1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.
Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.
Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.
Hai trường đại học này xử trí vụ này ra sao, kể cả cái tiến sĩ luật của Thích Chân Quang? Không xử lý gì ráo, chờ kết luận cấp có thẩm quyền.
Giảng đường đại học là “thánh đường” của tri thức. Nó thiêng liêng lắm với tri thức. Vậy mà hai trường này đều xem mình như không liên quan chi, rất vô trách nhiệm. Lẽ ra khi biết tin lùm xùm về bằng tốt nghiệp THPT bổ túc văn hóa giả của Vương Tấn Việt, vì lòng tự trọng, vì uy tín của trường, ĐH Luật Hà Nội phải tự điều tra để thông báo cho dư luận biết, cũng là cách bảo vệ uy tín cho trường, nhưng họ không làm. Vì sao thì suy ra ai cũng có thể biết.
2. "Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền". Câu này tuyệt đúng ở Thích Chân Quang. Dư luận đều biết, bằng cấp giờ mua cũng dễ, bằng nhiều cách, đặc biệt là mua, học ở các trường phía Bắc. Ai cũng biết, những năm trước đây nhiều trường đại học phía Bắc vào Nam mở rất nhiều lớp tại chức, lấy bằng cử nhơn dễ ẹc.
Nhiều nghiên cứu sinh, lẽ ra lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường tại TP HCM nhưng không, ra Hà Nội học nhanh nhất, kể cả cái bằng chuyên khoa 1, 2 (lâm sàng trong y khoa) - cứ ra ngoài đó học là dễ nhất. Thậm chí có người ra Trường ĐH Thái Nguyên, Vinh lấy tiến sĩ cho dễ, dù ở TP HCM có chuyên khoa đó, ngành đó. Vì sao thì các bạn tự trả lời.
Kỷ luật Đảng, chính quyền rất nghiêm khắc nếu sử dụng bằng giả. Tôi thấy nhiều quan chức, rất nhiều, đa số họ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ..., thậm chí hàm giáo sư, phó giáo sư đầy rẫy, dù họ không đi dạy học. Thử kiểm tra đi, đó là bằng thật học giả, hay bằng giả, học giả? Dám hông?
3. Háo danh. Cái tạo nghiệp của Thích Chân Quang là háo danh. Biết mình dốt nát, thì lừa mị lên đến Thương tọa, đệ tử nam thanh nữ tú hàng đống, còn ham chi cử nhơn này, tiến sĩ nọ. Hay là Chân Quang muốn danh xưng: “Tú tài, cử nhơn Anh văn, cử nhơn luật, tiến sĩ luật, Thượng tọa Thích Chân Quang ”?
Có lẽ vậy, bởi thiên hạ đều biết áo mũ cân đai tiến sĩ chỉ mặc khi nhận bằng tiến sĩ, vậy mà Chơn Quang cứ thản nhiên mặc lễ phục này đi long nhong, chơi cái gậy chi chi đó nữa, là biết rồi, không háo danh thì cũng tâm thần phân liệt tứ bề!
Tôi biết có vị nhà thơ nọ, là bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ..., ký tên dưới bài báo như vầy: “Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, giáo sư- tiến sĩ, bác sĩ, nhà thơ”..., oách xà lách! Có nhà báo có học vị tiến sĩ, trên một bài xã luận nhỏ, cũng ký vầy: “ tiến sĩ, nhà báo...”, ô hô, tiến sĩ có dính líu gì tới bài xã luận chả có ý kiến gì mới?
Tôi làm báo, có lần đặt bài cho GS-TS Phạm Văn Hường, một chuyên gia về biến đổi khí hậu từng dạy ĐH Bordeaux. Bài ông viết chỉ ký mỗi cái tên ông, tôi đề nghị ghi thêm “GS-TS Phạm Văn Hường”, ông không chịu... Năn nỉ hồi, ông bảo cũng được nhưng đề cụ thể vầy: “Phạm Văn Hường - nguyên giáo sư ĐH Bordeaux”, ông giải thích: “tôi nguyên là giáo sư ĐH Bordeaux nhưng đã nghỉ hưu...”.
Vậy đó... Cái danh hão huyền nó giết chết Chân Quang.
Mà “cái chết” của ông cũng rất có giá trị, nó làm những ma tăng chưa lộ mặt, những quan chức có bằng dỏm phải giựt mình.
LƯU NHI DŨ 15.08.2024
*Ảnh: Thích Chân Quang trong lễ phục tiến sĩ giấy trở về được các đệ tử đón mừng tưng bừng!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.