Affichage des articles dont le libellé est Phan Xuân Trung. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phan Xuân Trung. Afficher tous les articles

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

dimanche 11 juillet 2021

BS Phan Xuân Trung - Lời kêu gọi khẩn thiết


Thưa quý đồng nghiệp,

Hiện nay do lockdown toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh bị bỏ rơi.

Tôi kêu gọi quý đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của Thầy Thuốc hãy sẵn sàng đến nhà giúp bệnh nhân.

samedi 10 juillet 2021

Phan Xuân Trung - Đang lo, lo dữ!


SỰ KIỆN:

1. Tháng trước xem tin thấy bên Campuchia có cảnh tượng công nhân túa chạy khỏi nhà máy vì trong đó có người nhiễm Covid, trong bụng đã lo lo sẽ xảy ra ở Việt Nam. Đúng y như rằng hôm nay có một vụ công nhân phá rào tháo chạy trước sự bất lực của bảo vệ.

2. Một clip tả cảnh tồi tàn, nhốt F1 trong trường tiểu học ở quận 8.

3. Một clip người nhiễm (F0) mô tả căn hộ mới ở quận 7 được trưng dụng làm nơi chứa F0, thiếu thốn đủ thứ.

mardi 26 novembre 2019

Phan Xuân Trung - Thưa với nhóm "trí thức trong nước"


Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.

Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở, thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.

Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.