dimanche 5 novembre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (5)

 

Những ai ở miền Nam thời kỳ sau năm 1975, cụ thể là nửa cuối thập niên 70, gần hết thập niên 80, chắc khó quên một thành tựu công nghệ, một phát minh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: xe chạy than. Nỗi ám ảnh của một thời.

Bây giờ tụi trẻ mỗi lần đi xa đi gần đều leo lên ô tô, mà phải ghế nệm rộng rãi, giường nằm, có tivi, máy lạnh, nước uống, khăn ướt, nhạc nhẹ… mới chịu.

Xe Phương Trang, Thành Bưởi, Cúc Tùng, Thuận Thảo, Mai Linh, Hoàng Long, Hải Âu… mà không chiều khách sẽ lỗ chỏng gọng, chả ai thèm đi. Nhưng ngược về vài chục năm trước, đó chỉ là giấc mơ, điều hoang tưởng.

samedi 4 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (4)

 

Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng khi lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.

Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.

Khi nghe ba tôi nói ông Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đìa nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa mình về lại quê hương.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 04/11/2023

1. Có lẽ chuyện được bàn tán sôi nổi nhất là ý kiến của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, ông Valerii Zaluzhnyi. Trong trả lời phỏng vấn của The Economist và được đăng trên số ra ngày 1 tháng 11 năm 2023, ông lưu ý rằng cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đã bước vào giai đoạn mới.

Valerii Zaluzhnyi nói về “chiến tranh tại chỗ” (position war – tôi tạm dịch như vậy), một hình thức chiến tranh gợi nhớ đến chiến tranh chiến hào trong Thế chiến thứ nhất. Zaluzhnyi cũng đã nêu ra những thách thức và rủi ro mà giai đoạn mới này đặt ra cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Cuộc “chiến tranh tại vị” này đánh dấu sự phá vỡ chiến lược chiến tranh cơ động trước đó, vốn dựa trên việc di chuyển quân nhanh chóng và linh hoạt. Cho đến thời điểm này, cuộc chiến nhìn chung là có lợi cho Ukraine, thì nay nếu cuộc chiến tĩnh đã và đang diễn ra hiện nay có nguy cơ đem lại thuận lợi cho Nga, đồng thời đem lại khả năng để Nga xây dựng lại năng lực quân sự của mình.

Trung Sơn - Tiêu chuẩn kép!

 

Nga: Dân thường ở Palestine không thể bị ném bom, (nhưng ở Ukraine thì có thể).

Thổ Nhĩ Kỳ: 4 triệu người Palestine có quyền có nhà nước riêng của họ, (nhưng 40 triệu người Kurd thì không).

Ai Cập: Chúng tôi lo lắng về người Palestine, (nhưng chúng tôi không cho họ vào).

Lê Xuân Nghĩa - Một chút lịch sử dành cho những ai nói muốn khôi phục “Nhà nước Palestine”

 

1. Trước Israel, đã có sự ủy trị của Anh chứ không phải nhà nước Palestine.

2. Trước thời kỳ cai trị của Anh, có Đế chế Ottoman chứ không phải nhà nước Palestine.

3. Trước Đế chế Ottoman, đã có nhà nước Hồi giáo Mamluk của Ai Cập, không phải nhà nước Palestine.

4. Trước Nhà nước Hồi giáo Mamluk của Ai Cập, đã có Đế chế Ả Rập-Kurd Ayubid, không phải nhà nước Palestine.

Ngô Nhân Dụng - Joe Biden gặp Tập Cận Bình sẽ nói gì?

Cuộc gặp gỡ Joe Biden – Tập Cận Bình sẽ không thể làm tan biến những mâu thuẫn trong mục tiêu và quyền lợi hai nước; nhưng sẽ cho thế giới thấy hai bên đang tìm cách giảm bớt tình trạng căng thẳng.

Trước khi ông Tập Cận Bình gặp ông Joe Biden, nhân dự hội nghị Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) trong tuần sau, cả hai bên đã báo trước không nên trông đợi kết quả nào lớn lao, ngoạn mục.

Quốc vụ khanh Vương Nghị mô tả: “Con đường đi San Francisco” không bằng phẳng để có thể dùng “xe hơi không người lái” để đến gặp nhau. Vương Nghị đứng đầu ban Ngoại giao của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói thẳng như vậy sau khi gặp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn Anh ninh Quốc gia Jake Sullivan để thảo luận chương trình nghị sự.

Stephen Nguyễn - Nụ cười Budapest

Chiều nay, tôi lang thang nơi bến phà Sydney cùng một người bạn. Chỗ này lúc nào cũng tràn ngập du khách qua lại, nơi có những điểm nhấn mang tính biểu tượng của thành phố, như đại hí viện Opera House, và chiếc cầu một nhịp Habour Bridge nổi tiếng thế giới.

