lundi 14 décembre 2020

Đỗ Cao Cường - Ý thức không bằng loài lợn


Cuối năm, vườn táo thuộc Học viện Nông Nghiệp Hà Nội mở cửa đón khách tham quan. Khách mua vé với giá 15.000 đồng/người nhưng được hái quả ăn mái thoải tại vườn, chụp ảnh đến mệt thì thôi.

Ấy vậy mà vẫn có một đám giả người đến cắn nham nhở, mỗi quả một nửa. Chúng còn để lại tờ giấy với nội dung "cây này bọn tớ liếm hết rồi" như để khoe chiến tích.

Ý thức quả không bằng loài lợn, lưỡi lợn cũng không bẩn như não bộ của chúng. Lần sau nên đặt camera giám sát vạch mặt.

Trong khi số đông còn ác độc, vô cảm, mọi lời hô hào trở nên vô nghĩa, đôi khi giống như một trò hề.

ĐỖCAO CƯỜNG 12.12.2020

HẾT THUỐC CHỮA

Hành động này không biết dùng từ gì cho chính xác nhỉ ? Vô văn hóa, mất dạy hay khốn nạn cũng không diễn tả hết.

Đã vào tàn phá vườn của người ta, ăn no rồi chơi trò cắn mỗi trái một miếng, lại còn gắn thêm tờ giấy bảo là tất cả trái đã bị liếm hết rồi. Dân trí kiểu đó thì hết thuốc chữa.

Người ta bảo tương lai của một dân tộc nằm trong tay thế hệ trẻ. Thế mà những người trẻ tuổi ở vùng này lại có thái độ sống như thế thì còn trông mong gì nữa ? Hy vọng đây chỉ là một nhóm nhỏ, không phải là tất cả.

Thế nhưng bây giờ, người trẻ hay sống và làm theo bầy đàn lắm. Một thế hệ mà đi tôn sùng những tay côn đồ, cướp bóc, cờ bạc, cho vay nặng lãi, bảo kê, chửi thề nhiều hơn nói như Khả Bảnh và những kẻ ngoài xã hội khác thì cũng chẳng mong gì ở tương lai. Con người hơn con vật là hành động có ý thức. Khi làm người mà thiếu ý thức thì chỉ là con vật hạ đẳng.

Những vườn cây trái ở miền Tây cũng cho phép khách vào vườn, hái ăn, mua mang về với một giá phải chăng suốt mấy chục năm nay, chẳng bao giờ có hiện tượng này. Cầu mong cho kiểu vô văn hóa này không bị lây vào vườn cây trái miền Nam. Thời đại mà lối sống, suy nghĩ bẩn thỉu, đốn mạt dễ lây lan như lửa cháy thì cũng đáng lo lắm chứ.

ĐỖDUY NGỌC 12.12.2020

TRÒ ĐÙA HAY PHÁ HOẠI

Năm ngoái, mình vào một vườn dâu trên Sapa. Cậu giữ vườn nói, có mua ít nhất 2 ký dâu và trả tiền trước thì em mới cho vào tham quan.

Thấy cách ứng xử khác lạ so với các vườn trái cây trong miền Nam nên mình tò mò gợi chuyện hỏi thì mới biết: chủ vườn nhiều phen điêu đứng vì khách vào ngắt dâu ăn cho đã rồi đi ra chứ không mua. Tệ hơn là cắn nữa trái bỏ lại nữa trái kiểu như trong hình này.

Mình bảo chắc một vài em bé nhỏ nghịch ngợm nào đó, ánh mắt cậu giữ vườn nổi tia giận: Toàn người lớn, trai xinh gái đẹp cả chị à, bọn vô lương tâm tàn ác.

Ừ thì khi ta trẻ, ta trẻ trâu, ta khoái nghịch phá. Nhưng nghịch kiểu như vầy là nghịch ác, là dã tâm, là phá hoại tài sản người khác, là ăn cướp.

Nhớ những ngày học phổ thông, cả trường cấp 3 đi Lái Thiêu cắm trại trong vườn trái cây. Chủ vườn dặn, tụi con muốn ăn loại nào cứ hái ăn thoải mái, nhưng đừng hái trái còn non, còn xanh, để nó chín cho người sau tới chơi hái. Cũng đừng hái xuống mà không ăn, bỏ đi bị hư uổng phí lắm.

Chỉ dặn vậy thôi mà cả trường răm rắp nghe theo. Nghe râm ran tiếng thầy cô, anh chị căn dặn nhau lời của bác chủ vườn, ừa thì chừa cho trái chín cho người sau lên hái.

Văn hóa - văn minh từ những chuyện nhỏ xíu vậy thôi hà, nhớ lại mà lâng lâng ngọt ngào !

NGUYỄNMỸ KHANH 12.12.2020

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.