Câu chuyện này đã thành chuyện nhỏ chẳng mấy ai quan tâm. Vì thực sự nhiều năm qua, hầu hết các kênh truyền hình đều tràn ngập những cuộc thi hay ca hát nôm na là nhạc Bolero.
Hầu hết ca khúc đều là ca khúc của các tác giả miền Nam Việt Nam trước 1975. Ai không thích cứ tự nhiên không thích, ai yêu thích cự tự nhiên thưởng thức nó.
Vô hình trung bỗng thành lãnh vực văn nghệ “tôn trọng sự khác biệt“ nhất trong nhiều lãnh vực văn nghệ khác. thế cũng tốt. Cái gì không chôn nó được thì nó sống, cái gì chôn mà vẫn sống nghĩa là phải có ít nhiều giá trị. Nó khác hẳn loại “còn sống mà đã như xanh cỏ“.
Nếu ai đấy luôn ve vuốt “khúc ruột ngàn dặm“, thì những dòng âm nhạc này từ gần nửa thế kỷ biến động cho đến hôm nay chả cần ve vuốt vẫn là của họ. Họ vẫn cứ nghe như một thái độ, một cách bảo tồn nó. Nó thản nhiên sống và làm những cuộc “ ái chiếm“ ngọt ngào, thậm chí lung linh, tưng bừng.
Cũng không thể không nhớ những “sứ quân - lãnh chúa“ cát cứ vùng miền của lãnh vực văn hóa nghệ thuật. Phạm Duy cấp nhà nước cho về thì TPHCM. “Sứ quân tuyên giáo“ vẫn luôn khống chế tác phẩm, tầm hoạt động và ảnh hưởng của ông với công chúng, dù đấy là chuyện không tưởng. Phim tài liệu về âm nhạc của ông vẫn chưa được phát hành. Khánh Ly tha hồ hát hò ở Hà Nội nhưng Sài Gòn thì đừng. Chỉ là vài ví dụ chưa kể hết…
Nên cái quy chế bãi bỏ kia, dù muộn cũng là dòng chảy quy luật bình thường. Nó bình thường nên chẳng có gì phải ca tụng ầm ĩ. Nó vẫn chảy trong công chúng hơn nửa thế kỷ qua kia mà.
Chỉ không khỏi không nhớ đến một “sứ quân tuyên giáo“ tài năng nhờ nhờ, tầm tầm nay mắt mờ, gối mỏi, chân run cờ lau còn cầm không vững vẫn luôn hùng hổ xông lên chiến tuyến bảo vệ văn hóa văn nghệ Đảng một cách đáng [ yêu ] thương : Trần Long Ẩn. E lại khó lòng nhắm mắt.
ĐỖ TRUNG QUÂN 17.12.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.