Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

vendredi 13 décembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Đọc sách "Cái vội của người mình" của Vương Trí Nhàn

 

"Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông!"

Đó là nhận xét của thi sĩ Xuân Diệu, tác giả của những vần thơ tình nổi tiếng, trước cử tọa gồm các cán bộ và quân đội [1]. Ông nói về những điều mà ông cho là sự "sa đọa" của phương Tây. Bàn về các cựu tổng thống Mỹ, thi sĩ tỏ ra kinh ngạc:

"Còn tổng thống bên Mỹ hết nhiệm kỳ không còn làm tổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền!"

mardi 3 décembre 2024

Ong Thế Quyên - Bài mới nhất của bác Mạc Văn Trang làm rất nhiều người phẫn nộ

Ngay ở tiêu đề bác đã đặt là "Ăn mày dĩ vãng", và sau đó bác kể ra câu chuyện một người ăn xin tự xưng là lính Việt Nam Cộng Hòa cũ bị cụt chân trong chiến tranh.

Điều này vô tình xát muối vào nỗi đau mất nước, mất người thân, mất gia đình của những người dân Quốc gia ấy. Và sau đó bác nói với ông ấy rằng "Tôi Việt Cộng!" làm ông già sững sờ bối rối, rồi bác gái bố thí cho ông vài đồng.

Câu này của bác bị nhiều người lên án rằng, chính bác mới là kẻ ăn mày dĩ vãng. Vì có lẽ bác đang tự hào rằng dù bác từng là Việt Cộng, một đảng viên Đảng Cộng Sản và đã bỏ đảng. Nhưng hiện tại bác đang được hưởng cuộc sống rất sung sướng, hạnh phúc bên gia đình, chứ không phải khổ cực như người lính Việt Nam Cộng Hòa kia.

dimanche 1 décembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Số phần chung

 

Thập niên 1980, người Việt xuất ngoại được thế giới đối xử như với những dân tộc bình thường khác. Bước sang thập niên 1990, tình cảm và cách ứng xử của họ có khác, không được như trước.

Việc này có lẽ bắt đầu khi báo chí Canada lên tiếng vào thập niên 1990, về việc người Việt di tản sang Canada trồng cần-sa trong nhà riêng. Càng về sau, mức độ tôn trọng người Việt càng giảm, điều này những người nhạy cảm dễ nhận ra.

Thực trạng đáng buồn này được phản ánh phần nào qua chỉ số Henley đo độ mạnh của hộ chiếu (passport) một quốc gia. Công dân cầm hộ chiếu mạnh có thể nhập cảnh nhiều quốc gia khác mà không cần thị thực (visa), người cầm hộ chiếu yếu thì phải cần thị thực để nhập cảnh. Hộ chiếu Việt Nam rất yếu, so sánh với các quốc gia trong khối ASEAN, năm 2024, hộ chiếu Việt Nam chỉ mạnh hơn Lào và Miến Điện, yếu hơn, thua xa tất cả các quốc gia còn lại, kể cả Cam-pu-chia!

Trần Trung Đạo - Tiếng hát Lộc Vàng

 

Giới thiệu: Giống như con người ở mỗi chặng đời có nét đẹp riêng, mùa thu Boston rất đẹp và cuối thu cũng đẹp. Tuần này, vài nơi ở ngoại ô Boston vẫn còn những con đường lá trút dày thành những thảm vàng rực rỡ trong nắng chiều. Cuối tuần quét lá chợt nhớ đến bài viết trước đây về một giọng ca tình cờ nghe trên YouTube: Tiếng hát Lộc Vàng.

Người viết chưa quen với nghệ sĩ Lộc Vàng dù ngoài đời hay qua internet, và có thể ông cũng chưa từng đọc bài viết này. Không sao, người viết chỉ ghi lại những cảm xúc khi đọc chuyện đời ông và các bạn của ông. Đất nước có một thời như thế, tiếc thay, thời như thế vẫn chưa qua mà chỉ thay hình đổi dạng ít nhiều để thích nghi với không gian mở của thời đại.