Đi một hồi bạn mỏi chân. Hai đứa ngồi nghỉ bên cạnh chiếc du thuyền vĩ đại Ovation of The Seas đang neo bến tại đây.

Bất chợt tôi để bạn ngồi nghỉ rồi bước đến cạnh bờ sông trước mặt, nơi có bậc tam cấp dẫn xuống mặt sông. Một điều gì đó không bình thường hình như sắp xảy ra. Sự tò mò trong tôi đang trỗi dậy qua sự thôi thúc từ linh tính.

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (4)

 

Thời ấy, và cả những năm sau 1975, thủ đô chỉ có ba bến xe khách chính là bến Nứa (Long Biên) và bến Kim Mã (tôi quên biên một bến chính nữa là bến Kim Liên, nhờ bạn đọc nhắc nên bổ sung, xin cảm ơn các cô bác anh chị).

Bến Nứa cho những tuyến về vùng núi phía bắc, trung du và mấy tỉnh Hải Hưng, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bến Kim Mã cho các tỉnh từ Nam Hà, Thái Bình, Ninh Bình đổ vào miền Trung.

Giờ cứ nhớ lại hai cái bến ấy với những chiếc xe ca quốc doanh hiệu Thống Nhất, Ba Đình rệu rã, cảnh người chen chúc xếp hàng trong những lối chăng dây thép gai, chịu sự khủng bố của đám tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé trong quầy, không thể tưởng tượng được tại sao con người lại bị đày đọa khốn khổ đến vậy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.11.2023


 

vendredi 3 novembre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (3)

 

Bộ phim “Chuyến xe bão táp” ra đời năm 1977 của đạo diễn Trần Vũ kể về thế sự qua một chuyến xe khách.

Chiến tranh đã chấm dứt rồi, tưởng cuộc sống mới “ta nắm tay nhau xây lại đời ta”, tất cả sẽ sung sướng, đầy yêu thương, ai ngờ con người đối xử với nhau còn khốn nạn hơn cả lúc súng ống bom đạn đùng đoàng. Xem mà giận, mà thương. Hồi cuối thập niên 70 xem bộ phim này cảm giác thế nào, giờ vẫn nguyên như thế.

Cặp Thanh Quý - Vũ Đình Thân và bậc tiền bối Trịnh Thịnh (khi ấy tuổi trung niên) nhập vai quá giỏi. Xem mà không nghĩ đó là phim. Phim tiếp theo có Quý - Thân là phim “Những người đã gặp” cũng rất tuyệt vời, xuất hiện thêm cả Phương Thanh nữa.

Dương Quốc Chính - Việt Minh gồm những ai ?

 

Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn, ông Trần Văn Đôn cùng em rể là Lê Văn Kim, xin tòng quân theo Việt Minh và khai là cựu quân nhân. Cán bộ hỏi hai ông này đang có cấp bậc gì? Cả hai đều khai là quan một (sau này gọi là thiếu úy -DQC). Cán bộ thắc mắc:

- Sao nhỏ vậy mà đã là quan một?

- Vì chúng tôi học trường võ bị sĩ quan ra.

- Sao được học trường võ bị?

- Vì chúng tôi là dân Tây (quốc tịch Pháp - DQC).

Thế là cả hai bị mắng nhiếc là Việt gian và đuổi đi.

Tuấn Khanh - Tiếng bấc tiếng chì

 

Câu chuyện hãng xe vận tải Thành Bưởi từ lúc có những tin tức “tố cáo” của báo chí cho đến lúc phải ngừng hoạt động, phải nói là như một vụ đánh thần tốc.

Mọi diễn biến tựa như được tính toán để "chung sức" cùng đưa lên trên mặt trận truyền thông, khiến bộ mặt của một hãng xe trở nên đen đúa dần, tệ hại dần, và cuối cùng bị gọi tên như tội phạm cùng tiếng bấc tiếng chì, dù chưa có phiên tòa nào kết luận.

Hoạt động truyền thông của Việt Nam, từ vụ Ngọc Trinh qua đến Thành Bưởi, có thể nói đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu ngày báo chí Việt Nam đã bước vào giai đoạn các nơi phối hợp nghiêm, “đánh đẹp” trong sự nhất quán quan điểm, tuần tự và trật tự trên không gian mạng. Gần như không tìm thấy bất cứ một góc nhìn cân đo nào khác, đối với ‘người có tội” theo chủ trương.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.11.2023


 

Bùi Chí Vinh - Ngày khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1961

Tng Thng Ngô Đình Dim ký sc lnh khng đnh ch quyn Hoàng Sa

Gic phương Bc hết khua môi múa mép

Trc thuc Qung Nam mt di sơn hà

jeudi 2 novembre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 02/11/2023

 

(Bài hôm nay là tiếp theo chỗ dang dở của bài hôm qua)

1. Tin chiến sự cập nhật hôm 31/10 (cách đây hai ngày)

- Trục Bakhmut: đối thủ đã nỗ lực không thành công để giành lại phần đất đã mất gần Klishchiivka và Andriivka, nơi Lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 5 lần cuộc tấn công của quân chiếm đóng. 

