dimanche 6 décembre 2020

Thanh Hằng - Một con người đốn mạt không thể đứng trên bục giảng


Cô bé Y thực sự không may mắn khi phải học ở ngôi trường thiếu tình người, nhất là “rơi” vào lớp do cô H với nickname “Yêu màu tím” làm chủ nhiệm.

Bởi không chỉ cô giáo H mà các thầy cô ở trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) liên quan trong vụ việc, rõ là có vấn đề khi vào hùa nhau trù úm một đứa trẻ mới lớn.

Việc cháu Y là học sinh giỏi suốt 9 năm cho thấy cháu thông minh, phàm người thông minh thường có cá tính. Lại là trẻ ở tuổi dở dở ương ương, nhưng cháu đã bị thầy cô cư xử không hề có tính sư phạm. Và làm sư phạm nhưng ứng xử với học sinh không có tính sư phạm chính là mấu chốt của bi kịch.

(Hồi nhỏ, đi ôn thi học sinh giỏi văn do trưởng triệu tập, thấy thày giáo ứng xử không tinh tế lắm, tôi bèn không vào học, mà ở ngoài hành lang dùng cặp tóc ba lá cạo sơn xe đạp Thống nhất của thầy vừa mua mới coóng, nhưng thầy không chấp !).

Đã vậy, cháu Y là học sinh giỏi nhưng trường vẫn bắt học thêm, mà là do trường tùy tiện tổ chức, cho thấy mục đích không phải vì học sinh mà là vì thầy cô, và phần nào cho thấy môi trường sư phạm ở đây rất kém.

Khi cô bé không nộp tiền, lập tức cô bị cho là “chống lại”, thay vì các thầy cô phải nhận ra việc tổ chức dạy thêm là vi phạm, cũng như một học sinh giỏi không cần phụ đạo thêm là việc bình thường.

Nhưng cái tư duy áp đặt đã khiến các thầy cô không chấp nhận một hành vi “khác thường” dù hành vi đó không sai, rồi cùng nhau trù úm một cô học sinh không có chỗ bấu víu.

Hành vi của các thầy cô kỷ luật cô bé chỉ vì ghi âm cô giáo chửi mắng học sinh, càng là sự thiếu tình người và vô đạo đức. Lấy quy chế một cách cứng nhắc ra đè bẹp sự phản kháng cần thiết để bảo vệ mình của học sinh, mà đáng ra phải xem xét vụ việc một cách khách quan, đã cho thấy nhân cách của các thầy cô liên quan trong vụ việc là thấp kém.

Nhưng nhân cách của cô chủ nhiệm cháu Y thực sự khiến tôi giật mình vì không tưởng nổi. Cháu Y được phát hiện ngất trong nhà vệ sinh, cho thấy cháu được cứu sống chỉ là may mắn. Vậy mà cô chủ nhiệm, được ví như người mẹ thứ hai của học trò, đáng ra phải thấy hối hận, xót xa, nhưng lại lạnh lùng mượn câu chuyện con cò trong dân gian để chửi xéo cháu Y là vờ chết để vu vạ cho các cô. Cô hoàn toàn không chia sẻ cảm xúc của học sinh, càng tàn nhẫn trước nỗi đau, lo lắng của gia đình cô học trò nhỏ.

Đọc những điều cô này viết về vụ việc, tôi cảm nhận được cô thực sự có mối thâm thù với học sinh đáng tuổi con mình, vì chỉ người có thâm thù mới có thái độ đốn mạt trước điều mình đã gây ra cho người khác như thế, và thấy rõ cô ta không đủ tư cách làm cô giáo.

Trước một vụ việc liên quan đến sự sống và cái chết của học trò, mà cô không mảy may động lòng, ngược lại vẫn nhìn vụ việc với ánh mắt tàn nhẫn và man rợ của quỷ dữ. Một người như thế thì làm sao đào tạo ra được những học trò tử tế, độ lượng, nhân ái, bao dung, biết sống vì người khác như cái đích của ngành giáo dục ?

Việc cô ấy đứng trên bục giảng chỉ làm ô uế nghề giáo vốn luôn được coi là cao quý ! (Tôi thấy con tôi vô cùng may mắn khi không phải học cô ấy và trong trường ấy !).

Tôi không định viết tus này cho đến khi nhìn thấy ảnh cô ấy. Quả là “trông mặt mà bắt hình dong” thật !

THANHHẰNG 06.12.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.