Boston, nơi tôi ở, trời đã cuối thu. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi.

samedi 23 novembre 2024

Dương Công Quan - Cố hương

 

Năm tôi 19 tuổi, bước chân vô Trung tâm 2 Tuyển Mộ Nhập Ngũ Diên Khánh Nha Trang, đó là ngày 07/10/1969.

Việc đầu tiên là đưa cái đầu đẹp đẽ ra để được sởn còn ba phân như vầy. Kế tiếp cởi bỏ bộ đồ học sinh, rồi khoác lên người bộ đồ lính rộng thùng thình. Sau đó cầm cục phấn tự viết tên mình và số quân vô một tấm bảng, rồi ra ngồi trên ghế chụp một tấm hình ngố nhất trong đời để làm căn cước quân nhân.

Nửa thế kỷ sau nhìn lại hình thấy mà thương. Lính tráng gì mà sao nhìn thấy hiền dữ vậy. Thiệt phục lăn mấy ông chụp hình hồi đó. Chụp xấu ình như vậy mà cũng chụp được. Chợt nhớ đến những câu thơ đầy cảm khái của nhà thơ Cao Tần sáng tác trong những ngày đầu lưu lạc đến Mỹ sau ngày 30.04.1975.

Nguyễn Thông - Đinh Thế Huynh (2)

 

Nhắc tới Thành cổ Quảng Trị 1972 mùa hè đỏ lửa, giới nghệ sĩ có hai nhân vật nổi danh gắn với nó, là bác Lê Duy Ứng họa sĩ và bác phó nháy (chụp ảnh) Đoàn Công Tính. Họ cận kề ranh giới sống chết, để lại cho đời những tác phẩm chân thực.

Hồi lâu rồi, tôi đến chơi nhà Vũ Trường Thành (ở Hải Phòng), ngó thấy trên tường bức tranh sơn dầu rõ to về chiến trường Quảng Trị 1972, góc dưới có chữ ký của Lê Duy Ứng. Thành bảo lão í mới tặng tao, còn tao chỉ trả bằng mỗn tô bánh đa đỏ bà xã nấu.

Tôi chả hiểu gì về tranh triếc nhưng cũng ra vẻ tấm tắc, lại còn bảo ông Ứng mà chết, mày cứ đem cái tranh này bán đấu giá, có khi tiền còn nhiều hơn bán căn nhà cấp 4 ni. Thành cười, xưa nay mày đ*o nói được câu nào ra hồn nhưng lời vừa rồi thì chính xác.

mercredi 20 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Bụi đen giấy trắng

Sau năm 1975, tình Thầy Trò Miền Nam bị cơn bão ập tới

Đồng lương đủ nuôi vợ con thành đồng lương chết đói

Bốc lột tàn nhẫn tấm lòng, công sức Thầy Cô

Thầy Cô không còn làm chủ học đường, lớp học,

            Chỉ là cây roi trong tay kẻ có quyền

            Thầy Cô mất vai trò giáo dục

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?

mardi 19 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

mardi 12 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tảng đá quá khứ và đường tới tương lai

(Xin chép lại bài viết cách đây năm năm! – LHLV)

Ngày 08/11/2019, báo Thanh Niên đưa tin “Theo thông tin của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch”.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang không chỉ là một cao tăng, cuộc đời ông gắn với giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam những năm 1963-1975. Đây là giai đoạn từ cuối thời ông Ngô Đình Diệm chấp chính tại Miền Nam kéo dài tới tháng 4/1975 khi đất nước thống nhất, một giai đoạn đầy cảm xúc khi nhớ lại.

Trong giai đoạn này, hai nhân vật có ảnh hưởng lịch sử rất lớn là ông Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam.

lundi 11 novembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Chia tay bạn Hồ Quang Ảnh

 

Đôi lời : Đăng bài vì dù là tâm sự riêng của tác giả, nhưng cũng cho thấy sự khủng khiếp của một thời chủ nghĩa lý lịch.

