mardi 8 octobre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Văn hóa bừa bãi


Khi cái thật còn nguyên, không ai mất thì giờ đi xem mô hình để gọi là chiêm ngưỡng hay tìm hiểu.

Người Hà Nội lâu đời cũng phải ngỡ ngàng: Cầu Long Biên, cột cờ thành Hoàng Diệu, chùa Một Cột... vẫn hiện hữu đó thôi, sao phải tái hiện như thật ít ngày rồi dỡ bỏ?

Đây là gì, bảo tồn, phục chế hay triển lãm? Nếu mọi mục đích đều không đúng, các công trình chớp nhoáng ấy chắc chỉ là để giải ngân. Đó là lãng phí.

Hoàng Nguyên Vũ - Sang trời tây học tập bán vé số: Xạo vừa thôi các anh!

Tiếp nối Long An, xổ số Sóc Trăng tiếp tục bỏ ra nhiều tỉ đồng để đưa cán bộ (trong đó có cả cán bộ là lãnh đạo cấp Sở của tỉnh) đi khắp nơi nào châu Âu, nào Dubai, Singapore để “học tập kinh nghiệm”.

Điều đáng nói, những đợt “học tập kinh nghiệm” này lại do các công ty du lịch lữ hành tổ chức.

Lý do phía lãnh đạo xổ số Long An đưa ra là “việc học tập này giúp tăng tỉ lệ bán vé, không hợp thức hóa để du lịch chỉ vì đợt dịch bệnh, tiêu thụ vé chỉ 86,64 %, nên phải đi “học tập kinh nghiệm” để đạt “chăm phần chăm”.

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (9)

Cuốn “Nhãn đầu mùa” viết về cái gì mà đến nỗi hai tác giả Xuân Tùng - Trần Thanh bị đánh lên bờ xuống ruộng?

Đọc nó lâu lắm rồi, từ đầu thập niên 60 tới giờ đã hơn 60 năm, tôi không còn nhớ chi tiết nữa, nhưng vẫn mang máng rằng “Nhãn đầu mùa” là chuyện về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hưng Yên. Nơi này có đội nữ du kích Hoàng Ngân (bà Ngân là cán bộ phụ nữ, bị quân Pháp bắt, quyết không khai, chịu xử bắn. Sau khi bà Ngân mất, đội du kích nữ ở Hưng Yên lấy tên bà đặt cho đội) chiến công lẫy lừng, giặc cũng phải khiếp sợ.

Hưng Yên thời Pháp có bà Hoàng Ngân, Hải Dương có bà Mạc Thị Bưởi (giờ ngay trung tâm Sài Gòn, quận 1, nối với đường Đồng Khởi có đường Mạc Thị Bưởi, nghe đâu giá đất chục tỉ mỗi mét vuông), Thái Bình có bà Nguyễn Thị Chiên “tay không bắt giặc”…

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.10.2024


 

lundi 7 octobre 2024

Hạ Trân - « Hãy nói cho mọi người cùng nghe, người đã cứu người »


 

(France Bleu ngày 05/10/2024 đưa tin có bốn người thiệt mạng trong hai vụ đắm thuyền của di dân vượt biển Manche từ Pháp qua Anh ngày hôm đó. Theo thông tin trên mạng xã hội, trong số đó có một thanh niên người Việt tên Trần Minh Nhật – TM)

Tháng 10 về trong những cơn gió lạnh nhè nhẹ. Mùa thu châu Âu đẹp lạ, tràn ngập chất thơ. Mùa thu, mùa lá vàng nhẹ bay. Mùa để khám phá vẻ đẹp Tạo hóa đã tặng ban. Mùa để trao nhau những hoài niệm. Mùa làm say lòng những bước chân lữ khách tha hương.

Nhưng! (Một chữ nhưng đầy ngang trái). Đó cũng là mùa của những chuyến hải trình cuối cùng vượt biển Manche vào Anh trước mùa lạnh giá.

Anh quốc nhiều năm gần đây nổi lên như là một “thiên đường trần thế” của di dân Việt Nam. Nhiều người miền Trung xem đó như là cứu cánh về mặt kinh tế - chính trị - xã hội, thoát cảnh đói nghèo triền miên của vùng đất cằn, chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn, chưa bão đã giông.

Ngọc Vinh - Ủng hộ dân tộc Do Thái quật cường

Tôi ngưỡng mộ dân Do Thái. Không phải vì họ sinh ra Chúa Jesus mà vì sự tồn tại mãnh liệt của họ, cách họ vượt qua nghịch cảnh và những trầm luân trong lịch sử của mình.

