Affichage des articles dont le libellé est Lật đổ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lật đổ. Afficher tous les articles

vendredi 13 décembre 2024

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria, vấn đề đau đầu cho Putin

 

(Pierre Sautreuil, La Croix 12/12/2024) Trước sự sụp đổ của Bachar Al Assad, Matxcơva rơi vào tình thế không dễ chịu chút nào : phải làm thân với phe nổi dậy Syria mà Nga đã không ngừng oanh tạc trong gần 10 năm.

Vấn đề rất trầm trọng, với nguy cơ mất đi hai căn cứ quân sự Tartous và Hmeimim bên bờ Địa Trung Hải, vốn bảo đảm năng lực viễn chinh sang Cận Đông và xa hơn nữa.

Hôm thứ Tư 11/12, phát ngôn viên Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố : « Chúng tôi giữ liên lạc với những người kiểm soát tình hình tại Syria, điều này là cần thiết, vì chúng tôi có căn cứ và đại diện ngoại giao ở đó. Các vấn đề liên quan đến an ninh của các cơ sở này vô cùng quan trọng ».

samedi 17 août 2024

Dương Quốc Chính - Tương lai nào cho Bangladesh?

Để đánh giá tình hình Bangladesh không hề đơn giản.

Chính phủ của bà Hasina rõ ràng là có uy tín và chính danh khi được bầu lên vào những ngày đầu. Uy tín của bà còn đến từ nguồn gốc là con gái của vị cha già lập quốc, giống hệt bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, sau khi người cha bị ám sát sau đảo chính.

Tuy nhiên, bà và cha mình vốn chịu ơn của Ấn Độ trong việc dựng nước và điều hành đất nước nên bị phụ thuộc quá nhiều vào nước này, dẫn tới sự bất mãn của phe quốc gia đối lập là đảng BNP. Ngoài ra, do dùng các biện pháp cứng rắn, bắt bớ phe đối lập và gian lận bầu cử để duy trì quyền lực, đã biến bà Hasina thành kẻ độc tài.

Ngô Nhân Dụng - Dân Bangladesh lật đổ chế độ độc tài

Các cuộc biểu tình trên đường phố khiến Sheikh Hasina phải bỏ chạy, trốn qua Ấn Độ, sẽ khiến giới lãnh đạo ở Hà Nội phải lo lắng. Mặc dù bà thủ tướng Bangladesh chỉ nắm quyền từ gần 20 năm, so với hơn 80 năm từ khi đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.

Vụ thay đổi chế độ ở Bangladesh không phải là một cuộc đảo chính như thường thấy. Không có cảnh xe tăng bao vây dinh thủ tướng; không thấy các tướng lãnh họp nhau bàn thay đổi; họ cũng không đứng ra nắm quyền khi có cơ hội. Vị thủ tướng mới chưa bao giờ nuôi tham vọng đứng ra nhận chức vụ này, đã 83 tuổi, vốn không phải là một chính trị gia và đang ở Paris, làm cố vấn cho đoàn lực sĩ quốc gia dự Olympic.

Quá trình lật đổ Sheikh Hasina diễn ra ngoài đường phố. Các sinh viên bắt đầu biểu tình vì một lý do: Họ cũng muốn làm công chức. Họ chỉ phản đối quy chế bất công trong việc tuyển mộ thư lại. Luật lệ dành 30 % số ghế nhân viên nhà nước cho mấy loại ứng viên, đã được thi hành từ lâu.

mercredi 14 juin 2023

Bông Lau - Ngồi trên lưng cọp

 

Áp lực quân sự của Nga, Iran, China, và khủng bố IS ở Bắc Syria tiếp tục đè nặng lên vùng trách nhiệm của 900 binh sĩ Hoa Kỳ - mà đa số là Biệt Kích của liên binh chủng, cùng mấy trăm nhân viên dân sự chuyên viên kỹ thuật và tình báo.

Hôm qua trong một phi vụ chở Biệt Kích, một trực thăng MH-47 Chinook bị trục trặc kỹ thuật rớt khi đáp khẩn cấp “crash landing” ở Bắc Syria làm 22 Biệt Kích Delta Mỹ bị thương. Có 10 người bị thương nặng được di tản ngay về quân y viện của Hoa Kỳ ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Rất may không có ai tử thương.

