Affichage des articles dont le libellé est Du học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Du học. Afficher tous les articles

jeudi 15 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam của tôi

 

Trang Phây của anh Trần Thiện Công (ngày 04/01/2024) đăng hình một trang trong sách Quốc sử lớp Nhì, xuất bản năm 1965 ở miền Nam Việt Nam. Sách dành cho học trò lớp Nhì (tức lớp 4 ngày nay).

Là người cùng thời với anh Công, tôi nhớ liền bài Quốc sử từng được thầy cho học thuộc lòng thời đó. Bài học toát lên niềm tự hào là người Việt, tình yêu nồng nàn với tổ tiên và đồng bào, lòng quả cảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Lúc đó Miền Nam có dân số ít hơn Miền Bắc và có GDP tổng cao gấp hai lần, nhưng bài học dạy học trò tính khiêm tốn. Khiêm tốn thật lòng mới có thể tiến xa!

samedi 15 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Hệ lụy từ những chuyến bay "Ngạo nghễ bay vào vùng dịch giải cứu công dân"

Tháng 11/2021, sau hơn một năm về Việt Nam tránh dịch Covid-19, tôi bay sang Ba Lan. Hai hôm sau, vợ tôi đi chợ về kể cho tôi câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở ngay cổng "Chợ Hoa", chợ của người Việt Nam tại Warszawa thủ đô Ba Lan.

Anh biết không? Lúc nãy, trước khi bước qua cổng "Chợ Hoa" em thấy một cậu thanh niên chừng 20 tuổi mặt buồn rười rượi, pha chút ngượng nghịu, ngửa mũ xin tiền những người Việt Nam đi qua đi lại. Em thấy lạ, vì trước nay trên toàn lãnh thổ Ba Lan chưa từng có người Việt Nam ăn xin, đằng này lại là một cậu thanh niên sức dài vai rộng, khá là khôi ngô. Em bèn đứng lại hỏi chuyện cậu ta.

- Sao cháu lại làm việc này trên đất khách quê người? Ở đây có rất nhiều việc kiếm tiền thích hợp hơn với cháu. Đừng làm thế, cháu ạ! Đừng đánh mất hình ảnh người Việt Nam trong lòng dân Ba Lan!

lundi 6 mars 2023

Trần Thanh Cảnh - Chuyện du học Nga

 

Đọc tin này lại nhớ chuyện chưa xa!

Nhà mình có ông em trùm buôn lậu, đánh quả ở Đức, rồi về Việt Nam làm ngành bất động sản. Thắng lớn. Lên hàng đại gia.

Thế nhưng không hiểu sao, tay này rất hâm mộ Nga-Xô! Hắn bèn cho thằng con lớn sang đó du học! Lúc ấy mình đã bảo, cho đi Anh, Pháp, Mỹ...những nước tiên tiến không đi, đi cái nước mugic ấy học cái đ*o gì ở đấy?

jeudi 13 mai 2021

Paul Huy Nguyễn - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ vàng tại Marrickville NSW (Thông Báo Số 3)


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

Sau khi nhận được sự ủng hộ của nhiều Dân Biểu cấp Tiểu Bang và Liên Bang về việc nhục mạ cờ vàng tại Marrickville, Bộ Trưởng Cảnh Sát New South Wales (NSW), ông David Elliott đã điều động đơn vị Chống Khủng Bố và Hận Thù (Counter Terrorism & Hate Crime Unit) vào cuộc điều tra.

Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện cùng đơn vị tại văn phòng cộng đồng ngày hôm qua 11.05.2021. Vụ việc tại Marrickville không đơn giản là một hành động phá rối nơi công cộng hay phá hủy tài sản, mà nghiêm trọng hơn và hành vi công khai đe dọa, kích động bạo lực vì lý do chủng tộc, chính trị và nguồn gốc sắc tộc.

dimanche 9 mai 2021

Lưu Trọng Văn - Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc


Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà nhiều người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.

Cháu Thịnh đang là học trò ở Úc thể hiện thái độ chính trị theo nhận thức của mình, chứng tỏ phần nào cháu là người có cá tính mạnh và có quan tâm chính trị, thời cuộc.