Ngoài ra, kẻ thù còn tiến hành các hoạt động tấn công không thành công ở vùng lân cận Pivdenne (tỉnh Donetsk). Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía nam Bakhmut (tỉnh Donetsk), gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho đối phương, đồng thời củng cố các vị trí mới của chúng.

- Nhóm hoạt động chiến lược “Tavria” – trục Avdiivka: kẻ thù tiếp tục cố gắng bao vây Avdiivka. Những kẻ xâm lược sử dụng máy bay để hỗ trợ quân đội của chúng. Các binh sĩ Ukraine đang giữ vững vị trí và gây tổn thất lớn cho kẻ thù. Điển hình, các hành động tấn công của quân xâm lược đã không thành công ở các khu vực lân cận Avdiivka: Keramik, Sieverne, Pervomaiske, Stepove (tỉnh Donetsk). Trong ngày Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi khoảng 20 lần các cuộc tấn công.

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ đứng vững

Giới lao động Mỹ tự do thích ứng với hoàn cảnh dễ dàng hơn. Có lẽ đó là một nguyên do giúp kinh tế Mỹ phát triển lại dễ dàng. Nước Mỹ đã chọn một cơ cấu kinh tế linh động dễ thích ứng với hoàn cảnh luôn thay đổi.

Lạm phát vẫn đe dọa, lãi suất vẫn cao, nhưng kinh tế Mỹ vọt lên 4,9 % trong thời gian từ tháng Sáu đến tháng Chín sau khi tăng trưởng thêm 2 phần trăm trong sáu tháng đầu năm. Tốc độ phát triển sẽ giảm bớt trong thời gian tới; nhưng so với kinh tế Âu châu thì kinh tế Mỹ vững hơn nhiều.

Theo Quỹ Tiền Tệ Thế giới (IMF) kinh tế Âu châu sẽ chỉ tăng thêm khoảng 1,3% trong năm 2023, qua năm 2024 sẽ thêm 1,5 %. Năm nay, các nước kinh tế lớn trên thế giới chỉ tăng được 0,7 %, sang năm sẽ lên 1,2 %.

Huy Đức - Sách giáo khoa và trách nhiệm Nhà nước

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỉ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

Tạ Duy Anh - Đọc xong, đau đớn và tiếc nuối

 

Tôi luôn giữ một sự cẩn trọng khi nghĩ về các nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến số phận của đất nước.

Đơn giản vì những gì mình biết về họ, nếu không quá ít, thì cũng thường không chính xác. Đơn giản vì khi mình chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, đến chút hạnh phúc con con, thì họ luôn tìm cách lay trời chuyển đất (theo hướng tốt lên hay xấu đi lại là chuyện khác). Mà con người thì vĩnh viễn vẫn chỉ là con người, với tính không toàn hảo là đặc điểm đặc trưng của nó.

Thêm một lý do nữa khiến tôi phải cẩn trọng, vì khi nói, khi phán xét về họ, thường chúng ta dùng bối cảnh hiện tại, tư duy hiện tại, để giải mã, luận giải những suy nghĩ, hành động của họ trong một bối cảnh (phải đưa ra quyết định, quyết sách, các lựa chọn…) hoàn toàn khác.

Lưu Trọng Văn - Một thông điệp cần thiết cho Hà Nội

 

Sáng nay, sau khi kết thúc hội đàm và dự lễ ký kết hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Mark Rutte đạp xe dạo phố Hà Nội.

Bà con mình nhìn hai thủ tướng đạp xe vui với nhau mà thấy rất vui. Vui vì Hà Nội biết vui với những người đáng yêu của xứ sở Hà Lan đất nước phương Tây văn minh, tử tế, thanh bình.

Với thủ tướng Hà Lan thì việc đạp xe đi làm là mỗi ngày. Gã đến Hà Lan đâu đâu cũng thấy xe đạp cùng các nàng váy xòe trong gió cùng cối xay gió và bầy vịt giời lượn bơi. Đường rộng, cây xanh rợp, bãi cỏ và hoa, không khí trong lành ai chẳng muốn đạp xe.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.11.2023