dimanche 8 septembre 2024

Phúc Lai - Bão

 

Cơn bão Yagi, hay mã định danh Việt Nam “cơn bão số 3” đi qua, bộc lộ ra một số điểm rất thú vị về ứng dụng kiến thức.

Sau gần 5 năm bố con tôi cùng vài người bạn lợp cái mái tôn chống nóng trên trần nhà, cùng cái giàn sắt với những tấm lợp nhựa che chỗ để xe máy, đêm qua chúng mới được thử thách và cho thấy, chúng vượt qua được.

Nhớ lúc xây nhà, tôi đi mua vật liệu về đến nơi mấy bác thợ xây đã xây kín luôn thành một bức tường hình tam giác ở một đầu hồi, còn đầu kia để trống “theo tập quán dưới quê” mà hoảng quá. Tôi phải chân thành xin lỗi và nói khó với họ để… phá ra, xây lại với rất nhiều viên gạch hoa gió đặt vào trong đó.

Thanh Hằng - Cháy nhà ra mặt chuột

 

Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung.

Mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội, khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.

Đây chính là một dạng tham nhũng vặt nhưng hậu quả thì lớn, khi làm hỏng môi trường của Thủ đô, bởi việc khắc phục mất nhiều thời gian.

Phó Đức An - Goodbye Yagi

 

Ngoài kia gió đã lặng, đường phố Hà Nội trở lại sự yên tĩnh như thường lệ. Tiếng rao của chị bán bánh vào lúc trời rạng sáng lại vang lên: ”Bánh rán, bánh dầy, bánh giò, bánh tiêu đây…”

八木 Yagi, có nghĩa là dê hoặc chòm sao Ma Kết 摩羯 trong tiếng Nhật, là cơn bão thứ mười một được đặt tên và là cơn bão dữ dội đầu tiên của mùa bão hàng năm. Mang theo sức gió hủy diệt, mưa lớn và thiệt hại trên diện rộng nơi nó viếng thăm.

Yagi là một trong những cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử đã tấn công miền bắc nước ta.

Bùi Chí Vinh - Nhà thờ và cây cổ thụ

 

Cây c th trước nhà th ln b gãy đ

Chung quanh không mt bóng người

Người không cn bão cũng nhiu ln gãy đ

Vì chén cơm manh áo t tơi

Nguyễn Thông - Cơn bão đi qua (1)

Trận bão Yagi, hay còn gọi bão số 3 (mỗi năm xứ ta thường bị 10 - 12 cơn bão lớn nhỏ, mà Yagi mới là số 3) hoành hành suốt một ngày qua, 07.09, ở đồng bằng Bắc Bộ.

Những nơi hứng nặng nhất gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, trong đó có những huyện đảo Bạch Long Vĩ, Vân Đồn, Cô Tô bơ vơ giữa trùng khơi. Chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Khủng khiếp, quá khủng khiếp.

Tôi may mắn (nói ra cũng ngại khi người khác phải chịu tang thương) sống trong Nam nên không bị gì, cũng không tận mắt chứng kiến. Nhưng từng giờ từng giờ theo dõi chuyện quê (Hải Phòng), nghe các em các cháu bất đắc dĩ làm người tường thuật, chúng kể lại mọi điều đã, đang và cả sắp xảy ra, thấy thương lắm, lo lắm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.09.2024


 

samedi 7 septembre 2024

Mai Bá Kiếm - Từ "quyết liệt" đến "không tiếc"


Chỉ đạo ứng phó siêu bão số 3 (Yagi), phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu khẩu hiệu "Với tinh thần nghiêm khắc, không có hối tiếc". Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đặt phương châm "Chuẩn bị không hối tiếc, hành động không hối tiếc".

Vậy, "tiếng nói chung" của Chính phủ là "Không hối tiếc". Mà, theo tự điển tiếng Việt "Không hối tiếc là không tiếc nuối, hối hận những gì đã làm hoặc xảy ra".

Nói theo xưa là "Bất chấp hậu quả, người quân tử không hối tiếc về quyết định của mình". Nói theo hai kẻ yêu nhau là "Chấp thương đau, và chấp nhận xa nhau". Đây là tuyên ngôn mới, khác tuyên ngôn của chính phủ tiền nhiệm là "Quyết liệt và thần tốc" khi chống dịch Covid, chưa kể đến thái độ kiêu ngạo về "thành tích hên".

Liễu Hằng - Đừng chủ quan trước bão


Ký ức kinh khủng nhất của tuổi thơ tôi là bão.

Hồi mới “giải phóng”, tôi bé lắm. Người lớn đi lao động, tôi ở nhà một mình. Bảo Lộc mưa bão liên miên. Tôi sợ đến nỗi rúc vào một góc như con cún nhỏ.

