mardi 24 septembre 2024

Bông Lau - Tình bạn

 

Chiều tối hôm qua đi ăn nhà bàn một mình. Luôn luôn đi một mình vì vào nhà bàn ngồi cạnh ai thì người đó sẽ thành bạn.

Vừa đi vào thì gặp lại toán lính Lê Dương Pháp quen thân đang ngồi ăn. Họ trố mắt sửng sốt vì thằng cha xạ thủ râu tóc xồm xoàm như mới ở rừng về. Mình sà vào cụng tay chào anh em. Anh "Mũi Két" ngầu nhưng hiền nói "Chúng tôi lo lắng và chờ đợi bạn trở lại". Anh Trung Úy Lê Dương gốc Á hay đùa giỡn thì nói "Tụi tui tưởng anh đi luôn chớ không về đây lại".

Xạ thủ móc trong túi quần ra hai huy hiệu của một đơn vị chống khủng bố khét tiếng ở vùng công tác tặng anh Trung Úy và anh Mũi két. Anh Trung Úy Lê Dương lột ngay huy hiệu "EOD" trên vai tặng lại. Hình như EOD là một đơn vị công binh của Lê Dương Pháp thì phải. Mai mốt khi gặp lại anh em sẽ hỏi thêm chi tiết.

Mai Quốc Ấn - Tiềm lực đất đai bị bỏ hoang

 

Trong ảnh là cây lớn trong khu rừng keo, tràm 30 năm. Nó tương đối may mắn không bị khai thác kiểu 5-6 năm/lần.

Nhưng có rất nhiều mảnh đất trồng keo tràm như thế này tại Việt Nam, gồm đất dân hay đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Hãy nhìn thảm thực vật dưới gốc cây. Gần như đến cỏ cũng mọc không nổi. Vậy làm sao có hệ động thực vật đa dạng? Nước ta có Luật về đa dạng sinh học đấy.

Vừa rồi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tuyên bố chấm dứt nhà máy bột giấy Phương Nam ở Long An sau 20 năm không thể triển khai. Trong 20 năm ấy, 17.000 hecta đất được quy hoạch khiến nông dân không thể làm gì trên đất. Mười bảy ngàn hecta và 20 năm ròng nguồn lực đất đai nằm im hoang phí. Và cả những hệ lụy của nông dân ly hương vì không còn đường sống, khi không thể canh tác trên chính mảnh đất “bỏ không vì dự án”.

Lý Thụy Ý - Ta ở đây...mà, mơ cố hương!

 

*Viết cho những Người Lính của tôi

có người đôi lúc lên cơn ut,

xé chiến bào xưa, rũ rượi cười.

tay ôm ci mc như ôm súng,

mt bng cơn gin tui đôi mươi.

         có người lng l ngi trong góc

         mt quán café cui xóm nghèo.

         hóng mt ch tàn phiên ch sm,

         đón người con gái mt trong veo.

Nguyễn Hồng Lam - Nghệ sĩ, bụi bặm và đỏm dáng

 

Duy Mạnh và Tuấn Hưng, tôi đều có ngồi chung bàn với mỗi người một lần.

Gặp Duy Mạnh tại nhà một ca sĩ khác. Tuấn Hưng thì vướng chút xíu rắc rối với cảnh sát giao thông chị Huyền Thanh (biên tập viên Làn Sóng Xanh 99.9 MHz, bạn cùng lớp) nhờ tôi đến "mắng nó một tiếng". Chắc cũng hơn 20 năm rồi.

Cả hai, tôi gặp một lần rồi thôi, không có nhu cầu gặp nhiều hơn. Cả nhạc lẫn đời của họ đều không nằm trong gu nên không thích, vậy thôi.

Hà Phan - Hai cách giáo dục tình tương thân tương ái

 

Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp, Hà Nội khuyến khích học sinh tham gia quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ, nhưng không được ủng hộ quá 30.000 đồng!

Trường này thông báo rõ : "Giáo dục cho học sinh truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta, khuyến khích động viên học sinh tham gia ủng hộ với tinh thần tự nguyện (không quá 30.000 đồng/học sinh).

Các em học sinh khó khăn không nhất thiết tham gia ủng hộ".

