Affichage des articles dont le libellé est Tù nhân lương tâm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tù nhân lương tâm. Afficher tous les articles

jeudi 20 juillet 2023

Kim Văn Chính - Vấn nạn Wagner

1/ Về danh chính ngôn thuận, Prigozhin và lực lượng Wagner chuyên nghiệp, trung thành với ông đã được thu xếp sang định cư tại Belorus. Trên thực tế, khoảng hơn 10 ngàn lính Wagner thiện chiến cùng với xe cộ đã đến Belorus đóng quân.

Theo như các thông tin của các phía công bố, trước hết lực lượng này làm nhiệm vụ giúp Belorus huấn luyện quân đội trong tác chiến. Sau đó họ có những công việc ở Châu Phi, là địa bàn truyền thống và thu lợi béo bở của Wagner.

Wagner của Prigozhin vẫn có khả năng tự phát triển, bằng cách tuyển dụng thêm lính chuyên nghiệp từ các nguồn bên trong nước Nga và bên ngoài nước Nga. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở châu Phi, nhưng có cả các địa bàn ở Trung Đông, Mỹ latinh và nhiều nơi khác… Kinh phí chúng có được từ các mối lợi đánh đổi với các nhà chính trị, nhận trực tiếp từ các chính phủ thuê mướn họ.

vendredi 12 mai 2023

Ngô Anh Tuấn - Giá nào cho sự tự do?

 

Mấy hôm trước, tại Trạm tạm giam Công an thành phố Đà Nẵng, luật sư Lê Đình Việt và tôi có vào thăm gặp bị can Bùi Tuấn Lâm (hay còn gọi là Peter Lâm Bùi).

Cùng đi để thực hiện quyền giám sát có đại diện Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đại diện Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Đà Nẵng. Dù có một vài khúc mắc nho nhỏ ban đầu nhưng tôi thực sự ghi nhận, buổi thăm gặp được diễn ra thuận lợi, không bị hạn chế về thời gian.

Mặc dù buổi gặp được ghi hình để phục vụ công tác giám sát nhưng chúng tôi không gặp trở ngại trong nội dung trao đổi vì các bên cùng thống nhất rằng, chẳng có gì bí mật ở đây cả. Lâm cũng ghi nhận rằng, trong suốt quá trình điều tra, truy tố, Lâm không bị phân biệt đối xử; đó là sự nhân văn cần thiết và là tín hiệu tốt cho một phiên tòa cởi mở hơn.

samedi 25 décembre 2021

Đặng Đình Mạnh - « Thấy » Jesus từ sau song sắt tù đày

 


(Kể lại câu chuyện từ 365 ngày trước)

Số 4 Phan Đăng Lưu. Chỉ đôi từ thông tin địa chỉ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi nảy sinh câu chuyện mà tôi sẽ tâm tình với các bạn nhân dịp Giáng sinh.

Một ngày cuối năm 2020, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”(gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Đến khoảng cuối buổi làm việc, tôi hỏi thăm về sinh hoạt của ông trong trại tạm giam. Điều kiện ăn, ngủ, chăm sóc sức khỏe, thông tin thời sự bên ngoài… Khi hỏi thăm về tình trạng tinh thần, Ông tươi cười cho biết “Tôi thấy thoải mái, bình an mỗi ngày, ngay cả trong quá trình điều tra trước đây cũng vậy… Tôi cầu nguyện hàng ngày!”.

dimanche 11 avril 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Tại tôi mà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt


Vượt qua mọi mong ước của tui và Nguyễn Thúy Hạnh, trưa ngày 9/4 cơ quan điều tra đã trích xuất Nguyễn Thúy Hạnh ra khỏi trại giam số 2 ở Thường Tín đưa về chung cư Royal để chúng tôi gặp nhau.

Điều tui ân hận nhất là khi Hạnh bị bắt đã không có mặt tại nhà, để nghe những lời cuối, những dặn dò cuối trước khi phải xa nhau chắc chắn là khá lâu.