Vậy nên giờ, nhìn cảnh cây cối ngả nghiêng, tôi đồng cảm với những ai không chăn êm nệm ấm.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.09.2024

1. Tin đầu tiên là tin bão thôi ạ. Hiện tại bão số 3 mạnh cấp 14, giật cấp 17, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 190 km.

Đêm qua nhà cháu ngủ chập chờn, dậy là vớ điện thoại gọi vào nhà chuyên gia khí tượng Nguyễn Thanh Bình. Cô này trực suốt đêm và liên tục cập nhật tin tức, rất hay và dễ hiểu, văn cũng hay nữa, đại loại:

"Khi có bão, nhìn các lịch trả lời phỏng vấn suốt ngày đêm của đại diện Trung tâm mà phát sợ. Kiểu giờ này ông A trả lời kênh B ở sảnh tầng 1. Nửa tiếng sau ông X trả lời kênh Y ở hành lang kia… Tóm lại là ở cái tòa nhà này, qua nay góc nào cũng đứng rồi.

Nguyễn Thông - Rễ cái


Tôi để ý phần lớn cây đổ (nhìn thân nó thì đoán tuổi khoảng trên dưới 20 năm) trong cơn bão số 3 đều chỉ có rễ ngang mà không có rễ cái (còn gọi là rễ cọc).

Đây là hậu quả của kiểu trồng cây to, cứ chặt phăng rễ cái rồi bê đến trồng chỗ này chỗ khác.

Cây không rễ cái mặc dù trồng xuống vẫn phát triển, nhất là bây giờ có nhiều cách chăm sóc, nhưng không thể nào chịu được gió mạnh. Điều đó ai cũng biết. Người xưa đã dạy rất kỹ về việc trồng cây, luôn nhấn mạnh phải trồng cây nhỏ có rễ cái.

Mai Quốc Ấn - Tình người trước bão

Một chủ kho bãi ở Hà Nội post lên diễn đàn rất dễ thương: “Chỗ em đậu được 500 xe, các bác cứ đến. Miễn phí nhé!”

Cũng ở Hà Nội, những chiếc xe ô tô, xe tải chạy chậm để dìu đoàn xe gắn máy trước những cơn gió khủng khiếp.

Ngoài đảo Cô Tô, nơi bão mạnh nhất, khách sạn đón miễn phí những người tránh bão. Gió giật, mưa gào khắp nơi…

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.09.2024


 

vendredi 6 septembre 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/09/2024

“Nếu bạn tiến lên tấn công một vị trí của Nga và bạn cần tiếp tế, thì người Nga thường sẽ có 5.45×39 mm.”

Một báo cáo gần đây (tháng 4/2024) cho biết, người Ukraine hiện đang dùng đạn 5.45x39 mm một cách phổ biến, trên súng trường tấn công AK-74 vì hóa ra, loại đạn này là dễ kiếm nhất trên chiến trường. Mặc dù thế, đạn 5.45x39 mm vẫn giữ nguyên những nhược điểm cố hữu của nó.

Vào thập niên 1970, nhu cầu cho ra một loại đạn mới – và phát triển cả súng mới trên kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Việt Nam được đặt ra với quân đội Xô-viết. Trước đó người ta nhận thấy đạn 7,62x54 mmR vốn được dùng đại trà như tiêu chuẩn của Hồng quân (súng trường Mosin Nagant, nay vẫn được quân đội Nga dùng như súng bắn tỉa hiệu quả) có tầm bắn xa, sức xuyên tốt… nhưng không phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Dương Quốc Chính - Xâu chuỗi

Trend bò húc phản động khả năng lớn là do các cháu của phe thân Tàu kiểm soát. Rồi tới tin "báo địch" New York Times mở văn phòng đại diện ở Việt Nam.

Đây là sự kiện đặc biệt vì đài địch (các cơ quan truyền thông phương Tây "thiếu thiện chí") lâu nay vốn không được có đại diện ở Việt Nam.

Ngay cả ông Meta còn phải ngồi bên Singapore quản thị trường Việt Nam. Google cũng chưa có đại diện ở Việt Nam mà cũng ngồi bên Singapore nốt. Có lẽ vì hai ông này liên quan đến truyền thông, chứ lành như Coca Cola hay Pepsi vào Việt Nam cực sớm. Meta và Google còn bị cấm ở Tàu, chỉ có ở Hongkong.

Dương Quốc Chính - Ở nhà cháu ngoan lắm

Qua nhiều vụ đấu tố « ba que », phản động hay những kẻ « có dấu hiệu » ba que, như mấy bạn showbiz vừa rồi, nó lột truồng một sự thật.