Biệt Kích Delta Force là viết tắt của Biệt Đội Tác Chiến Lực Lượng Đặc Biệt Số 1 – Delta (1st SFOD-D) - The 1st Special Forces Operational Detachment–Delta. Đây là đơn bị Biệt Kích ưu tú và bí mật nhứt của Quân Lực Hoa Kỳ. Họ nhận lịnh trực tiếp từ Tổng Thống và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ.

mardi 8 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Cách mạng tháng Mười và Cách mạng tháng Tám

 

Mình nhớ hồi xưa học môn lịch sử thấy viết là Cách mạng tháng Mười lật đổ Nga hoàng, đánh chiếm cung điện Mùa Đông, chính quyền về tay Xô viết.

Thế quái nào mấy năm gần đây mới lòi ra là Cách mạng tháng Mười có lật đổ Nga hoàng đâu. Mà là lật đổ chính phủ lâm thời thành lập hồi Cách mạng tháng Hai, là chính phủ tư sản. Cách mạng tháng Hai mới lật đổ chế độ phong kiến của Nga hoàng.

Chuyện này cũng hơi giống Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.

dimanche 20 mars 2022

Trần Duy Hiển - Không dễ lật đổ Putin

 

Một cuộc đảo chính thành công đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên của các cơ quan khác nhau.

Trong hai thập kỷ qua, Putin và các đồng minh của ông ta đã lập cấu trúc gần như mọi yếu tố cốt lõi của nhà nước Nga, với mục tiêu hạn chế các mối đe dọa đối với chế độ.

Putin đã bắt giữ hoặc giết những nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu, gây ra nỗi sợ hãi trong công chúng và khiến tầng lớp lãnh đạo của đất nước buộc phải bắt tay với ông để bảo vệ sự giàu có của mình.

jeudi 10 mars 2022

Dương Quốc Chính - Cấm vận và tẩy chay


Anh em bò đỏ, bò Nga, bò Trump cùng đồng thanh chửi bọn NATO và Mỹ hèn không dám đánh Nga, nên Ukraine mới bị Putin bắt nạt.

Mình thấy NATO chơi thế là khôn. Ngu gì đánh nhau với Nga. Ngu gì cắn nhau với chó dại chứ. Ai đi đương đầu với sở trường của nó. Nhắm vào sở đoản của nó để đánh là đúng rồi.

Điểm yếu nhất của Nga là kinh tế mong manh, phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và khí. Nên đánh Nga tốt nhất là phong tỏa về kinh tế.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Trung Đạo -Từ Rumani đến Việt Nam


Ngày 25 tháng 12 cũng là ngày đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng sản Romania (Rumani) độc ác.

Ai chịu trách nhiệm cho khoảng 170 ngàn trẻ em mồ côi trong tổng số nửa triệu trẻ mồ côi trong cả nước đã bị chế độ cộng sản bỏ rơi ? Dĩ nhiên là vợ chồng Nicolae Ceaușescu. Nhưng chưa đủ.

Trách nhiệm, ngoài ra còn đặt trên lương tâm của những lãnh đạo chính phủ biết rất rõ tội ác của vợ chồng Nicolae Ceaușescu và có thể can thiệp, nhưng vì quyền lợi đã làm ngơ mặc cho Nicolae Ceaușescu thao túng. Đó cũng là một nhắc nhở cho thực tế cộng sản tại Việt Nam :

vendredi 20 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Cháy ngầm


Mùa đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Xô, “mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi”.

Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị (Perestroika) và công khai hóa các hoạt động thông tin ngôn luận (Glasnost).

Perestroika có lý do vì vào thời điểm đó Liên Xô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người v.v. nhưng tại sao phải tiến hành đồng thời với Glasnost?

samedi 26 septembre 2020

Tạ Duy Anh - Con số thất bại


Ông Nguyễn Đức Chung có thể đau một chút chứ chẳng nên buồn, khi ông bị bãi nhiệm bằng con số nhất trí tuyệt đối. Nhưng nếu ông bật cười thì cũng dễ hiểu và không hề có gì là kịch.

Ông tham gia vào canh bạc mà mọi thứ luật ngầm đều đã biết từ đầu, được chính ông chấp nhận và cổ súy. Người ta cũng nhất trí bầu ông với số phiếu tuyệt đối đấy thôi. Và chính ông cũng lấy con số đó để hãnh diện với thiên hạ về tài năng và phẩm hạnh!

