Tuần trước bác NTT có nói với tôi rằng, hiện nay cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã không còn tính đối xứng nữa – ý là bây giờ Ukraine đã có nhiều xe pháo hơn... Nhìn chung từ góc độ đó, nói vậy cũng đúng.
Tôi còn nhớ hồi đầu chiến tranh, có một lần tôi và thằng Trạng sư Trạm Biến Áp trùng ý kiến với nhau: Nga hơn Ukraine về vũ khí nặng. Không phải là hơn, mà là hơn nhiều. Khi bắt đầu chiến tranh, số lượng xe tăng của Ukraine rất ít và toàn đồ cũ, pháo phách cũng toàn của Liên Xô để lại và cũng cũ… không kém.
Nhưng hồi đó nhờ một số ít các vũ khí tân kỳ, ưu việt, họ tổ chức chiến tranh phi đối xứng rất giỏi. Các vũ khí đó là Javelin và máy bay không người lái T.B-2 “Bayraktar”. Chúng ta thấy được họ ít đối đầu với quân Nga, mà sử dụng rất nhiều chiến thuật phi đối xứng: Đánh vào các đoàn tiếp tế hậu cần, hoặc bao vây bằng những biện pháp rất độc đáo, như làm ngập nước ở bắc Kyiv, từ đó quân Nga tự vỡ.
Hồi chiến dịch mùa thu 2022 giải phóng phía đông tỉnh Kharkiv cũng vậy, nó là kết quả của một quá trình “bào mòn” trong một thời gian nhất định – các doanh trại và kho quân nhu sâu trong hậu phương của quân Nga bị tấn công đều đặn đã làm cho tình trạng thiếu hụt quân số xuất hiện. Các tuyến phòng thủ phía sau phải bổ sung dần lên cho các tuyến phía trước vì chính tuyến phía trước cũng bị bào mòn dần, không chỉ do chiến đấu bằng “chiến thuật ngu” mà còn do thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là chỉ một số đòn đánh hiểm đã làm cho chiến tuyến của Nga tự vỡ, chỉ việc chạy.
Chúng ta cũng thấy, chưa bao giờ người Ukraine có ý định bao vây quân Nga cả, ngay cả ở thành phố Kherson và khu vực hữu ngạn sông Dnipro. Họ bắn hư hại cái cầu Antonovsky đủ mức, đưa khả năng tiếp vận hậu cần của quân Nga xuống mức… tối thiểu, khi đó chính cái quân số đông của Nga trở thành sức nặng khiến chúng, nếu không rút chạy thì sẽ lại… tự vỡ.
Suốt hơn 2 năm rưỡi chiến tranh, câu chuyện của Crimea cũng tương tự. Cái cầu Kerch hai lần bị đánh, chính cái sự bị đánh trọng thương kết hợp với việc nó được xây dựng để phục vụ mục đích chính trị giả dối, đã làm cho năng lực vận tải của nó về tiệm cận con số zero – phải dùng phà để chở tàu hỏa sang bên kia eo biển thì biết rồi đấy.
Chính cái sự ngắc ngoải sống dở chết dở của bọn lính Nga bắt buộc phải đóng giữ trên bán đảo, gây ra cho hệ thống vận tải hậu cần của Nga khu vực này sức nặng ghê gớm: bỏ thì chết mà giữ thì… chết ngắc ngoải. Và cứ thế thỉnh thoảng người Ukraine lại “bùm” cho một phát, bao nhiêu công tích cóp vận chuyển lâu lâu mới được một đống to to, lại đi đời nhà ma. Cũng nhờ thế trận này mà chiến trường miền nam Ukraine – khu vực Melitopol (Zaporizhia) và cả bên tỉnh Kherson, bọn quân Nga không có được các hành động mãnh liệt, nếu như không muốn nói là hết hơi.
Chưa dừng lại ở đó – người Ukraine thậm chí còn áp dụng chiến tranh phi đối xứng ở cấp độ… quốc gia: những đòn đánh vào các nhà máy lọc dầu và cả những kho nhiên liệu rất lớn. Còn có tin một kho phụ tùng cũ từ thời Liên Xô để lại, chứa những chi tiết rất quan trọng cho khí tài của Nga: xe tăng, xe bọc thép và cả pháo, bị Ukraine tập kích thiệt hại nặng.
Chiến lược này của người Ukraine mất thời gian – chẳng hạn vụ 3 kho đạn lớn sâu trong lãnh thổ Nga, cách chiến tuyến hàng trăm ki-lô-mét (như 2 kho ở Tver cách hơn 500, 1 kho chứa đạn pháo nhận từ Triều Tiên về ở Tikhoretsk, Krasnodar Krai cách chiến tuyến 300 cây số), sẽ mất vài tháng để chuyện đó có tác dụng. Vì còn những kho ở gần chiến tuyến hơn, và người Ukraine thì chưa được sử dụng những vũ khí tầm xa nhận được của Tây để tấn công chúng.