Do Thái là một dân tộc lận đận, cũng như Việt Nam là một dân tộc lận đận.  

Hãy đề phòng sự phản kháng của một dân tộc bị đẩy đến chân tường.

Lê Xuân Nghĩa - Những tín hiệu tích cực về một chiến thắng cho Ukraine

Có lẽ chưa bao giờ Ukraine nhận được những chỉ dấu tích cực mang tính thực chất như lúc này, phù hợp với “Kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Ukraine đề ra. Cụ thể:

- EU quyết định loại bỏ 5 % của gói viện trợ quân sự trị giá 50 tỉ USD cho Ukraine, được đảm bảo bởi hơn 300 tỉ USD tài sản của Nga bị phong tỏa, nhằm bỏ qua quyền phủ quyết của Hungary và sớm chuyển cho Ukraine ngay trong tháng này. Theo quy định về tính đồng thuận của EU thì 100 % khoản viện trợ đó phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên EU. Tuy nhiên, nếu từ 95 % trở xuống thì không cần điều đó

- Từ này đến tháng 1/2025, Hoa Kỳ sẽ giải ngân toàn bộ số tiền 5,5 tỉ USD mua vũ khí viện trợ cho Ukraine  đã được phân bổ cho năm tài chính 2024.

Lưu Trọng Văn - Hạnh phúc gặp người giàu chính đáng

Lang thang ở thác Liêng Chi Nha, tiếng K’ho nghĩa là thác Bụi, gã gặp một chàng lỏng khỏng mặc áo quần đúng nghĩa bụi đang lụi cụi chăm sóc đám cây sầu riêng.

Tên: Phan Văn Tuấn. Quê: Đức Thọ Hà Tĩnh. Mạch đời: Bỏ quê nghèo vào Lâm Đồng tìm các chủ vườn thành đạt vừa làm thuê, cuốc mướn vừa học hỏi. Khi tích cóp được vài mảnh đất Tuấn cắm dùi khởi nghiệp quyết đổi đời.

Một lão chủ vườn sầu riêng nhỏ nhẻ tai gã: Thằng đó coi vậy chớ gớm lắm đó. Hiện nó là thằng nông dân chảnh nhất vùng này, vì dám mở miệng với đám thương lái sừng sỏ bao năm lũng đoạn giá cả sầu riêng: Giá vậy đấy, không mua thì thôi.

Hà Phan - Sao lại nhẫn tâm không lo bảo hiểm y tế cho người bán vé số ?


Sáu tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Xổ số Miền Nam (từ Bình Thuận trở vào) hơn 9.000 tỉ !

Nhiều công ty bán hết gần 100 % số vé in ra, và mới đây khu vực này đã được tăng doanh số phát hành lên 13 triệu vé/kỳ mở thưởng.

Đóng góp chính vào lời khủng và doanh thu gần 70.000 tỉ chỉ trong 6 tháng, là hàng vạn "công nhân" bán vé số lặn lội ngày đêm, dãi nắng dầm mưa khắp hang cùng ngõ hẻm. Đại đa số họ là người nghèo, buông xấp vé hết tiền và bệnh tật luôn là gánh nặng khủng khiếp. Thế nhưng nhiều công ty Xổ số đề nghị mua bảo hiểm y tế cho họ thì Bộ Tài Chính từ chối, vì quy định không có !

Lưu Nhi Dũ - Sai có kịch bản!

Trong chương trình Giai điệu tự hào, bài hát “Tình ca” là của nhạc sĩ Hoàng Việt (Tùng Dương hát), VTV hồn nhiên ghi và nói là của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Cả hai MC như cái máy, đều nói đây là ca khúc của Hoàng Hiệp! Hai MC còn kể lể: năm 1957 khi đã tập kết ra Bắc nhạc sĩ Hoàng Hiệp nhận được thư người vợ từ miền Nam gửi ra, và ông đã viết bài hát "Tình ca" ấy!

Quả là sai có kịch bản.

Tiểu Vũ - Nhân vụ « Tình ca » của Hoàng Việt bị nhầm tên tác giả thành Hoàng Hiệp


Trong ảnh là cháu ngoại của cố nhạc sĩ Hoàng Việt. Tên cô chính là tên ca khúc nổi tiếng của ông: Nguyễn Thụy Tình Ca. "Tình ca" của Hoàng Việt không chỉ là tên của một tác phẩm mà còn là tên của một con người.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc lãng mạn như "Chí cả", "Biệt đô thành" và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng "Tiếng còi trong sương đêm" dưới bút danh Lê Trực.