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 24.09.2024

 

1. "Nổ chạy chức phó giám đốc công an tỉnh Đồng Nai"- Khà khà nên tại sao vẫn có người đi bán... thiên thạch được, bán... vịt trời được (thực ra thì giờ vịt trời đã được bán là có thật).

Và, cũng liên quan: "Lại nở rộ lừa đảo đầu tư tiền ảo, nhiều người bị lừa hàng tỉ đồng"- Mần chi nhau?

2. "Quảng Ngãi: Bệnh nhân mất tích nhiều ngày được phát hiện đã tử vong - Thi thể đã phân hủy", nhẽ cả cái bệnh viện ai cũng... tịt mũi nhở? Bởi lẽ nơi phát hiện là trên ban công khu A, gần khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Phía dưới ban công là nơi có nhiều người bệnh, người nhà bệnh nhân qua lại mỗi ngày.

Hà Phan - "Làm vì đam mê"

 

Hai tháng trước, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Nguyễn Tiến Thanh khẳng định lâu nay dư luận hiểu sai rằng in sách giáo khoa lãi khủng. Thực chất hầu như không có lãi, nhà xuất bản lãi 300 tỉ một năm là từ dòng sách khác!

Đúng là oan thật vì Nguyễn Đức Thái - cựu chủ tịch nhà xuất bản này đã nhận gần 25 tỉ của các công ty cung cấp giấy in để có sách giáo khoa "Khổ to giấy đẹp" rồi thì còn gì có lãi.

Đấy là chỉ mình cha cựu chủ tịch chứ abcd nữa đâu chắc chỉ có... mấy ảnh biết!

Nguyễn Thông - Nên giải tán Nhà xuất bản Giáo dục

 

Cứ nhắc tới cái nhà xuất bản này lại trào lên sự căm giận. Núp dưới danh nghĩa giáo dục (thứ được coi là quốc sách), nó đã hoành hành, bóc lột từng xu từng hào trên đầu trên cổ dân, nhất là dân nghèo. Không ai có con đi học ở xứ này không căm hờn nó, trừ nhà giàu cho con đi học ở nước ngoài.

Nó công khai làm bậy, bóc lột dân, đâu phải do tự tung tự tác, mà được bảo kê, bao che, dính máu ăn phần từ bộ giáo dục, từ chính phủ, từ cao hơn nữa. Nói thế chẳng oan, bởi ai cũng thấy, chỉ họ là không thấy.

Nói thẳng ra, đối với cái khối ung nhọt này, nếu chỉ vạch trần nhà xuất bản thì chưa đủ, mà phải cả "hệ thống chính trị", đều hưởng lợi, dây máu ăn phần. Nếu không phải vậy, sao nó dám ngang nhiên tác quái suốt mấy chục năm trời.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.09.2024


 

lundi 23 septembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Một dân tộc sợ hãi

 

Trải qua nhiều ngàn năm lịch sử, dân tộc sợ hãi đó không sáng tạo ra được một thứ gì.

Áo quần để mặc, công cụ để lao động hầu như đều du nhập từ bên ngoài. Cái quan trọng nhất là hệ thống ký hiệu để ghi lại những gì đã nói ra để nhớ, để lưu truyền lại đời sau cũng không nghĩ ra được. Dân tộc đó đã không sáng tạo ra được chữ viết cho tiếng nói của mình.

Mà ngay cả vận dụng chữ viết có sẵn của các nền văn minh cổ đại trong khu vực để chế ra chữ viết của riêng mình cũng không tự làm được. Miến, Thái, Lào, Cam, Chăm, Triều, Nhật đã làm được điều đó khi lấy chữ Ấn hoặc chữ Tàu biến ra thành chữ viết riêng của họ, ghi chép được tiếng nói của họ.

Nguyễn Anh Tuấn - Cha của người tù

 

Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.

Một số người có thể sẽ thấy khó hiểu. Ra tù sớm ngày nào tốt ngày đó, sao anh lại phản đối?

Nhưng những ai dõi theo hành trình 16 năm của anh sẽ hiểu. Đó là phản kháng của lương tri một con người, không bao giờ chấp nhận phẩm giá của mình bị rẻ rúng như một món hàng để đem ra đổi chác.

