« Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện ? ». Đây là câu nói của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Theo như chúng ta được học, Nam Cao hay một số tác giả khác trong thời “phong kiến, thực dân” viết truyện tố cáo chế độ, để cho chúng ta thấy được bước đường cùng của người dân vào thời đó. (Bước đường cùng cũng là tên một tác phẩm của Nguyễn Công Hoan với nhân vật chính là Anh Pha).
Trước Cách mạng tháng Tám, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói có tính phổ quát trong toàn xã hội. Nghèo đói chủ yếu là do lạc hậu, không có khoa học kỹ thuật nên làm ra không đủ ăn. Do vậy, những gia cảnh như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo là có thể có thực.
Một nước Việt Nam nhỏ bé như vậy mà nhiều lần đánh tan quân xâm lược phương bắc hùng mạnh. Điều đó cũng chứng tỏ chúng ta cũng phải có thực lực nào đó, xã hội phải có kỷ cương. Quan ra quan và dân ra dân. Những hiện tượng quan tham, hà hiếp nhân dân thì bất cứ ở xã hội nào cũng có. Vấn đề nó là mức độ. Nếu đó là một hiện tượng tràn lan thì xã hội đó không thể mạnh, không thể tự đứng vững chứ đừng nói đến đánh ngoại xâm.
Qua một số tài liệu lịch sử, văn học, qua các lời kể của những người mà tôi đã trực tiếp gặp, thì chế độ xã hội thời bấy giờ và trước nữa còn đỡ thối nát hơn chế độ bây giờ rất nhiều.
Thử hỏi có một xã hội nào mà có thể bắt tất cả các quan chức từ cấp cao nhất. Càng cao, càng phải bắt. Vấn đề chỉ là ai sẽ bị bắt, bị bắt lúc nào, ai bắt ai ? Đây rõ ràng đang là một thực tế, đang diễn ra hàng ngày trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ và được đăng đầy trên báo lề phải. Tại sao thì quý vị đều hiểu. Tôi khỏi phải dài dòng. Một khi các quan chỉ còn mỗi mục đích là kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp nhân phẩm, tính mạng của dân thì xã hội đó không thể không xuống cấp và xuống cấp trên mọi lĩnh vực.
Khi mà xã hội mục ruỗng, người lương thiện tìm cách đến với tôn giáo. Khổ một nỗi tôn giáo chính thống của ta là đạo Phật cũng bị các quan dùng làm làm phương tiện để kiếm tiền nốt, nên nó lại còn xuống cấp hơn các lĩnh vực khác. Đạo Phật, một thứ đạo với biết bao phẩm chất trở thành một tà đạo để bóc lột nhân dân, để tấn công người khác, để các “khầy” làm giầu, hưởng lạc… Tôi không cần nêu thí dụ cho dài bài viết.
Ở một xã hội lành mạnh, nhà nước sẽ không bao giờ nương tay với các tà đạo khi bị phát hiện. Còn ở Việt Nam ta, bao nhiêu năm trôi qua, bọn tà đạo (Phật) ngang nhiên hoành hành, thậm chí còn được ca ngợi…Không thể có giải thích nào khác là chính chúng nó là quan hoặc bọn làm giầu cho quan.
Đang lúc chúng nó làm ăn phát đạt, thì tự nhiên lại xuất hiện ông sư Minh Tuệ. Ông không làm hại ai, ông tự tu đúng như một phật tử chân chính, ông chọn con đường tu khổ hạnh, hoàn toàn trái ngược với bọn tu đểu hưởng lạc, kiếm tiềm. Ông không tự quảng bá cho mình mà chính nhân dân phát hiện ra ông, nâng ông lên bậc thánh, điều mà ông không cần.
Không biết đây có phải là một siêu mưu của ông hay không để cứu đạo Phật ở nước ta bằng cách đối lập với mấy thằng đầu trọc đểu. Chẳng biết vô tình hay hữu ý, nhưng ông đã đạp bể nồi cơm của chúng và đương nhiên ông đã bị chúng tấn công bằng nhiều cách khác nhau. Tiêu biểu là một cách hèn hạ và ngu xuẩn qua một quyết định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do “khầy” Thích Thất Thiện ký, không công nhận Thầy Minh Tuệ là tu sĩ Phật giáo, không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam…(Đỉnh cao của Tiếu Lâm).
Nhiều bọn đồng lõa của các sư đểu cũng lên mạng xã hội chửi bới người dân ngưỡng mộ Thầy Minh Tuệ.
Hàng ngàn người (có nơi 5 ngàn) theo chân Thầy, thể hiện một hiện tượng xã hội trong đêm tối Tắt Đèn (Ngô Tất Tố) có lóe lên một ánh sao nên nhân dân mới hiếu kỳ. Nó cũng thể hiện sự khát khao mong mỏi của người dân muốn thấy được những người như Thầy Minh Tuệ trong xã hội. Đồng thời nó cũng thể hiện cả sự thay đổi về nhận thức của người dân trước chính và tà. Chính-Tà nay đã được người dân nhận biết. Đó là một nguy cơ đối với những kẻ thống trị tà giáo. Nó cũng là một hiện tượng tức nước vỡ bờ của Tắt Đèn.
Thầy Minh Tuệ chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều phản ứng khác của bọn mất dậy, kể cả những biện pháp tàn bạo nhất.
Điều này chứng tỏ câu nói: “Trong một xã hội khốn nạn, ai cho phép mày sống tử tế?”.
HOÀNG QUỐC DŨNG 17.05.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.