mercredi 21 août 2024

Đặng Chương Ngạn - Nếu không thể chấm công bằng, không nên tổ chức thi tài năng cho trẻ

 

Chạy theo thành tích, hám lợi danh, cả đến cuộc thi tài năng, năng khiếu cho trẻ họ cũng tìm mọi cách gian lận, hối lộ, thông đồng với nhau để chia chác huy chương.

Với đám người lớn mất dạy ấy, huy chương, thành tích sẽ là tiền bạc, là cơ hội lên lương, lên chức.

Tổ chức các cuộc thi năng khiếu, tài năng trẻ...tốn bao nhiêu tiền thuế của dân là để  tìm kiếm tài năng, bồi dưỡng tài năng, nâng đỡ tài năng. Với tâm địa xấu xa của họ, tài năng thực sự sẽ bị vùi dập, những tài năng hạng hai được nâng đỡ sẽ lên ngôi.

Nguyễn Mạnh Dương - Trận chung kết gian lận của giải Karatedo Năng khiếu trẻ TPCHM

 

Ngày 18/08, sau 6 tháng ròng rã luyện tập tập trung 6 buổi/tuần bất chấp kỳ nghỉ hè, con gái tôi, vận động viên (VĐV) Nguyễn Thanh Mai vinh dự đại diện đội tuyển Karatedo quận Tân Bình tham gia giải ở hai nội dung: Kihon và Kumite (đối kháng).

Không bõ công cố gắng, buổi sáng 18/08, Thanh Mai và đồng đội đoạt huy chương vàng nội dung Kihon. Buổi chiều, trong nội dung Kumite cá nhân nữ 45 kg, Thanh Mai nhanh chóng toàn thắng hai trận để bước vào chung kết tranh huy chương vàng với đại diện của quận Bình Thạnh.

Bất ngờ tổ trọng tài phát loa thông báo là VĐV Nguyễn Thanh Mai bị chấn thương nên VĐV quận Bình Thạnh đạt huy chương vàng. Điều này khiến chúng tôi vô cùng sửng sốt, vì cháu đang ở trạng thái thể lực tốt và vô cùng hưng phấn trước trận chung kết. Tôi và huấn luyện viên (HLV) Gia Như của cháu đã chuẩn bị sẵn sàng và đang động viên dặn dò cháu.

Nguyễn Hoài Bắc - Cuba, dòng thời gian! (1)

 

Tối! Ngủ sớm lấy sức để nửa đêm về sáng đáp chuyến bay sớm thăm người anh em gần nhà xa ngõ, nổi tiếng anh hùng một thời - một thời vang bóng.

Biệt đội chúng tôi gồm 8 người, 5 gái 3 giai đổ bộ sang đất nước Cuba lúc bình minh đang lên ngày 20/08/2024 trên chuyến bay của hãng hàng không tư nhân Sunwing of Canada.

Sau hơn 3 giờ bay, tầu hạ cánh an toàn xuống sân bay Quốc tế Jardines Del Jay (International Jardines Del Jay Airport) lúc 9:45 am. Một chuyến bay tuyệt vời, hứa hẹn nhiều cảm xúc cho tôi và những hành khách cùng chuyến.

Ngô Nhân Dụng - Olympics 2024 là chiến thắng của nước Pháp

 

Quốc gia thắng lợi nhất kỳ Olympics 2024 là Pháp, nước đăng cai tổ chức. Xứng đáng được thưởng huy chương vàng, so với các Olympics gần đây ở Tokyo, Atlanta, Bắc Kinh.

Muốn 329 cuộc tranh đua diễn ra êm đẹp – số lớn thứ nhì sau Thế Vận Hội Tokyo năm 2020 (339) – đòi hỏi cả nước phải cộng tác và phối hợp. Hơn 45.000 cảnh sát và nhân viên an ninh giữ trật tự - bình yên hơn so với London đang biểu tình đánh nhau chết người.

Hệ thống điện được xếp đặt lại, thay thế các máy phát điện chạy bằng dầu diesel trước đây, nối liền tất cả các vận động trường ở Paris và 300 địa điểm tranh tài khác trên cả nước. Paris đặt thêm 160 cây số đường dành riêng cho xe đạp nối liền các sân vận động – dân chúng bớt than phiền nạn kẹt xe; chính phủ nêu cao thiện chí bảo vệ môi trường! Dân Paris sẽ thừa hưởng 10.000 chỗ đậu xe đạp!