Đặng Chương Ngạn - Chúng ta sống ở đâu để an toàn ?

 

Đa số chúng ta chẳng có điều kiện, cơ hội để lựa chọn ngôi nhà của mình. Số đông sẽ ở ngôi nhà của tổ tiên, ông bà...Một số tự mua nhà cho mình, chọn điểm an cư phụ thuộc công việc kiếm sống và số tiền bạc dành dụm được.

Nhưng nếu có thể quyết định, không phụ thuộc vào công việc, tiền bạc, bạn sẽ xây cho mình ngôi nhà ở đâu?

Tôi vẫn nuôi giấc mơ có một ngôi nhà dưới chân núi, bên một con suối...

Nguyễn Hưng Quốc - Đáng lo

 

Trường đại học tôi dạy trước đây thường liên kết với các trường đại học ở ngoại quốc. Nhiều nhất là với Trung Quốc. Do sự liên kết ấy, các đồng nghiệp của tôi sang Trung Quốc khá thường xuyên.

Điều tôi ngạc nhiên: Hầu như tất cả đều thích người Trung Quốc. Họ kể người Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc liên kết. Họ tiếp đãi các đồng nghiệp của tôi một cách hết sức ân cần. Mỗi ngày đãi ăn cả ba, bốn lần. Lần nào cũng thịnh soạn.

Những đồng nghiệp ấy cũng từng đi Việt Nam. Tôi hỏi họ về cách tiếp đón của các cán bộ ở Việt Nam. Họ ngần ngừ. Rồi chuyển sang chuyện khác. Sự im lặng của họ rất có ý nghĩa.

Nguyễn Hồng Lam - Ngớ ngẩn

 

Lần sau, nếu có phê bình hay khen chê gì đấy về các cuộc thi hoa hậu, chúng ta chỉ nên bàn về nhan sắc thôi. 

Đẹp hay không còn là chuyện cảm quan, ai thấy sao cũng được. Đừng bàn về chuyện hoa hậu chưa tốt nghiệp hay có mấy bằng, có đọc sách hay không. Vô bổ. Ngay cả Ban tổ chức, thậm chí trưởng Ban vẫn ngớ ngẩn như thường.

Hôm trước thì đọc tiếng Anh soạn sẵn pha tiếng Việt vì gã soạn văn bản ngốc, không phiên âm ngày tháng năm ra tiếng Anh. Hôm nay Trưởng Ban tổ chức vui mừng đón cơn bão lớn! Siêu bão gặp siêu ngớ ngẩn, nó chạy mất dép, chỉ khóc thành lụt, thảm họa cho người dân.

Phạm Lan Phương - Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu và sự hào sảng của Sài Gòn

 

Tôi chỉ gặp ông Nguyễn Đình Đầu một lần, khi gọi điện thoại từ số bàn, người nhà của ông nghe máy, rồi ông bảo qua nhà đi, ông sẽ trả lời câu hỏi.

Điều khiến tôi đến gặp ông chỉ là để hỏi một câu đơn giản về Vườn Tao Đàn và sự tồn tại từ trước kia của nó. Từ cửa sổ phòng ông nhìn ra sẽ thấy những hàng cây xanh nối dài đến Tao Đàn. Ông giải thích cho tôi nơi ấy từng là vườn ươm với tên gọi khác.

Người Pháp cần biết trồng loại cây gì sẽ ổn với đô thị mà họ đang xây dựng. Cây gì có thể cho tàng mát vào mùa nắng, cây gì không phải quét lá quá nhiều vì lá rụng, cây gì có thân đặc không gãy ngang nếu mưa gió, và nhiều yếu tố khác. Đó là lý do vườn có nhiều loại cây lạ và đặc biệt, là để thể nghiệm với thổ nhưỡng địa phương của đô thị này.

Nguyễn Hồng Lam - Giác thư tan rã

 

Trong quan hệ chính trị ngoại giao, chỉ có duy nhất một điều không thể thay đổi được theo thời gian và mục đích, đó là địa chính trị.