Nhưng hành động của cháu giật cờ vàng ném xuống đất và dẫm lên để thể hiện "thái độ chính trị" của mình cũng chứng tỏ cháu chưa hiểu các giá trị của gần một triệu đồng bào ruột thịt của cháu đang sống ở Úc. Càng chứng tỏ cháu không biết luật pháp Úc và lối sống Úc - bảo vệ và tôn trọng sự khác biệt thậm chí đối nghịch nhau về chính trị - một giá trị văn minh dân chủ của một quốc gia tồn tại trên nền tảng văn minh, dân chủ.

Đào Hiếu -Giảng dạy hay cho ăn c*t gà ?


Có một thằng nhỏ du học bên Úc, khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trên cột, nó bèn giựt xuống, xé nát rồi đạp dưới chân.

Có một ông bạn già của tôi khó chịu trước hành động ấy, bèn viết một bài “giảng dạy” rằng: Cháu không nên làm thế, cháu phải thế này, phải thế kia… Cuối cùng ông bạn già bèn “hy vọng dần dà nền giáo dục Úc sẽ giúp cháu trở thành người tốt”.

LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:

samedi 8 mai 2021

Hoa Nguyễn - Bàn về khía cạnh giáo dục và thấy gì qua việc du học sinh giật cờ vàng VNCH ở Sydney


Làm Đại diện giáo dục và đại diện di trú cho Úc 13 năm, đây không phải lần đầu tiên tôi chứng kiến du học sinh từ Việt Nam sang xúc phạm cờ vàng và những giá trị thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ dưới đây để giúp mọi người có cái nhìn khách quan với sự việc, và cùng nhau tìm cách giúp thế hệ trẻ từ Việt Nam sang có được sự giáo dục tử tế hơn. Đồng thời cùng nhau tìm giải pháp chấm dứt những chuyện như thế này.

1. Bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, sốc văn hóa với phương Tây và những đụng độ cá nhân có thể xảy ra trước đây với cộng đồng người Việt :

Lê Hoàng Hải -Thực sự khó hiểu !


Tôi tiếp xúc với cộng đồng tị nạn lần đầu là ở Nhật. Ở đây khởi đầu chỉ có 10.000 người được chính phủ Nhật chấp nhận quy chế này, nên cộng đồng ở Nhật không lớn như Úc hay Mỹ.

Ấn tượng của tôi là tất cả đều là những người tôn trọng pháp luật nước bản xứ và có hiểu biết. Với cộng đồng người Việt tự do ở Nhật hay bất cứ nơi nào trên thế giới, lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa là một thánh vật, không khác gì ngôi sao David với dân Do Thái hay biểu tượng Hinomaru với dân Nhật Bản.

Không thể tưởng tượng nổi có chuyện gì xảy ra nếu có ai tới chỗ hội đoàn của người Nhật mà giật lá cờ Nhật Chương Kỳ xuống chà đạp rồi quay clip thách thức. Chắc chắn chuyện đó sẽ gây ra một cơn phẫn nộ khủng khiếp cho người Nhật khắp thế giới và thủ phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

jeudi 6 mai 2021

Song Chi - Sao không sang Nga, Tàu, Cuba du học ?


Đọc một status của người khác mới biết chuyện du học sinh “yêu đảng yêu bác” sang nước khác học rồi gây hấn với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, ngứa mắt với lá cờ vàng không phải chỉ có mỗi trường hợp láo xược mới đây.

Kể cũng lạ, không thích “cái đám người Việt lưu vong, ôm chân ngoại bang, phản động cả lũ”, không thích nhìn “cái cờ ba que” thì chọn mấy nước Nga, Tàu, Cuba mà du học là khỏi đụng đám người đó, đụng lá cờ đó.

Ai bảo chọn sang Úc, sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức... làm gì để rồi ngứa mắt ngứa miệng rồi làm bậy, vi phạm pháp luật của nước người? Sống ở các nước tư bản giãy chết là mọi thứ đều phải theo luật, chứ có phải như ở Việt Nam - nơi từ công an, quan chức cho tới cái đám trẻ trâu con ông cháu cha là cứ hỗn hào hống hách, ngồi xổm lên pháp luật quen thói?

Paul Huy Nguyen - Cập nhật thông tin về việc du học sinh nhục mạ Cờ Vàng


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

V/v - Thông Báo Số 2 - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville, New South Wales

Sau 2 ngày làm việc cùng với Cảnh Sát New South Wales (NSW), chúng tôi vẫn đang chờ đợi kết quả chính thức về các án phạt hình sự đối với nhóm học sinh có hành vi nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville vào Ngày 30 Tháng 4, 2021.