Lê Xuân Nghĩa - Quan hệ không giới hạn và lòng tham không đáy

 

Trung Quốc ép Nga lòi mắt khi buộc Nga phải đưa giá gas bán cho Trung Quốc về bằng giá trong nước của Nga là 60 đồng ông Tơn/1.000m3.

Tức là thấp hơn 4 lần so với giá mà lâu nay Trung đang phải trả cho Nga, để được Trung Quốc bơm vốn triển khai Dự án xây dựng đường ống “Sức mạnh Siberia-2” - Vâng, bạn tốt là khi chờ bạn mình sắp chết thì nó mặc cả.

Tờ The South China Morning Post cho biết:

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 21.08.2024

 

Tin sáng

1. Các báo hôm nay tiếp tục mổ xẻ vụ thi Thái Bình, đây là một bài "Về đâu 243 học sinh từ đỗ thành trượt?", "Nam sinh Thái Bình tụt 11 điểm sau thanh tra, từ đỗ thành trượt lớp 10"- Và đây là bài của nhà cháu: "Những cuộc thi nóng bỏng".

Hy vọng các cháu sẽ sớm vượt qua cú sốc đầu đời này.

Cũng liên quan giáo dục, vụ này vui ạ: "Giảng viên đại học dùng bản in thử suốt 5 năm vì… ‘tưởng sách thật’"

2. VNU-UL và HLU (hình như) là hai trường khác nhau. Hôm qua báo chí đưa tin hiệu trưởng đại học Luật- Đại học quốc gia Hà Nội - từ chức, rất nhiều bạn xông vào... chửi he he, cho rằng nơi này đào tạo thầy Quang của chúng ta nên... từ chức là đúng. Người từ chức là PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh chả liên quan gì tới ông tiến sĩ hiệu trưởng đại học Luật Hà Nội cả. Ahuhu ạ.

Nguyễn Thông - Con hổ giấy

 

Thập niên 60 - 70, Mao Trạch Đông nước Tàu chê Mỹ là con hổ giấy, tức là nó chỉ hùng hổ to mồm thôi chứ thực chất chả có gì, cho mồi lửa là xong.

Tuy Mao nói thế nhưng cũng sợ hổ cắn nên rất thận trọng, mà sự kiện năm 1972 bắt tay với trùm hổ giấy Nixon và Kissinger là minh chứng. Nói gì thì nói, Tàu là chúa khôn.

Nay qua cuộc chiến Ivan Ngố với Ukraine, nếu áp câu của Mao thì đúng thật Ngố Nga là con hổ giấy, không sai tẹo nào. Hôm qua, Ukraina đã cho UAV tấn tận gần sào huyệt Kremlin của Ngố chỉ cách 40 cây số.

Nguyễn Văn Tuấn - “Một bộ phận nhỏ kiều bào chưa thực sự mở lòng, xóa bỏ định kiến”

 

Đó là câu nói của chị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài. Tôi định không có bình luận gì, nhưng thấy lấn cấn, nên phải viết vài dòng gọi là ghi chú.

Câu nói đó của chị lúc nào cũng đúng. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, kể cả ở trong nước Việt Nam, cũng có những người có định kiến và họ không "mở lòng". Thành ra, câu nói đó lúc nào cũng đúng. Và, vì lúc nào cũng đúng nên nó thừa.

Làm quan chức lớn ắt phải có những phát ngôn mang tính thông thái (wisdom), hay nếu không thông thái, thì cũng có thể trích dẫn được (quotable). Còn cái câu lúc nào cũng đúng đó thì phải nói là rất khó trích dẫn để nhớ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.08.2024


 

mardi 20 août 2024

Phó Đức An - Tướng Syrskyi dụng binh như thần

Chiến thắng lẫy lừng của quân đội Ukraina những ngày nay không thể không nhắc đến tên một người - Tướng Oleksandr Stanislavovych Syrskyi. Gừng càng già càng cay. Sự thật chứng minh, tướng Oleksandr Stanislavovych Syrskyi thực sự thích hợp để lãnh đạo quân đội Ukraina hơn là cựu tổng tư lệnh, Tướng Valery Zaluzhny.