Vừa qua, tất cả chúng ta đều hồi hộp chứng kiến các trận đánh cũng có thể nói là ác liệt. Theo tôi, Nga tấn công có kết quả ở Vulehdar, và trước đó ở Pokrovsk thì không được kết quả như thế – đến nay vẫn đang dậm chân tại chỗ mặc dù chúng cũng rất nỗ lực. Một trong những nguyên nhân của việc chúng tấn công có kết quả ở hướng tây – tây nam thành phố Donetsk là do đường tàu hỏa từ Rostov trên sông Đông sang Mariupol đi vào hoạt động. Dẫn đến việc chúng hình thành rất nhiều kho nhỏ trên khu vực, lấy Taganrog làm trung tâm tỏa theo những tuyến đường từ đó đến biên giới quốc gia Nga – Ukraine. Từ hệ thống những kho đó chúng dùng tàu hỏa kéo rất nhanh vào chiến trường và sau đó chỉ còn là việc của lực lượng xe tải.
Để chống chiến lược này, người Ukraine chỉ có cách diệt xe tải khi chúng đến gần chiến tuyến. Có ngày số lượng bị diệt lên đến cả trăm chiếc (xấp xỉ 3.000 chiếc một tháng là trung bình) nhưng vẫn không ngăn cản được hoạt động này. Ngoài ra có khu vực hơi xa hơn một chút nhưng cũng bám vào đường biên giới, là khu vực Milerovo. Nếu như Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục không cho người Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tiêu diệt những kho bãi này, thì tình thế chiến tranh còn lằng nhằng lâu.
Tuy vậy nhưng Nga chắc chắn vẫn không thể thắng được với cái lằng nhằng đó.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến cuộc chiến trên bầu trời: cũng là một thế trận chiến tranh phi đối xứng. Tuần trước anh V ở Kharkiv gọi điện nói chuyện với tôi, có nói rằng thực tế, tên lửa của Nga bắn sang, cũng chẳng tác dụng gì mấy – điều này đặc biệt đúng về mặt quân sự. Như tôi đã trình bày từ trước: Về khía cạnh chống tên lửa hành trình, đơn giản nhất là giữ bí mật, phân tán mục tiêu, ngụy trang và đặt các mục tiêu giả để nghi binh. Tôi tin là người Ukraine thi hành rất tốt chiến lược này, là bên yếu thế, lại gần như toàn bộ lãnh thổ nằm trong “vùng phủ sóng” của tên lửa Nga, không làm được như thế mới là lạ.
Ghi chú : Hôm nay con chó Tuấn Sơn – tức Thanh Bình (Dân Chí) nó tiếp tục tung tin Nga tàn phá hệ thống năng lượng của Ukraine. Trong khi đó bài trước tôi có báo cáo quý vị anh V kể, thành phố Kharkiv bây giờ đèn đường sáng cả ban đêm. Riêng con chó thô bỉ hạng nhất này thì lạt nhựa không phải thít vào lưỡi 3 ngày, mà là 3 tuần cho nó hoại tử rụng đi cũng được.
Hôm trước anh V có nói: Anh chứng kiến chiến tranh ở nhà rồi, vì thế để biến Kharkiv thành một thành phố chiến tranh và bị tàn phá, phải có 1.000 quả tên lửa bắn vào, cùng một lúc. Tôi cười: nếu mà như thế thì Putox đi bằng đầu gối. Cả 1.000 quả 1 tháng bắn vào hơn 603.000 ki-lô-mét vuông toàn quốc Ukraine thì may ra thực hiện được.
Nhưng người Ukraine cũng quá tích cực trong khía cạnh này: Không quân của họ coi như bị đưa về tiệm cận con số zero, nhưng không quân của Nga cũng chỉ hơn được như thế một tí. Và lực lượng quân sự thứ hai thế giới bây giờ mon men cách chiến tuyến 50 ki-lô-mét để… ném bom lượn. Tôi có bình luận với mấy người bạn: Tiếc là người Ukraine không đủ lực lượng để tấn công, chứ với tình trạng pháo binh của Nga như hiện nay thì nếu người Ukraine tấn công, sẽ không phòng thủ được. Bom lượn chỉ được dùng với hiệu quả hạn chế khi tấn công – tác dụng của nó là giã nát đô thị để đối phương không còn chỗ ẩn nấp. Còn nếu người ta đã quen thuộc với nó rồi, thì khả năng sát thương là không cao. Còn khi phòng thủ, gần như bom lượn không có tác dụng. Nhìn chung không có gì thay thế được pháo binh.