Lê Nguyễn - Nhân chuyện du học sinh dẫm đạp lên lá cờ VNCH, nghĩ đến nền giáo dục nước nhà hiện tại


Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Theo tôi, loại hành động vô pháp vô thiên này của một số không nhỏ những bạn trẻ Việt Nam hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên hết. Chúng là hậu quả của một nền giáo dục què quặt, nặng tính nhồi sọ, chỉ nhằm đào tạo những con robot biết nói và hành xử theo những khuôn mẫu được lập trình sẵn.

Nền giáo dục đó dạy cho họ phải biết căm thù một chế độ đã tàn lụi gần nửa thế kỷ qua, tô vẽ trong con mắt họ hình ảnh không có thật về những nhà tù “địa ngục trần gian”, về những con người từng sống dưới vĩ tuyến 17 trước năm 1975.

Ann Đỗ - Giá trị Úc


Giờ xin visa Úc bị ràng thêm cái câu ''hiểu và tôn trọng các giá trị của Úc''.

Giá trị Úc là cái gì? Đầu tiên là phải tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, không bạo lực, không kỳ thị, tuân thủ luật pháp Úc.

Mấy em du học sinh, khi nộp visa bao giờ cũng phải deposit nguyên khóa tiếng Anh và nửa năm học sau đó, có thể lớp 10, 11 hay 12 như case thằng bé trên Sydney vừa qua.

mercredi 5 mai 2021

Uyên Di - Lòng thù hận quá đáng sợ


Nói với các cháu, các em du học sinh và thế hệ trẻ người Việt qua Úc sinh sống chỉ hơn 10 năm vừa qua - những ai vẫn còn ôm lòng thù hận người Việt Cộng Hòa.

Tôi không đại diện cho tiếng nói của ai cả, và tôi hy vọng sẽ có những người Việt từng sống trên quê hương thứ hai, hơn 30 năm như tôi sẽ chia sẻ quan điểm này.

Trước hết tôi muốn các bạn hiểu tôi không thù ghét hay kỳ thị người Việt - dù các bạn từ đâu tới, được giáo dục dưới chế độ nào. Miễn các bạn biết tôn trọng cái khác biệt giữa những người khác biệt với các bạn.

Nguyễn Mỹ Khanh - Bi kịch Nhân-Quả


Trước khi mạng xã hội phổ biến, hầu hết những người tôi quen biết từ phía Bắc hiểu sai be bét về chính quyền Saigon. Tổng thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu còn bị gọi là “thằng”, từ “ngụy” được dùng triệt để, và hàng tỉ thứ tầm bậy kinh khủng khác tồn tại một cách nghiệt ngã.

Sau khi mạng xã hội phổ biến, nhiều bài viết, hình ảnh, clip đăng lên vén dần bức màn bụi, trả lại nhiều điều đúng với vị trí cũ vốn từng. Dần dà, nhiều việc sáng tỏ đầy thuyết phục, nhận thức của nhiều người chuyển biến rõ rệt, nhiều bài viết công tâm từ các bạn phía Bắc rất đáng trân trọng.

Lạ mà hay là có thứ rất phi chính trị, đầy nhân văn đã bay ngược chiều, chính là dòng nhạc trữ tình miền Nam trước 1975. Như dòng chảy tự nhiên, chẳng biết tự bao giờ đã lan rộng khắp phố phường, đồng quê miền Bắc. Không chỉ quán xá, hè phố, nơi công cộng, mà cứ bước lên xe là nghe, từ taxi cho tới xe khách, xe tải.

mardi 4 mai 2021

Nguyễn Gia Việt - Suy ngẫm từ nước Úc qua vụ cờ vàng


Thiếu niên Dương Đức Thịnh -người có mặt trong một clip giơ tay giật lá cờ vàng và chửi liên hồi bằng giọng Bắc "Con mẹ mày, con mẹ mày", sau đó đã đòi đốt và đạp lên lá cờ này.

Đó là thứ Sáu ngày 30 tháng 4, 2021 trên đường Arthur St, góc đường Illawarra Road, gần trạm xe lửa Marrickville ,New South Wales, Úc.