Lúc Hạnh bị bắt, vào lúc 10g05 phút ngày 7/4, tui đang ở nơi khác, hai chúng tui đang chát với nhau rất vui vẻ. Tui đang bày Hạnh cách vào Opera để lấy lại tài khoàn Minds, Hạnh vui lắm. Tui bày Hạnh từng bước, xong mỗi bước tui hỏi được chưa, Hạnh trả lời được tui mới bày bước tiếp theo. Đến bước cuối cùng là lấy password, tui hỏi được chưa, không thấy Hạnh trả lời nữa, cũng không thấy nàng vào đọc câu hỏi của tui.

mardi 23 mars 2021

Thịnh Nguyễn - Ký ức về Trịnh Bá Phương


*Một lần mình hỏi, nếu em đi tù, nhưng tù lâu quá, mười năm hai mươi năm, khi đó có tổ chức vận động đưa em sang nước ngoài để đỡ phải chịu đựng khó khăn. Em đi không?

Phương trả lời bằng một việc vừa diễn ra. « Anh ạ, lần gần đây nhất, ở trong đồn công an sau khi đánh em, công an có hỏi, mày đấu tranh để làm gì, mày đấu tranh để được đi nước ngoài phải không? Em trả lời: Không, Tôi không đấu tranh để tôi dời đi, tôi đấu tranh để các ông phải dời đi, phải bỏ đi, phải chạy trốn ra nước ngoài. Đây là quê hương của tôi, không bao giờ tôi đi cả. »

* Khi nào thì em quan tâm đến làng Đồng Tâm và giúp họ ?

jeudi 24 décembre 2020

Đặng Đình Mạnh - Câu chuyện về « Ngài » từ sau song sắt


Đôi lời : Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhiều người đã ngạc nhiên. Nhưng thật ra anh Phạm Chí Dũng, một người không có đạo và là cựu đảng viên, vẫn thường xuyên đi nhà thờ cầu nguyện. Bức ảnh chân dung này được vẽ lại từ tấm hình do Thụy My chụp anh Phạm Chí Dũng trên bậc thềm một nhà thờ ở Phú Nhuận (nhiều nơi đã đăng lại mà không đề tên tác giả).

Số 4 Phan Đăng Lưu.

Chỉ đôi chữ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi phát sinh ra câu chuyện mà tôi sẽ kể hầu các bạn nhân dịp Giáng sinh.

Một ngày trung tuần tháng 11, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” (gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.

vendredi 4 décembre 2020

Bùi Chí Vinh - Nghĩ về cuộc tuyệt thực đến chết của Trần Huỳnh Duy Thức


Bùi Chí Vinh : Trần Huỳnh Duy Thức lại tuyệt thực trong tù và lần này cái chết đến rất gần, đến như lời trăn trối của anh “Hãy tận dụng sự ra đi của tôi”. Tại sao chúng ta lại có thể dửng dưng trước một “Mandela Việt Nam” dám chết cho tự do như vậy chứ ?

NGHĨ V CUC TUYT THC ĐN CHT CA TRN HUỲNH DUY THC

Không th húc đu vào bn bc tường

Cũng không th b cong song st

CON ĐƯỜNG T DO quá nhiu nước mt

Anh như b ct lìa đôi chân 

jeudi 3 décembre 2020

Lê Văn Luân - Sống tận cùng, chết cũng tận cùng


Điều đầu tiên phải nói rằng, nó cho thấy một phần nào đó cảm giác đơn độc của ông Thức trong tình cảnh bị tù đày. Chúng ta cần phải nói nhiều hơn về những điều mà ông ấy làm và ông ấy đã cống hiến, đã dấn thân.

Tuy vậy, nếu “ra đi” là một lựa chọn chủ động thì tôi e rằng nó không phải là một điều tốt cho cả ông ấy và những gì mà ông ấy làm.

Nelson Mandela ngồi tù tới 27 năm, bà Aung San Suu Kyi cũng tương tự. Nhưng họ sống kiên trường và đấu tranh đến cùng một cách vững chãi để rồi đất nước họ có dân chủ và tự do, thoát khỏi chế độ độc tài thống trị.

