi 9 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Học sinh học tiếng Hoa từ lớp Ba, Không quân QĐND Việt Nam học tiếng Anh từ nay ?

 

Ngày 03/06/2019, website tòa Đại sứ Mỹ tiết lộ Không quân Mỹ đào tạo phi công đầu tiên cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Sau đó, các báo dẫn nguồn này, đưa tin thượng úy Đặng Đức Toại tốt nghiệp phi công T.6 tại căn cứ Columbia, Mỹ.

Không biết từ lúc đàm phán giữa hai nước đến bao lâu sau mới đào tạo phi công đầu tiên, chỉ biết từ lúc phi công đầu tiên tốt nghiệp đến khi Mỹ viện trợ máy bay huấn luyện T.6 cho Việt Nam là 5 năm.

Ngày 09/12/2022, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin: 12 chiếc máy bay T.6 mới tinh sẽ được Mỹ chuyển giao trong giai đoạn 2024-2027, góp phần vào quá trình hiện đại hóa chương trình đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam trong tương lai.

mardi 5 décembre 2023

Nguyễn Chương - Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"

Ở Việt Nam chúng ta nghe quá nhàm tai trước việc khua chiêng gióng trống học “tiếng Trung” - tức là tiếng nước Giữa (trung quốc).

Bao đời nay, người Việt gọi một cách bình thường như "phố Tàu", có ai nói "phố Trung" không? Không. Gọi "món ăn Tàu", có ai nói "món ăn Trung" không? Cứ nói giản dị là "Tàu", và ngôn ngữ của người Tàu, ta gọi là tiếng Tàu.

Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.

samedi 2 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Biệt kinh…kỳ !

 

Đọc báo thấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo của ông Nguyễn Kim Sơn công bố, kể từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc.

Bỗng nhớ lại, sau khi thay bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển (28/06/2006), bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (kiêm phó thủ tướng) "hưng phấn" ban hành "Đề án dạy học & học ngoại ngữ giai đoạn 2008 - 2020" vô cùng hoành tráng, đặt mục tiêu đến 2025 tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai !

Trong khi, thời 2008 giáo viên Anh ngữ cấp 2 + 3 ở vùng sâu, miền núi thiếu trầm trọng, nhiều trường không dạy tiếng Anh. Thấy Nguyễn Thiện Nhân nói tiếng Anh "như gió" mà mình "tiếng có tiếng không", cựu bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển xin người kế nhiệm cho đi học tiếng Anh ở Luân Đôn, bằng vốn ngân sách, dù đã quá tuổi. Báo hại bộ trưởng Nhân phải giải trình thủ tướng Dũng về "tấm gương hiếu học tiếng Anh" của cựu bộ trưởng.

mercredi 8 novembre 2023

Trung Dũng - Xì-ky

 

(Chuyện vui nhân kỷ niệm tháng Mười Nga)

Khoảng năm 1980-1990, thời đầu phong trào du học Nga. Ưu tiên số 1 vẫn là con cán bộ cấp cao, gia đình chính sách.

Một bạn trẻ, con cán bộ to (đương nhiên được chọn) nhưng cậu thiểu năng nên cả năm học tiếng Nga vẫn không nhớ được gì. Mà đằng nào cậu vẫn phải qua Nga, nên thầy ngoại ngữ mới ngán ngẫm bảo:

- Thật ra tiếng Nga dễ lắm, em cứ nói tiếng Việt, cuối câu cứ thêm chữ "xì-ky" là bọn Nga nó hiểu ngay.

dimanche 8 octobre 2023

Chu Mộng Long - Bài tập nâng cao Sờ-cu-rờ-ty

 

Tôi nhiều lần lên tiếng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định phiên âm tiếng nước ngoài trong sách giáo khoa. Cách phiên âm trên sách giáo khoa trước đây và cho đến bây giờ rất tùy tiện, thậm chí đọc lên nghe rất tục tĩu, phản văn hóa, vô giáo dục.

Thực chất đó là tiếng bồi của kẻ vô học ở ngoài Bắc, chứ tiếng bồi vô học ở trong Nam trước 1975 cũng không kinh dị như vậy.

