mardi 15 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Nhân sự Bộ Chính trị, những nguyên tắc không từ bỏ : Không quá 2 nhiệm kỳ


1. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước có thể chế ‘диктатура пролетариата’ (độc tài của vô sản) chỉ ra rằng cơ chế này có lỗ hổng - tạo ra sự độc tài - mà khi ở chức vụ cao nhất, kẻ tham quyền sẽ tiêu diệt mọi chống đối để trở thành lãnh tụ suốt đời.

Thực tiễn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khẳng định điều này. Hai minh chứng “đá tảng” là Stalin và Mao Trạch Đông.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Trung Quốc đã “thức tỉnh” bằng quy định ‘hai nhiệm kỳ’ kể từ thời Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào.

Nhưng Tập Cận Bình đang xóa bỏ quy định ‘Hai nhiệm kỳ’ để biến ông ta thành ‘Hoàng đế Trung Quốc’ suốt đời. Đó là tai họa cho nhân dân Trung Quốc.

2. Tùy vào quy định của từng nước mà nhiệm kỳ là 4 năm, 5 năm, 6 năm hay 7 năm. Đa số các nước quy định nhiệm kỳ là 4 và 5 năm. Chẳng hạn, nhiệm kỳ tổng thống Mỹ là 4 năm, nhiệm kỳ tổng thống Pháp là 5 năm.

‘Hai nhiệm kỳ’ (8-10 năm) là khoảng thời gian quá dài, thừa đủ để một người đứng đầu quốc gia thi thố hết tài năng, bộc lộ mọi tinh hoa, vắt kiệt mọi sáng tạo. Sau hai nhiệm kỳ, sẽ không còn sáng tạo, chỉ có lối mòn và kìm hãm.

3. Từ Đại hội VI năm 1986, không có ai giữ chức Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh một nhiệm kỳ. Tổng Bí thư Đỗ Mười hơn một nhiệm kỳ. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ít hơn một nhiệm kỳ. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hai nhiệm kỳ.

Việt Nam phải đi theo con đường chung của nhân loại. Không quá hai nhiệm kỳ !

NGUYỄNNGỌC CHU 15.12.2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.