Năm 1947, Lê Chí Trực tham gia Việt Minh ông một trong những người trẻ nhất của đội ngũ nghệ sĩ tham gia kháng chiến ở Nam Bộ thời ấy. Thời gian này Hoàng Việt vừa ôm súng chiến đấu vừa sáng tác những ca khúc mang tinh thần cách mạng như: "Lên ngàn", "Nhạc rừng", "Lá xanh", "Đánh giặc giữ làng", "Mùa lúa chín"…

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024

Tin sáng

1. Đường lên đỉnh Olympia năm nay diễn ra vào chủ nhật tới, 4 cháu thì đã 3 ở miền Trung, gồm (Gia Lai, Phú Yên, Thừa Thiên Huế) và 1 Hà Nội. Oai phong miền Trung rất. Chúc mừng cô hiệu trưởng trường chuyên Hùng Vương Gia Lai Lê Thị Thu và các thầy cô giáo học sinh trường này.

2. Tối qua, VTV đã long trọng trao tác quyền bài "Tình ca" nổi tiếng từ của nhạc sĩ Hoàng Việt thành của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Chương trình "Giai điệu tự hào" từng nổi tiếng, hôm qua xuất hiện nhiều nhân vật của các gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Có người còn phát hiện ca sĩ hát bài "Tình ca" còn sai lời nữa. Lúc ấy nhà cháu đang đau, nằm lim dim chịu đau thế mà phải nhổm lên... cãi tivi. Đau quá lại nằm xuống, cãi tiếp. Thấy MC vẫn nói bài tình ca hay nhất của nền âm nhạc cách mạng, nhưng mỗi tên tác giả thì... hoán đổi.

Đáng nói, đây không phải chương trình trực tiếp, mà ghi hình rồi phát lại, và có bắn cả chữ trên màn hình, chứng tỏ nó sai từ kịch bản, biên tập, MC tới người duyệt. Mà thà nó là bài hát không ai biết, chứ nó nổi tiếng thế cơ mà, phỏng ạ?

Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim

Sau 3 năm 6 tháng trong chốn ngục tù khổ ải cùng với hai căn bệnh hiểm ác, hôm nay ngày 07/10/2024, Nguyễn Thúy Hạnh đã được trở về với gia đình.

Ngày 03/10 tui lái xe từ Đà Nẵng, trưa ngày 04/10 đến huyện Thường Tín Hà Nội. Tui thuê khách sạn ở gần trại tạm giam số 2 để mật phục chờ đón nàng. Sáng ngày 05/10 tui cùng em trai Hạnh vào trại tạm giam thăm Hạnh thì được trả lời, thứ Bẩy chỉ dành cho tù nhân chưa có án.

Tui hỏi thứ Hai ngày 07/10 Hạnh được mãn hạn tù thì đón Hạnh như thế nào, cán bộ tại đây nói không biết chuyện đó. Tui ra hỏi bộ phận tiếp khách thì được trả lời 9 giờ sáng ngày 07 đến cổng trại tạm giam đón về mà không cần thủ tục gì cả. Sáng hôm nay, ngày 07/10, tui và tất cả người thân trong gia đình Hạnh chuẩn bị đến cổng trại tạm giam chờ đón Hạnh thì bất ngờ vào lúc 7 giờ tui nhận cuộc điện thoại từ số lạ :

Nguyễn Đình Bổn - Bùi Giáng, ông có điên không?


Tôi từng có 10 năm ở trong hẻm 220 Lê Văn Sỹ, "lãnh địa" của ông với chợ Trương Minh Giảng, đại học Sư phạm (đại học Vạn Hạnh trước 1975), chùa Pháp Hoa, cầu Trương Minh Giảng...

Những năm trước 1998, vẫn thường thấy ông gậy tre, chưn đất phiêu bồng đi lại.

Người dân trong hẻm thời đó đều biết ông, thương yêu ông và ông (có lẽ) cũng vậy. Câu chuyện tôi chứng kiến sau đây làm tôi nghĩ ông không điên, hoặc có nhiều khi rất tỉnh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.10.2024


 

dimanche 6 octobre 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 06/10/2024

 

Trong khi Thế chiến thứ hai được định nghĩa bằng sức mạnh công nghiệp cơ bản thể hiện trên khả năng sản xuất thép, xe tăng và máy bay không ngừng nghỉ, thì một cuộc xung đột của thế kỷ 21 sẽ được định nghĩa bằng sức mạnh tính toán và độ chính xác.