Đó là rất rất nhiều người, đặc biệt là đám trẻ trâu, ở nhà hay ở wall Facebook nhà mình, thì tỏ ra ngoan ngoãn, thiện lành, lịch sự, nhã nhặn. Nhưng đến khi gặp phản động hay những ai mới có dấu hiệu lộn lề thôi là máu chó dại nổi lên.

Sở dĩ mình dùng từ trên, nó hơi miệt thị, là vì nó thể hiện đúng nhất hành vi của họ. Đó là lao vào con mồi để cắn xé bất chấp tất cả. Sẵn sàng chửi một người đáng tuổi bố, tuổi ông mình như ông Bin. Hay chửi cháu bé 16 tuổi như cháu Vinh. Họ đều là những người bộc lộ quan điểm một cách hết sức ôn hòa, nhã nhặn. Thậm chí như ông Bin, một nhà ngoại giao kỳ cựu, đã viết một cách rất là cung kính, vòng vo bức thư gửi tổng bí thư (giống như quan lại gửi thư can gián lên hoàng thượng vậy).

Bùi Chí Vinh - Hồn ma Hồng Vệ Binh


Trùng trùng giơ sách đ

Đip đip ch mt màu

Mt mày không thy rõ

Ch thy hn ma Mao

Đu t như sóng trào

Cun phăng người lương thin

Ming lưỡi toàn gươm đao

Hng V Binh quyết chiến

Phạm Lưu Vũ - Ngồi buồn nhớ…bão

Nhớ ngày bé, mỗi khi đài báo bão, người lớn thì lo lắng, khẩn trương... thế mà bọn trẻ con như mình thì lại thấy háo hức, mong bão về như mong phép lạ, thế mới quái quỷ.

Xem người lớn cuống quýt chống bão, chúng mình chạy lăng xăng chỗ này, chỗ nọ như con chó, trèo trộm thang leo lên mái nhà như con mèo. Thích thú với những vật lạ được dựng lên ngay giữa nhà để chống đỡ vì kèo, đánh đu trên những cây bương chống chéo từ mái nhà xuống đất...

Thế rồi nếu (chẳng may) bão không đi qua, nghe tin bão đã "tan" đâu đó, người lớn thì thở phào nhẹ nhõm, trong khi bọn trẻ con thì thất vọng ủ ê, như lỡ mất một cuộc hẹn của giời. Đứa nọ nhìn đứa kia chán nản, không nói ra mà tức... ông giời muốn phát khóc.

Lê Nguyễn - Tổ chức thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc (1)


Ngày 17.02.1859 đánh dấu bước xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại Sài Gòn, mở đường cho những bước xâm lược kế tiếp trên toàn cõi Việt Nam.

Mười giờ sáng ngày hôm ấy, họ lấy xong thành Gia Định. Tuy nhiên, do chưa đủ lực lượng để tổ chức canh phòng, mặt khác sợ triều đình Huế lợi dụng việc thiếu quân Pháp tại Đà Nẵng mà đánh úp nơi này, Phó Đô đốc Pháp Rigault de Genouilly cho rút phần lớn binh lính từ Sài Gòn về Đà Nẵng, chỉ để lại một ít hải quân và bộ binh (đó là lý do khiến cụ Nguyễn Tri Phương có thể lập đồn Chí Hòa dễ dàng).

Hai năm sau, ngày 24.2.1861, Pháp thực sự chiếm hữu Sài Gòn sau trận đánh ác liệt tại đồn Chí Hòa. Đến ngày 23.03.1862 thì cả ba tỉnh miền Đông Nam kỳ đã lọt vào tay Pháp.

Cù Mai Công - Ráng xài tiếng Việt cho đúng, xài bậy dân họ cười cho

Siêu bão Yagi đang chuẩn bị tiến vô đất liền miền Bắc nước ta với những dự báo hướng đổ bộ. Ngành chức năng lẫn báo đài, truyền thông liên tục dùng từ “kịch bản” về nơi nó đổ bộ.

Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, “kịch bản” nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…

Dù mở rộng thì đây vẫn là một từ dành cho một sản phẩm do con người làm ra (nhân tạo). Nó khác hoàn toàn với mưa, gió, bão… - một hiện tượng tự nhiên, nằm ngoài ý chí, hành vi của con người.

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine sắp nhận thêm nhiều vũ khí

Thu hoạch của Tổng thống Zelensky tại Hội nghị các quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine diễn ra tại Căn cứ quân sự Ramstein của Mỹ ở Đức.

1/ Canada:

- Hệ thống phòng không NASAM sẽ được bàn giao năm 2025

- 29 Xe Thiết Giáp M113