Syrskyi đã chiến đấu với quân Nga hơn mười năm, ông biết rất rõ tâm lý và điểm yếu của quân Nga. Ngay từ Chiến tranh Donbas 2015, ông đã là chỉ huy lực lượng Ukraine. Lúc đó Zaluzhny vẫn là cấp dưới của ông.

Ý tưởng đánh vào nội địa Nga đã có từ lâu. Đã có người nói bóng nói gió về kế hoạch này trước cuộc phản công vào mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, cả tình báo Ukraine và Syrskyi đều ủng hộ chiến lược này. Tuy nhiên, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Zaluzhny đã phản đối.

Lê Xuân Nghĩa - Nồi hầm !

Trong lúc chờ Nga đóng « nồi hầm » Kursk, thì Ukraine đóng « nồi hầm » Glushkovo, thuộc Kursk trước đã rồi tính.

Người Nga bị bao vây ở Kursk đang bị tấn công dữ dội bởi các cuộc không kích, pháo binh, tên lửa và máy bay không người lái. Trong lò nung Glushkovo, có hàng trăm lính nghĩa vụ và hàng nghìn binh lính Nga.

Việc đầu hàng bị các chỉ huy của họ « cấm tuyệt đối ». Moscow cũng không ra lệnh rút lui, mặc dù tình hình đã rõ ràng. Với những cây cầu bị phá hủy, bất kỳ cuộc rút lui có tổ chức nào cũng là không thể. Lựa chọn duy nhất của họ là chạy trốn hỗn loạn qua sông, bỏ lại thiết bị và vũ khí của mình.

Tuấn Khanh - Người dân Nga vỡ mộng về « sức mạnh » của Putin

Lần cuối mà cô Lyubov Antipova nói chuyện với cha mẹ già của mình là gần hai tuần trước. Lúc đó mới nghe được những tin đồn về cuộc phản công của quân đội Ukraine, cô nói cha mẹ cần phải rời khỏi ngôi làng của họ ở vùng Kursk của Nga.

Nghe như mối đe dọa này có vẻ không thực tế – đất Nga chưa từng chứng kiến lực lượng xâm lược nào kể từ khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Và từ khi có tin quân Ukraine đang tiến vào đất Nga, các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã mô tả là một “nỗ lực xâm nhập” đơn lẻ. Vì vậy cha mẹ của Antipova, những người nuôi gà, heo trên một mảnh đất nhỏ, quyết định vẫn ở lại Zaoleshenka.

Rồi ngày hôm sau, Antipova nhìn thấy bức ảnh trên mạng về những người lính Ukraine chụp lưu niệm bên cạnh siêu thị và văn phòng của một công ty khí đốt. Cô nhận ra nơi này ngay lập tức: Cha mẹ cô sống cách đó khoảng 50 mét.

Dương Quốc Chính - Nhân cách vẫn lớn

Hôm trước ông Sĩ Dũng có đăng bài ca ngợi ông 3X là nhân cách lớn.

Tất nhiên đánh giá ai thế nào là quyền của mỗi người thôi. Nhưng phát ngôn hay cách hành xử của mỗi người nó thể hiện nhãn quan chính trị, kiến thức, nhận thức và tư cách của người đó. Cách đánh giá cũng phụ thuộc vào nhận thức của người đọc.

Ông Sĩ Dũng là một cựu quan chức, nên việc ăn cây nào rào cây ấy, thì không có gì lạ. Nên cũng chả trách được. Chỉ có điều là có thể bị đánh giá về nhận thức, như bên dưới.

Nguyễn Sĩ Dũng - Tâm sự


Cách đây vài hôm, tôi có đăng trên Facebook của mình dòng trạng thái khẳng định nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhân cách lớn. Nhận định của tôi được rất nhiều bạn ủng hộ, nhưng số bạn phản đối cũng không ít. Một số bạn còn xúc phạm cá nhân rất nặng nề.

Văn hóa cư xử như vậy thật đáng buồn! Nhưng những đánh giá trái chiều nhau là hoàn toàn dễ hiểu, lý do là vì chúng ta được tiếp cận những nguồn thông tin khác nhau và có điều kiện để biết về sự thật khác nhau.

Tuy nhiên, có hai sự thật mà tất cả chúng ta đều biết. Xin được phân tích về hai sự thật này để các bạn tham khảo.