“Chiều nay một dấu than buông dứt!

Đinh đóng vào săng, tiếng trả lời…” (Vũ Hoàng Chương)

Cuối cùng sau những ngày đau đớn bạn Hồ Quang Ảnh đã ra đi. Vậy là bạn đã được giải thoát như bạn mong muốn. Chia tay một người bạn cùng lớp, cùng bên trời lận đận, một trong bốn thằng cùng lớp sống ở Sài Gòn. Giờ bạn đã an nhiên nơi vĩnh hằng và tro cốt bạn sẽ về với quê hương mình, hòa vào nước Đầm Thị Nại.

samedi 9 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - R.I.P Madeleine Riffaud


Lại nhớ đến Nguyễn Đình Thi. Một tài năng văn nghệ hiếm có của nước nhà.

Ông và bà Madeleine Riffaud có một mối tình tuyệt đẹp thời trẻ. Nhưng ông Thi đã không đủ can đảm sống đến tận cùng cảm xúc của mình.

Có lẽ vì vậy nhạc hay [Người Hà Nội], thơ đỉnh [Đất nước], văn xuôi có cảm xúc [Vỡ bờ], nhưng đáng tiếc không có cái nào vượt ra khỏi biên giới, sánh tầm quốc tế...

vendredi 4 octobre 2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (8)


Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. "Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên".

Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây" rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.

Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu.

lundi 30 septembre 2024

Nguyễn Thông - Chuyện rửa chân đi ngủ


Đọc báo sáng nay thấy tin gió mùa đông bắc (người quê tôi gọi là gió bấc) đã về. Chợt thương bà con ngoài ấy vừa chịu nạn bão số 3 và lũ lụt, tan nát nhà cửa, mất cả quần áo chăn màn sắp đối mặt với cái rét. Thương lắm. Mình nghèo, không giúp gì được người nghèo, tủi thân.

Đang bị đau, cũng chả thể viết gì, nhà cháu đưa lại bài đã biên cách nay gần chục năm.

Thời hoa niên của những đứa trẻ nghèo trôi qua trong nghèo đói và chiến tranh thường đầy những chuyện buồn. Có những lúc muốn rứt phắt ra, không nhớ nữa, không cho nó nằm trong đầu nữa mà chả được. Có lẽ chúng đã ăn vào từng tế bào não mất rồi.

dimanche 29 septembre 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 29/09/2024

 

NÓI ĐI, NÓI LẠI CHO RÕ!

Trong suốt hơn 2 năm rưỡi qua, khi tham gia viết review về cuộc Chiến tranh của Putox ở Ukraine, chúng ta gặp nhiều dạng lý thuyết kiểu như thế này: “Mỹ muốn Nga chảy máu đến chết” hoặc “Chiến lược luộc con ếch Putox…”.

Tôi cũng đã cố gắng giải thích với những bác bị nhiễm dòng ý kiến đó rằng: Điều này có nhiều người, thậm chí chuyên gia và kênh truyền thông uy tín trên thế giới nói . Chúng ta sẽ không phân tích đúng hay sai ở đây, mà theo tôi cần hiểu cái gì sẽ đúng trong hoàn cảnh và thời điểm nào, và nó sẽ không còn đúng nữa khi nào.

Gốc rễ của vấn đề thì có nhiều, nhưng có một dòng tư tưởng thường xuyên được dẫn là của Zbigniew Brzezinsk. Trong cuốn “Bàn cờ lớn” của mình, ông đưa ra tầm quan trọng của địa bàn Ukraine trong việc cạnh tranh vị thế địa chính trị của Hoa Kỳ với Nga. Ông viết:

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Thông - Địa danh (1)

 

Từ "địa danh" là từ Hán Việt nhưng đã lâu dân ta quen dùng như những từ thuần Việt.

Địa là đất, danh - tên/tên gọi, địa danh (tên đất) để chỉ vùng đất, nơi chốn, địa phương nào đó; ví dụ tỉnh, thành phố, làng... đều là địa danh. Đó là danh từ chung.