Ghi chú :Hồi lâu rồi tôi báo cáo quý vị là khoảng tháng Tám, quá trình cạn kho xe tăng và pháo binh của Nga sẽ bộc lộ. Gần đây, người ta ghi nhận một số xe tăng mới cứng (đáng chú ý là xe bọc thép mới tinh cũng khá nhiều) xuất hiện ngoài chiến trường. Người Ukraine có thu được đôi chiếc và phát hiện ra chúng mới được sản xuất nhưng có những chi tiết cũ, ví dụ pháo của chiếc T-90M được sản xuất năm 1992. Như vậy là chính cái kho của Liên Xô để lại cho Putox, hoàn toàn không phải “niêu cơm Thạch Sanh” với sức cung cấp vô hạn. Đến hôm qua thì pháo tự hành của quân khu Mục-tư-khoa vốn chỉ được dùng để diễu binh trên Quảng trường Đỏ, đã được đem ra chiến trường. Tiếp tục phổng mũi về vụ này, tính toán hú họa mà trúng ra phết.
Thi hành chiến tranh phi đối xứng về không quân – người Ukraine bắn vào sân bay, và không bỏ lỡ cơ hội nếu máy bay của Nga vào tầm ngắm của vũ khí phòng không.
Vụ Su-34 bị F-16 bắn hạ vừa qua, là một sự việc nghiêm trọng cho không quân Nga. Chúng ta cần hiểu các máy bay Nga xuất kích, khó qua được mắt của hệ thống cảnh báo giám sát… NATO. Trong trường hợp các thông tin đó được chia sẻ, chỉ cần một biên đội 2 chiếc F-16 xuất kích là đủ bắn hạ Sukhoi rồi. Đòn phép cuối cùng của Nga sẽ bị bẻ nốt những chiếc nanh vuốt cuối cùng. Chỉ cần thêm khoảng 2, 3 vụ tương tự nữa, là lũ phi công Nga “cóng” hẳn.
Có một câu hỏi gửi đến cho tôi rằng: ở thời điểm thu đông năm 2024 này, Nga có cửa thắng hay không? Câu trả lời dứt điểm là không bao giờ.
Nga hay quân đội Xô-viết cũ có một lý thuyết, là họ sẽ tấn công thuận lợi vào mùa đông, vì sử dụng những nắm đấm mạnh bằng nhóm rất nhiều xe thiết giáp, và trước đó là giàn bão lửa tạo bởi hàng nghìn khẩu pháo bắn chuẩn bị trong cùng một lúc. Điều này đã không đúng với thế trận thu đông năm 2024. Thứ nhất, Nga không còn nhiều thiết giáp đến thế, và nếu còn thì chúng không còn đủ khả năng tự bảo vệ trước những chiếc FPV lợi hại của Ukraine. Thứ hai, Nga vốn dựa vào sức mạnh của “thần chiến tranh” tức số lượng pháo binh khổng lồ, nhưng số pháo vẫn chuyên nghiệp đi duyệt binh trên Quảng trường Đỏ thì… không đủ.
Điều duy nhất Nga có lợi thế, là quân số, tức số lượng binh lính đông đảo. Tuy vậy hiện nay quân đội nước này đang bị kẹt vào những vấn đề nghiêm trọng không thể thay đổi được, ít nhất trong cả chục năm tới cũng không thay đổi được: chất lượng quân lính và cách thi hành chiến tranh. Như tôi vẫn viết: Với sự vận động của cuộc chiến tranh này, quân đội Nga đầu tiên không giữ được cái trò khỉ “quân đội hiện đại sau cải tổ 2008” mà quay về với chiến tranh thế giới lần thứ hai, rồi trượt dài về với… chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Ghi chú : Hôm nay báo chí xứ Phía Đông nước Lào có bài: Chiến thuật xe máy phát huy tác dụng hiệu quả cao gì đó. Và cũng tuần này trời đổ mưa, xe máy chạy ở Ukraine chắc chắn không khác gì đường lên bản vùng cao A-pa-chải sau trận lũ. Mà đường khô thì cũng chẳng ai đi đánh nhau bằng xe máy cả, chưa đỗ lại được đã ăn đạn đánh “bòm” một phát.
Khổ một cái, cái khía cạnh Nga có thế mạnh nhất là… đông người, cũng đang kẹt. Nếu không thì cần gì phải nhờ lính đánh thuê nước ngoài. Đội du kích Ukraine SROK hoạt động ở vùng Sartana gần Mariupol phát hiện ra một trại lính đánh thuê Bắc Kim Chi. Không rõ bọn này sẽ được gọi theo mật danh gì, “kiện hàng 201” à?
Vẫn thằng Bình, tức Tuấn Sơn, nó mô tả chiến tuyến phía tây của Ukraine khu vực Kursk sụp đổ. Theo thằng này thì sụp đổ không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng có cái hay là nó nhắc tôi một chi tiết về chiến tranh phi đối xứng.