Tối 20/09, lúc 22:43, trên trang Fresh News, trong mục Breaking có một tin không nhiều người chú ý nhưng rất đáng chú ý, nhan đề: "Cambodia Decides to End Its Participation in the CLV-DTA: Foreign Ministry" (Campuchia quyết định chấm dứt hợp tác trong CLV - DTA).

Theo đó, Campuchia đã chính thức thông báo đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn: quốc gia này chính thức rút khỏi cơ chế hợp tác cấp cao tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (Cambodia-Laos-Viet Nam Development Triangle Area /CLV - DTA).

Hoàng Linh - Từ thiện kiểu "biết bố mầy là ai không?"

 

Theo báo Dân Trí : Tối 18/09, một tài khoản chia sẻ thông tin lên mạng xã hội và cho rằng đã bị chặt chém tại một nhà hàng ở Yên Bái.

Tài khoản này cho biết, đoàn từ thiện gồm 12 người lên Yên Bái để cứu trợ bà con sau lũ lụt. Tới trưa, đoàn dừng chân tại nhà hàng và dùng bữa.

Cụ thể, nhóm 12 khách đã gọi 4,5 kg cá lăng sông (900.000 đồng/kg), 2 đĩa thịt rang (180.00 đồng/đĩa), 9 lon bia (25.000 đồng/lon), 6 lon nước ngọt (15.000 đồng/lon) và 2 tô cơm (20.000 đồng/tô).

Hà Phan - Mượn hoa cúng Phật!

 

Hồi trước, nhiều khi có thiên tai dịch bệnh tôi cũng kêu gọi quyên góp hỗ trợ đồng bào đang gặp tai ương, khốn khó. Nhưng rồi đến ngày nhận ra rằng mình cầm tiền, quà của người khác đi trao thì người nhận toàn cám ơn, nhắc đến mình chứ hầu hết không nhớ nhà tài trợ chính!

Đấy là chưa kể, nếu được ca ngợi, tung hô, khen là người tốt, có lòng hảo tâm đại đa số mình hưởng chứ người bỏ ra tiền của đích thực chẳng mấy ai hay! Trong khi đó mình chỉ bỏ công kêu gọi tìm chỗ trao là chính.

Có thể người cho đi họ chẳng cần nhận lại những lời cám ơn, ngợi ca hay abcd gì đấy nhưng mãi rồi tôi ngày càng áy áy cứ nghĩ đến tích mượn hoa cúng Phật. Gần đây tôi cảm thấy sức mình làm được gì thì tự bỏ công sức, tiền túi ra làm.

Trung Sơn - Chuyện đi cứu trợ

 

Bão lụt dầm dề làm mình nhớ miền núi. Một dạo mình cũng năng đi lắm, thế rồi tự nhiên hết xèng, thành ra tự thôi lâu lắm rồi.

Lúc này tai họa từ lụt bão cũng qua cái đận đau thương, kể lại vài chuyện đi cứu trợ ở miền núi vui vui cho các cụ cùng nghe.

Với câu hỏi thứ gì đáng giá nhất trong các món hàng cứu trợ, các cụ sẽ trả lời thế nào? Thực phẩm lúc đói, áo quần lúc lạnh, thì đúng rồi, nhưng gì nữa? Nơi không có điện thì cần bếp ga bình ga, nơi có mạng thì cần thẻ cào điện thoại nữa,... Thật ra khi bị lũ cuốn trôi hoặc bị lấp mất hết cả thì thứ gì cũng cần, nhưng người đi cứu trợ không thể nào mang hết lên được nên đôi khi không còn biết thứ gì là cần nhất nữa.

Huy Nguyễn - Dàn dựng cả bi kịch thiên tai để bán hàng

 

Linh Nhi là một người "sáng tạo nội dung số". Linh Nhi phát video livestream quay cảnh lũ quét có gắn logo Nghệ An màu xanh với tiêu đề "thương tâm lắm mn ạ".

Hình ảnh được share nhiều, comment nhiều và đa số các comment lo lắng cảm thương. Thực chất đây là một video cũ được Linh Nhi dùng thủ thuật livestream để thu hút sự chú ý của công chúng, tăng like, tăng follower.

Không có trận lũ nào đang xảy ra như thế cả.