Tên gọi ấy có hệ thống rõ ràng, từ to tới nhỏ, từ trên xuống dưới: nước, vùng, tỉnh/thành, huyện/quận, xã, thôn/làng/bản/ấp/phường, hẻm/ngõ, kiệt... Thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, làng Trà, làng Lon, làng Nủ… là địa danh kết hợp danh từ chung và danh từ riêng.

mercredi 25 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Nếu Mỹ không bỏ rơi bác mình ?

 

Hôm nay có nhiều người nhắc tới kịch bản là nếu tổng thống Mỹ Truman chấp nhận thư cầu viện của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tất nhiên sử không thể nếu, nhưng học sử để có thể suy đoán nếu...thì một cách biện chứng, từ đó biết tránh đi khả năng xấu có thể xảy ra. Nếu mình không say rượu, thì mình đã không bị tai nạn giao thông, dù lúc đó đã bị rồi, nhưng lần sau sẽ rút kinh nghiệm được. Ôn cố tri tân là như vậy.

Kịch bản bên chuồng bò vẽ ra mới buồn cười, như ảnh đính kèm, việc ôn cố tri tân này cũng phải hiểu lịch sử mới làm được. Chứ như thằng ngu nó sẽ bảo tai nạn do đen hay do thằng khác đâm vào nó thôi chứ không phải do say rượu.

jeudi 5 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Bài học từ Yên Bái

Anh em có nhớ Yên Bái đã từng có mấy sự kiện đình đám không?

Đầu tiên là khởi nghĩa Yên Báy (thời ấy nó viết vậy!). Không thành công cũng thành nhân. Mấy chục đồng chí đảng viên Quốc dân đảng bị chém đầu, trong đó có đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đồng chí Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu...họ đều trẻ măng. Sau được đặt tên phố ở cả hai chế độ Nam, Bắc.

May họ chết sớm, chứ không thì đến năm 1946 cũng bị đảng ta ám sát, bắt bớ, như vụ Ôn Như Hầu, vì tranh chấp quyền lực (gọi là phản động hay phản cách mạng, Việt gian). Thực ra là họ yêu nước theo cách khác mà thôi. Yên Bái là chiến khu của Quốc dân đảng đó, Cách mạng tháng Tám không cướp chính quyền ở đây đâu. Mãi sau mới cướp được từ Quốc dân đảng. Bài học thì thôi không cần nhắc, sách giáo khoa nói rồi.

mercredi 4 septembre 2024

Trần Trung Đạo - “Chim sinh ra trong lồng nghĩ bay là bệnh”

 

Câu nói của một nam sinh “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài” đang được nhắc đến nhiều.

Đó là một niềm vui. Một mảng xi-măng nhỏ vừa bị xói mòn từ bức tường dày. Em tặng chúng ta một niềm hy vọng. Khá nhiều người cũng đang nghĩ như em nhưng chưa dám nói.

Nhưng bên cạnh niềm vui cũng có những nỗi buồn. Em đang hứng chịu nhiều trận “đấu tố” trên báo chí và trên mạng. Báo chí nhà nước “đấu tố” em đã đành, không ít người có học, thầy giáo cũng hùa theo để “đấu tố” em.

Mai Quốc Ấn - Nói thật

 

Người cộng sản có nghe nói thật và làm theo lẽ đúng không? Xin thưa là có!

Thời ông Võ Văn Kiệt còn làm bí thư thành ủy TPHCM, ông từng nghe nhà thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ Đănh thức tiềm lực vào năm 1982, lúc ông Kiệt sắp sửa rời ghế Bí thư Thành ủy TP.HCM để ra Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Nghe xong, ông Sáu Dân như “vừa trải qua một cuộc tra tấn” vì nó khác hoàn toàn lối văn chương quốc doanh ca ngợi Đảng, tụng danh chế độ. Thái độ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước điều trái tai là: “Cậu chỉ cần nói thật, không bình luận đúng sai.”