Dương Đức Thịnh là học sinh lớp 3PD English Intensive trường Marrickville.

Eugene Nguyen – Gởi các em du học sinh mới và sắp qua các nước phương Tây


Gởi các em du học sinh mới qua và các em sắp qua các nước phương Tây ăn học, anh viết bài này hơi dài các em chịu khó đọc.

Đầu tiên anh xin tự giới thiệu, anh là một cựu du học sinh với 12 năm kinh nghiệm trận mạc. Anh đến Sydney, Úc năm 2009, sau hai lứa du học sinh tiêu biểu tầm chục năm.

Lứa đầu qua những năm cuối thế kỷ 20 đầu 21, một trong những du học sinh nổi tiếng nhất Sydney thời đó là anh Quốc Cường aka Cường Đô La, chạy xe hai cửa dán chữ Gia Lai hay Pleiku gì đó nẹt bô ầm ầm trên City (các anh chị du học sinh thời đó kể lại). Thế hệ đó cũng có rất nhiều người ở lại Úc sau khi ăn học, lập nghiệp và thành công. Rất nhiều nhà hàng, tiệm nail có chủ là cựu du học sinh.

samedi 19 décembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Anh Bảy Trường và vị đại tá công an


Đầu thập niên 1980, phái đoàn trường đại học Paris-Sud (Pháp), còn gọi đại học Orsay, qua thăm và ký kết hợp tác với trường đại học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đây là chương trình hợp tác rất có ích, sau sáu bảy năm kể từ ngày thống nhất không tiếp xúc tài liệu nước ngoài, không có cơ hội nói tiếng Anh, tiếng Pháp với chuyên gia Phương Tây, tới lúc đó trường mới được tặng những tài liệu khoa học rất mới, những sách giáo khoa của các giáo sư danh tiếng, các nhà khoa học lãnh giải Nobel.

Những lớp học cấp tốc dài đôi ba tháng về kiến thức mới nhất trong sinh học được các đồng nghiệp Pháp tổ chức. Cuối khóa có buổi kiểm tra và cấp chứng nhận. Cùng lúc, các học bổng được phía Pháp để nghị. Học bổng có hai loại, một loại đi thực tập một năm và một loại làm luận án bốn năm.

dimanche 29 novembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Ngày thứ hai tại Paris


Đêm đầu tiên tại Paris, một đêm tháng Chín, thiệt lạnh. Dù mặc ba chiếc áo, một áo thun trong, một áo len dầy và một áo gió cũng dầy cui, Vương vẫn nghe lạnh từ trong xương lạnh ra và thấy như sắp phát lãnh. Anh chui vào giữa chiếc mền len với tấm nệm, run cầm cập, một lúc sau mới lấy lại chút hơi ấm.

Sáng hôm sau giật mình thức dậy, mò sang phòng khách, kéo rèm cửa. Vương thấy hàng cây bên kia đường đã nhuộm đầy nắng sáng. Hé cửa sổ, khí mát tràn vào…

Trên bàn ăn có mảnh giấy viết mực đỏ đậm.

Lê Học Lãnh Vân - Ngày đầu tiên tại Paris


Phi cơ đáp xuống lúc khoảng sáu giờ sáng. Theo con mắt của lần đầu xuất ngoại, phi trường Charles De Gaule thật mênh mông. Ánh sáng tràn ngập không gian rộng lớn với rất nhiều máy bay sắp xếp thứ tự, mỗi chiếc một đường ống áp sát.

Vừa bước ra khỏi Việt Nam đang rất nghèo kém, Vương như đứa bé gặp cảnh tượng gì cũng mở to mắt ngạc nhiên học hỏi. Bây giờ là mùa thu, trời không nắng gắt như mùa hè, cũng không tối quá như mùa đông, chị bạn người Pháp chỉ sân bay giải thích.

Dù đã khoác chiếc áo khoác dầy cui Vương vẫn lạnh tê, thầm thán phục và mong ước ngó anh chị bạn Pháp vẫn người chiếc áo sơ-mi dài tay, người mặc pull với áo len chạy đi chạy lại. Hai bạn Pháp chịu khó chỉ Vương mọi việc, từ lúc ra khỏi ống dẫn đi tới nơi đợi hành lý mà nhiều khi Vương phải lúp xúp chạy theo họ, và họ dừng lại chờ biểu cẩn thận, không gấp.