Hồi đó, đang đà thắng lợi toàn diện, nếu ông gây sức ép để có thêm vài cuộc bầu nữa, ví dụ bầu ông là ứng cử viên giải Nobel vì Hòa Bình, bầu ông là vị tướng công an tài giỏi nhất, bầu ông là thị trưởng sẽ đi vào lịch sử vàng son, bầu ông thêm một lần anh hùng, thì cũng sẽ 100% cúi rạp nhất trí.

lundi 23 décembre 2019

Rumani tưởng niệm nạn nhân cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản 1989


Nến được thắp tối 22/12/2019 gần một đài kỷ niệm các liệt sĩ trong cuộc Cách mạng Rumani năm 1989 tại thủ đô Bucarest. Inquam Photos/Octav Ganea via REUTERS
Đăng ngày:

Khoảng một ngàn người hôm qua 22/12/2019 đã xuống đường tại Bucarest để tưởng niệm những người Rumani bị chết trong cuộc cách mạng tháng 12/1989, đòi hỏi đưa ra ánh sáng các sự kiện đẫm máu sau khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị lật đổ.

Những người biểu tình dành một phút mặc niệm tại quảng trường Cách Mạng, rồi thả hàng trăm quả bóng màu trắng tượng trưng cho « linh hồn của 1.142 người đã bị sát hại » cách đây 30 năm. Sau đó tên của các nạn nhân được đọc và chiếu lên tường của tòa nhà từng là trụ sở của Trung ương Đảng Cộng Sản Rumani
 AFP dẫn lời một người biểu tình cho biết « chính nhờ những người đã bị chết hồi tháng 12/1989 mà nay người Rumani được sống trong một đất nước tự do ». Một người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với « những thanh niên vô tội đã bị sát hại tàn nhẫn », « một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ ».

vendredi 12 avril 2019

Tổng thống Sudan bị quân đội lật đổ, dân muốn có chính quyền dân sự

Rừng người biểu tình phản đối một chính quyền quân đội ở Sudan, ngày 12/04/2019.

Hàng ngàn người dân Sudan hôm nay 12/04/2019 biểu tình trước bộ Quốc phòng để đòi hỏi thành lập một chính quyền dân sự, bất chấp lệnh giới nghiêm của quân đội, sau khi tổng thống Omar Hassan El Béchir bị lật đổ hôm qua. Hội đồng quân nhân hứa hẹn sẽ trao quyền lại trong vòng một tháng, đồng thời loan báo sẽ không cho dẫn độ cựu tổng thống.

Trước đó vào hôm qua, Hội đồng quân nhân do bộ trưởng Quốc phòng Aouad Mohamed Ahmed Ibn Aouf đứng đầu tuyên bố thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hai năm, sau đó sẽ tổ chức bầu cử. 

jeudi 4 avril 2019

Algérie : Bóng ma Bouteflika đã tan biến

Biển người biểu tình tại Alger ngày 15/03/2019 đòi tổng thống Abdelaziz Bouteflika phải ra đi.

Algérie cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Brexit là đề tài chính của các báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Bouteflika : Hồi kết ». Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, tổng thống Algérie hôm qua đã phải từ chức dưới áp lực của đường phố và quân đội. Trong bài xã luận mang tên « Một chiếc bóng đã biến đi », tờ báo nhận định sự vắng mặt của ông Bouteflika không làm thay đổi về căn bản. Đó không phải là một tổng thống đường hoàng trao lại quyền hành, mà là một bóng ma vừa tan biến.

Tổng thống vô hình

Đã từ lâu, Abdelaziz Bouteflika đã trở thành vô hình trước nhân dân. Đó cũng là một trong những lý do gây nên sự giận dữ nơi họ. Người dân Algeri không còn chịu đựng việc một bóng hình hóa thạch là đại diện cho mình. Việc tổng thống biến mất khỏi chính trường mang tính biểu tượng gấp một ngàn lần. Ông ta là biểu tượng cho một phe phái, một hệ thống, làm bình phong hợp pháp cho những kẻ trong hậu trường.

mardi 25 juillet 2017

Tổng thống Venezuela khẳng định đang bị CIA âm mưu lật đổ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong lễ kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Simon Bolivar, 24/07/2017.

Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro hôm 24/07/2017 đòi các chính phủ Mỹ, Mêhicô và Colombia giải thích về việc được cho là tham gia một âm mưu do CIA chuẩn bị nhằm lật đổ ông.
Tổng thống Nicolas Maduro tố cáo giám đốc CIA Mike Pompeo vì theo ông, đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ « hợp tác trực tiếp với chính quyền Mêhicô và Colombia để lật đổ chính quyền Venezuela ». Ông Maduro yêu cầu tổng thống Mỹ Donald Trump phải làm rõ những từ ngữ mà theo ông là « ngạo mạn, mang tính can thiệp » của ông Pompeo.