Trịnh Hữu Long - Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực


Những chiến thuật tuyệt thực trong tù để đòi trả tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang làm, hay lời kêu gọi "hãy tận dụng sự ra đi của tôi" của anh chỉ hiệu quả khi có cả một bộ máy bên ngoài hỗ trợ đủ sức tạo ra một phong trào lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, gây được sức ép buộc chính quyền phải thay đổi hành vi.

Tôi không biết anh Thức có được bộ máy hỗ trợ đó bên ngoài hay không, nhưng theo tôi quan sát thì cũng giống như các tù nhân chính trị khác, anh không có.

Các hoạt động đấu tranh bên ngoài hiện đang xuống đến mức rất thấp, rất khó hỗ trợ được gì nhiều cho anh.

vendredi 9 octobre 2020

Tạ Duy Anh - Cá nhân hay thể chế ?

Không ai phủ nhận vai trò của cá nhân trong việc tạo ra những thay đổi, trong mọi lĩnh vực.

Ngay cả với một nhà nước pháp trị được thiết kế ưu việt như Hoa Kỳ, mỗi tổng thống vẫn có thể “đi vào lịch sử” không chỉ với tư cách lãnh đạo của một siêu cường, mà còn với tư cách kiến tạo hoặc hủy hoại.

Nhưng ngoại lệ luôn chỉ là ngoại lệ. Về cơ bản thì ở những quốc gia hạng nhất hành tinh, thể chế luôn là cái nền tảng vững chắc cho sự phát triển, đảm bảo tự do cá nhân nhưng vẫn đạt được ổn định xã hội. Thể chế là mảnh đất để mọi tài năng đều có thể, có cơ hội thể hiện hết biên độ và thành tựu của bất cứ cá nhân nào cũng mặc nhiên là thành tựu của đất nước.

mercredi 7 octobre 2020

Phạm Đoan Trang - Nếu tôi có đi tù…

Đây là nội dung lá thư viết sẵn được Will Nguyễn công bố sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt.

Sài Gòn ngày 27/5/2019

Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi.

Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù.

Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn.

mercredi 19 décembre 2018

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM



Kính gửi:

      -     Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Đồng kính gửi:

     -    Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài

     -    Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

     -    Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.

Bản yêu sách gồm tám điểm sau:

vendredi 30 novembre 2018

Nguyễn An Dân - Trần Huỳnh Duy Thức



Là người tù chính trị đang gây nhiều bàn tán trên dư luận lâu nay. Bài viết này nhằm cung cấp và lý giải về anh trên cái nhìn cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của hội nhóm phe phái nào đó về vụ việc.

1/ Nguy hiểm cho chế độ

Đảng CSVN, hay bất kỳ chính quyền nào khác, dĩ nhiên không khoái những người có xu hướng đối lập với mình. Nếu đảng nhận định là anh càng có biểu hiện lật đổ đảng, thì án tù cho anh càng kéo dài. Còn việc anh có muốn lật đổ hay không là việc khác. 

vendredi 14 septembre 2018

Trần Trung Đạo - Trần Huỳnh Duy Thức, một Václav Havel Việt Nam



Câu ngạn ngữ “Đừng muốn người khác làm những việc mà chính mình không muốn hay không dám làm” trong trường hợp bài viết này chỉ đúng một nửa. Nửa đúng là về phía người viết, đang sống yên thân ở Mỹ và “không dám ở tù”. Nửa không đúng là “người khác” Trần Huỳnh Duy Thức, bởi vì anh không phải là người dễ bị ai sai khiến.

Ngoài cá tính chưa được biết nhiều, Trần Huỳnh Duy Thức có tư cách của một lãnh đạo cách mạng và đồng thời có cơ sở lý luận làm kim chỉ nam cho hành động của mình. 

jeudi 12 avril 2018

Việt Nam : Thêm ba nhà hoạt động lãnh án tù

Bà Trần Thị Xuân tại tòa án Hà Tĩnh, ngày 12/04/2018.

Hôm nay 12/04/2018 có thêm ba nhà hoạt động tại Việt Nam lãnh án tù tại ba phiên xử khác nhau, trong bối cảnh chính quyền gia tăng trấn áp. Tuần trước, bảy thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cũng đã bị tuyên các bản án tù giam nặng nề. 