Độ chính xác chết người và tầm bắn xa có thể thực hiện được nhờ năng lực của vi mạch ngày càng mạnh mẽ. Điều này đã làm đảo ngược tình hình, số lượng bị chất lượng lấn át. Trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đạn dược thông minh và có điều khiển đã được chứng minh là hiệu quả hơn vũ khí giá rẻ và hàng loạt.

Ấy thế mà, quân sự Nga trong cuộc chiến này lại tìm ra được cách “lách qua nguyên tắc”. Sự thể hiện đầu tiên là trong vai trò của thứ chúng mua của Iran: drone tự sát Shahed 131 và sau đó là mẫu 136 to hơn.

Nguyễn Đình Bổn - Thôi để nhà nước lo!

 

Bắt đầu từ tháng 12.2007, mỗi khi Trung cộng bắt tàu, đánh giết ngư dân là Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản đối.

Những năm 2012 đến 2014 thì Chủ nhật nào cũng có vài trăm người tụ tập hô đả đảo Trung Quốc. Nhưng rồi bắt bớ, tù tội, đuổi việc, lưu vong... dành cho họ.

Và đến tháng 6.2018 là cuộc biểu tình chống Trung Quốc cuối cùng tại Sài Gòn cho đến nay.

Trương Nhân Tuấn - Ngư dân Việt ở Hoàng Sa bị Trung Quốc hành hung dã man : Việt Nam có tỉnh trí nhìn lại ?


Về vụ ngư dân Việt đang đánh cá tại ngư trường truyền thống của Việt Nam tại Hoàng Sa bị hải cảnh Trung Quốc đánh dã man hồi cuối tháng Chín. Theo hình ảnh đăng lên báo thì ta thấy người thì bó tay, người thì nằm băng ca.

Theo lời khai của nhân chứng thì 40 người Trung Quốc đu lên tàu Việt Nam rồi dí đánh dân Việt bằng dùi cui, bằng ống tuýp sắt. Họ đánh từ sau lưng, đánh lên đầu, lên tay. Phải quỳ lạy họ mới buông tha. Kết quả có 4 người bị thương, có người bị gãy tay. Trung Quốc cũng tịch thu hết tất cả dụng cụ trên tàu cùng vài tấn cá, sau đó đuổi tàu Việt Nam đi chỗ khác.

Phát ngôn nhân ngoại giao Việt Nam sau vụ này có “giao thiệp nghiêm khắc với Trung Quốc”. Hội Thủy sản Việt Nam có gởi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tố cáo Trung Quốc cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân và kiến nghị cần tăng cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh cá trên biển.

Đình Đại - Thế giới không bình an

Cuộc đối đầu giữa Israel và Iran mở ra một viễn cảnh đen tối ở Trung Đông.

Tiềm ẩn đằng sau cuộc xung đột này là một cuộc chiến mang tính sắc tộc và tôn giáo, giữa người Palestine và Do Thái, giữa Hồi giáo và các tôn giáo khác.

Lồng vào đó còn là sức ảnh hưởng của các cường quốc trong đó có Nga, một quốc gia đang bị sa lầy trong cuộc chiến xâm lược Ukraina nhưng sẽ không dễ dàng chấp nhận thua cuộc.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 06.10.2024

 

1. Nhà cháu vẫn phải mở đầu điểm tin sáng nay bằng... trở lại chuyện bài thơ bị đấu tố.

Có thể không phải tất cả những người trong nhóm Giáo viên Việt Nam ấy là giáo viên, nhưng chắc chắn họ còn đều rất trẻ, tức họ được học hành bài bản chứ không phải "bình dân học vụ" như xưa, thế mà họ đọc thơ theo kiểu... pha thịt. Các bạn biết pha thịt là gì không? con lợn mổ xong trắng hếu thế thì bắt đầu pha, xương ra xương thịt ra thịt lòng ra lòng đầu ra đầu. Rồi thịt thì đùi mông vai cổ khác nhau...

Tôi có nhiều bạn dạy văn, rất giỏi, từ phổ thông tới đại học, các bạn ơi, tôi nghĩ, nói một cách nhân văn nhất, các bạn cũng có trách nhiệm khi có nhiều người đọc thơ kỳ lạ đến thế, đọc thơ theo kiểu... pha thịt như thế.