Cả ở Kursk, cả ở các khu vực khác của mặt trận, binh lính Ukraine cũng thi hành chiến thuật phi đối xứng rất đa dạng trong phương pháp. Chẳng hạn chúng ta đã biết họ không còn ngồi trong chiến hào để chặn quân Nga (một chiến thuật đối xứng điển hình, bên tấn công chiếm chốt, bên giữ chốt) mà tìm cách tiêu diệt nhóm quân Nga từ xa, dù đi bộ hay xe bọc thép, xe bọc thép thì… càng tiện. Sau đó họ bỏ lại các chiến hào, căn cứ vào quy luật bắn pháo và ném bom của Nga, thậm chí để cho những thằng lính Nga còn lại chiếm.
Tính phi đối xứng ở đây thể hiện ở chỗ, hầu hết những hoạt động của quân Ukraine là được tiến hành ban đêm. Trong khi đó do binh lính không được huấn luyện đầy đủ, không đủ thiết bị, khí tài để chiến đấu ban đêm nên quân Nga buộc phải tấn công ban ngày, gây ra sự thiệt hại rất lớn về người và của nả.
Phương pháp phi đối xứng này với người Ukraine gặp trở ngại rất lớn là… không đủ người. Không phải lúc nào cũng đủ người để ban ngày các đơn vị này phòng thủ, ban đêm các đơn vị khác phản kích… Khai thác triệt để đặc điểm này, bọn Nga chấp nhận thiệt hại ghê gớm, vẫn nỗ lực để chiếm từng mét đất.
Ghi chú : Vừa rồi Zelenskyy công bố tỉ lệ thương vong lính Ukraine so sánh với lính Nga là 1/8.
Ở chiến trường Kursk, bất chấp con chó Bình nó bảo là sụp đổ, nhưng thực chất thì như quý vị thấy, các nguồn tin công khai yên ắng, trừ các nguồn Dư Luận Viên của Nga và bộ quốc phòng nước này tung lên là “sụp đổ”. Chúng ta hiểu ở đây có những diễn biến âm thầm nhưng chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều thú vị.
Tại sao vậy? Đơn giản là các nỗ lực phá vây cho cái bọn bị giam lỏng kia, vẫn đang không đem lại kết quả gì, còn chúng thì vẫn cố tự phá ra nhưng cũng không thoát ra được. Chuyện này không quan trọng bằng một vấn đề khác: Chiến lược của Ukraine vẫn tỏ ra thành công – vậy chiến lược của họ với Kursk, chính xác là gì?
Là chiếm giữ cho đến cùng để gây sức ép lên Putox về mặt chính trị. Hiện tại, Putox đã tỏ ra tuyệt vọng với deadline 15 tháng Mười phải chiếm lại được những diện tích tỉnh Kursk bị Ukraine chiếm – như tôi viết là không bao giờ, tức khi nào hết chiến tranh họ sẽ về theo kết quả đàm phán. Vừa rồi Zelenskyy đi Mỹ có một nhiệm vụ rất quan trọng là bàn về “vấn đề tiền của Nga đang bị giữ” – tại sao đến nay người ta chưa “phá” nó ra, vì đó vẫn là con bài để mặc cả. Ngoài tiền nổi, có thể còn có tiền chìm nữa, và cả tiền chìm của bọn Oligarch Nga. Số tiền này nếu bị tịch thu, bọn Oligarch Nga coi như mất hết.
Putox thì đang cố chứng minh với bọn chúng rằng: Chiến tranh chỉ tháng Mười một này là chấm dứt, cùng với kết quả của bầu cử ở Hoa Kỳ, chắc chắn ông Trump sẽ thắng cử. Bọn Oligarch trả lời: “Hừ, được, vậy ta đợi thêm một tháng.” Thực chất, ông Trump có thắng cử thật thì tháng Giêng sang năm ông ta mới nắm quyền, và chiến tranh nếu không chấm dứt được, thì là tai họa cho Putox.
Trên đây tôi đã viết: mùa đông đến, thì năm nay mùa đông sẽ không phải mùa tấn công của Nga, vì đường vận tải của ô tô dài 100 ki-lô-mét (các kho tàng phải ngoài tầm Himars) sẽ không đảm bảo năng lực vận tải hậu cần. Trong khi đó hiện nay đã bắt đầu mùa rasputitsa ở Ukraine, nghĩa là chẳng ai cựa quậy gì được cả, ngoài UAV, drone, FPV và Himars.
Cuối tuần này ở Ramstein mà họ đồng ý cho bắn vũ khí tầm xa được thì vui quá nhỉ.
PHÚC LAI 14.10.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.