Cách đây vài mươi năm, có thể chấp nhận cách phiên âm đó để thầy và trò dễ đọc. Nay chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia rồi phổ cập tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Riêng học đại học, sau đại học và chuẩn năng lực thầy cô giáo đều bắt buộc phải có trình độ và chứng chỉ ngoại ngữ tiêu chuẩn châu Âu hoặc bậc của khung trình độ quốc gia. Vậy mà hà cớ gì cứ phải đọc tên nước, tên địa phương, tên người của người ta bằng thứ tiếng bồi của đứa vô học?

dimanche 24 avril 2022

Hoàng Quốc Dũng - Lênin và Larissa Bogoraz

 

Hôm qua là ngày sinh nhật Lênin, tại quảng trường đỏ cũng đã có một cuộc biểu tình tưởng nhớ Lênin.

Nước nào cũng có niềm tự hào của mình. Nếu nước Mỹ hay Tây Âu tự hào về tự do của họ thì nước Nga cũng có quyền tự hào về quá khứ cộng sản của họ. Và đa số họ có thể cũng đang muốn tái lập quá khứ đó, qua việc ủng hộ Putin xâm lược Ukraina .

Có thể các bạn không biết là ở chính ngay quảng trường đỏ này cũng đã từng có những cuộc biểu tình của người Liên Xô chống Liên Xô.

vendredi 5 mars 2021

Mai Bá Kiếm - Dốt hay nói chữ !


Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm” bằng tiếng Việt mà toàn dân Việt và cả báo chí Việt đều hiểu lầm rằng : Tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc !

Sau đó, “thông ngôn” Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, phải dịch từ “bắt buộc” trong Quyết định ra nghĩa “không bắt buộc” khi thực hiện quyết định này. Bộ Dạy Học viết văn bản bằng tiếng mẹ đẻ rồi phải nhờ thông ngôn dịch chữ Quốc ngữ ra tiếng Việt thì dân mới hiểu ! Xin lỗi chịu hết nổi !

Báo chí đăng rằng : “Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay từ “bắt buộc” xuất hiện trong quyết định này không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”. Bởi theo quy định, “ngoại ngữ 1” là bắt buộc.

Nguyễn Ngọc Chu - Kéo dài danh sách ngoại ngữ 1 là kéo dài tâm thế lệ thuộc


Đôi lời : Có một chi tiết đáng tiếc trong bài, là tác giả đánh đồng tiếng Pháp với tiếng Nga, tiếng Tàu mà quên (hoặc không biết) rằng từ trước 1975 trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, học sinh đã học song song hai sinh ngữ Anh và Pháp.

Hôm nay, được biết Bộ Giáo dục-Đào tạo đã quyết định đưa môn tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Lòng tự hỏi không biết bao giờ mới xóa bỏ được tâm thế lệ thuộc ?

1. MỘT NGHỀ CHO KÍN

Học ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu. Nó càng trở nên tối cần thiết trong thời đại kết nối toàn cầu tức thì như hiện nay. Trong hoàn cảnh phải ganh đua quốc tế ngày càng gay gắt, mà học sinh phổ thông các nước lại giỏi ngoại ngữ hơn học sinh Việt Nam, thì việc thúc đẩy học sinh Việt Nam học ngoại ngữ là điều phải làm.

jeudi 4 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Bộ Giáo dục dốt tiếng Việt !


Về việc dạy tiếng Hàn, trong phần "đặc điểm môn học" viết: "Môn tiếng Hàn - ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Tất nhiên câu đó khiến mọi người Việt hiểu rằng môn tiếng Hàn sẽ trở thành môn học ngoại ngữ bắt buộc.

Và họ hiểu đúng, bởi định nghĩa chữ bắt buộc trong tiếng Việt là: BUỘC PHẢI LÀM THEO. Đã nói bắt buộc là không còn lựa chọn nào khác.

vendredi 27 novembre 2020

Mai Bá Kiếm - Vì sao các « tiến sĩ » phải « mua » văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô ?


Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

1. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc một trường đại học trong nước đạt chuẩn tổ chức thi chứng chỉ B2 theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Có một trong các văn bằng:

mardi 24 novembre 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Bằng giả, bằng thật của các tiến sĩ


Năm mươi lăm tiến sĩ phẫn nộ vì mua phải bằng ngoại ngữ giả. Vậy hơn 30 ngàn tiến sĩ còn lại là mua bằng thật à?

Báo chí hôm nay viết là 55 tiến sĩ đang rất phẫn nộ, đau đớn vì thấy mình bị Đại học Đông Đô lừa. Những tưởng bỏ tiền ra mua bằng ngoại ngữ thật, ai dè bị dính phải bằng giả.

(Mà báo cũng không viết rõ là giả như thế nào. Có phải là mua bằng tiếng Anh thì nó bán cho bằng tiếng Lào, tiếng Brunei à?)