Đỗ Trung Quân - Nhớ !

Hắn thua tôi 7 tuổi, về làm việc ở báo Tuổi Trẻ thời tổng biên tập Vũ Kim Hạnh sau tôi 2 năm.

Mười hai năm sau tôi rời Tuổi Trẻ về làm việc ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn dù tôi chả biết gì về kinh tế. Kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng không. Quay đi quay lại, lại gặp hắn. Vẫn giọng châm biếm quen thuộc « Đỗ Trung Quân về Thời báo Kinh tế Sài Gòn : tin mừng cho giới nhà thơ, tin buồn cho giới doanh nghiệp ! ».

Ám chỉ vụ Tố Hữu chăng ?

Phạm Xuân Nguyên - Hôm nay nhà báo Huy Đức 62 tuổi


Hôm nay (20/08/2024) nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Anh bị bắt tạm giam đúng hai tháng hai mươi ngày.

Trong thời gian Huy Đức bị mất tự do đó, người nhà (cụ thể là con gái) chưa được gặp, chỉ được gửi đồ 3 lần/tháng gồm quần áo và thức ăn (từ 3 kg trở xuống). Nghe nói, sắp hết lệnh tạm giam lần 1 có thể gia đình sẽ được cho gặp Huy Đức. Mong là thế.

Hôm nay nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Tôi lại đưa lên bức ảnh hai chúng tôi nằm trên thuyền trong một chuyến đi về địa danh lịch sử Vụ Quang (Hà Tĩnh) thăm di tích kháng chiến của nhà nho cần vương chống Pháp Phan Đình Phùng (1847 - 1896).

Thanh Hằng - Có chuyện phải đút lót ở bệnh viện K hay không ?

Sáng qua, mạng xã hội lan truyền clip một phụ nữ khóc lóc và phản ánh: “Bệnh nhân mỗi lần đi xạ mất 200.000 đồng…. Nếu đút lót thì mai cho xạ trị, không đút lót để tuần sau”. (Sau đó, thông tin mọi người cho biết đó là một phụ nữ chuyên làm từ thiện ở Bệnh viện K.)

Đây là vấn đề được các phóng viên y tế đặc biệt quan tâm và mong Bộ Y tế, Bệnh viện K làm rõ và sớm có câu trả lời.

Tối qua, trả lời báo Dân Việt, ông Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K -  cho biết, Bệnh viện đã mời Công an xác minh làm rõ. Ông Quảng còn nói: “Tất cả chuyện vu khống ở Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp… chúng tôi cũng đã làm tường trình kèm theo clip gửi cơ quan công an và Bộ Y tế".

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

Võ Khánh Tuyên - Đâu đến nỗi kinh hoàng ?

Các báo đồng loạt giật tít « kinh hoàng, sốc, không ngờ được » khi các Trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển vượt quá 9 điểm/1 môn thi. Cá biệt có Trường lên đến 9,7 điểm/1 môn.

Thực sự có đến mức « vô lý » đến kinh hoàng như thế không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không. Bởi các lẽ sau:

- Tuyển sinh vào các trường theo chỉ tiêu là chủ yếu, gần như không xét đến điểm số. Theo tiêu chí lấy từ cao xuống thấp.

Hà Phan - Tuyển sinh đại học có công bằng cho thí sinh nghèo ở quê ?


Bất chấp quá nhiều phản đối thì việc xét tuyển vào đại học bằng học bạ vẫn được nhiều trường ưa chuộng, vì dễ "vét" thí sinh và tiện lợi cho họ.

Trong khi đó, vì tương lai con em và cả "chúng ta", không ít nơi đã hào phóng với điểm cấp 3 để đẹp lòng các bên và vẹn toàn nhiều thứ. Nếu không sớm bỏ hình thức xét tuyển nhiều lỗ hổng này, thì bất công và tiềm ẩn tiêu cực còn tranh cãi dài dài.

Riêng việc tuyển thẳng qua chứng chỉ SAT, IELTS có lẽ chỉ phù hợp với thí sinh ở nhiều thành phố lớn, gia đình có điều kiện. Từng đó thời gian và tiền bạc để học rồi luyện thi, học sinh dưới quê lấy đâu ra để cạnh tranh sòng phẳng với học sinh thành thị?