Tại Hà Tĩnh, bà Trần Thị Xuân, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ,bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, với cáo buộc « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » theo điều 79 Luật Hình sự. Gia đình không được thông cáo về phiên xử và đã bà ra tòa mà không có luật sư bào chữa.

jeudi 5 avril 2018

Việt Nam xử 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền

Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài (G) trong phiên tòa ở Hà Nội ngày 05/04/2018.

Tòa án Hà Nội hôm nay 05/04/2018 mở phiên xử sáu nhà tranh đấu bị cáo buộc có hoạt động với âm mưu « lật đổ chính quyền », trong bối cảnh gia tăng trấn áp các nhà ly khai. Nhiều người biểu tình đã bị công an câu lưu trước khi đến được tòa án.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng với năm người khác thuộc Hội Anh Em Dân Chủ (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Thu Hà), bị cho là « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». 

mercredi 4 avril 2018

Ân xá Quốc tế : Việt Nam giam giữ gần 100 tù nhân lương tâm

Ảnh chụp màn hình website Amnesty International.

Theo nghiên cứu mới nhất của Amnesty International (Ân xá Quốc tế), hiện có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam, đa số phải sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đãi. Danh sách này được công bố hôm nay 04/04/2018, một ngày trước khi sáu nhà hoạt động bị đưa ra xét xử, trong đó có năm người thuộc Hội Anh Em Dân Chủ.
Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á tuyên bố: « Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế ».

vendredi 9 février 2018

Trần Trung Đạo - Một người đi ra mười người đi vô



Nhạc sĩ Việt Khang được đón tiếp tại phi trường Los Angeles ngày 09/02/2018.

Cũng tháng hai này sáu năm trước, tôi viết bài về Việt Khang ở Taj Hotel, Chennai, Ấn Độ vào buổi chiều sau ngày dài làm việc. 

Một đồng nghiệp Mỹ chơi đàn piano còn tôi ngồi viết ở bàn bên cạnh. Trong lòng cảm thấy rất buồn và thương Việt Khang vô cùng. Thời gian đó em mới vào tù. 

Mạnh Kim - Tị nạn



Nhạc sĩ Việt Khang vừa đến Mỹ ngày 09/02/2018
Thêm một cựu tù chính trị (Việt Khang) lại được qua Mỹ. Tiếp nối danh sách dài những cựu tù chính trị được “thả” qua Mỹ dưới sức ép hoặc can thiệp của các tổ chức nhân quyền hoặc chính trị gia Hoa Kỳ. Mỹ lại trở thành nơi “dung thân” của các nhà đấu tranh, cùng chung hàng ngũ với “bọn phản động ba que”, “bọn lưu vong” “bám càng đế quốc”…
 
Nhưng mà Mỹ cũng là nơi mà con cái của những người trung thành tuyệt đối với chế độ đang theo học với số lượng ngày càng cao. Mỹ bây giờ còn có một thành phần “lưu vong” “bám càng đế quốc” mới: những viên chức chế độ hoặc gia đình viên chức chế độ đang công khai bỏ nước ra đi, và họ có nhiều tiền đến mức có thể mua dễ dàng những căn nhà trị giá hàng triệu đôla. 

jeudi 13 juillet 2017

Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba qua đời, Trung Quốc bị điểm mặt chỉ tên


Người dân Oslo đặt hoa tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trước Trung tâm Nobel, ngày 13/07/2017.

(AFP 13/07/2017) Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người Trung Quốc đầu tiên được tặng giải Nobel hòa bình, đã qua đời hôm nay 13/07/2017 vì ung thư gan, trong khi vẫn đang bị quản thúc. Bắc Kinh đã lãnh một trận mưa chỉ trích vì không cho ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Ủy ban Nobel hòa bình tố cáo Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm » của nhà đối lập do không cho Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách thích hợp. 

Lưu Hiểu Ba là giải Nobel hòa bình đầu tiên qua đời trong lúc bị tù tội, kể từ khi nhà đấu tranh ôn hòa người Đức Carl von Ossietzky, bị Đức Quốc xã cầm tù, đã chết tại bệnh viện năm 1938.