mardi 21 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Nguyên tắc bình thông nhau

 

Đọc bài "Lý do nắp cống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân, thành phố Thủ Đức, bung lên sập xuống".

Nghe nhà thầu trả lời: "Do nắp cống không cố định, vì để công nhân vệ sinh nạo vét, nên nó bung lên", tôi sợ té đái! Vì nếu nhà thầu lỡ "cố định" nắp cống (hàn hay bắt bù lon) thì hệ thống cống chung quanh chợ Thủ Đức sẽ nổ tung lên khi mưa lớn!

Nói theo dân gian "Nước chảy về chỗ trũng", hay nói theo học sinh lớp 8 (môn Lý) hiện tượng nắp cống bung lên là do "Nguyên tắc bình thông nhau". Chợ Thủ Đức là tâm trũng nhất của lưu vực thoát nước từ các đường: Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam, Hồ Văn Tư… gom về đây và chảy theo đường cống xuống rạch Cầu Ngang, thoát ra sông Sài Gòn.

Trong clip của một bài báo khác quay một miệng cống bung nắp, thấy nước phun lên cao 5-7 tấc, là tôi biết mặt đường chợ Thủ Đức thấp hơn mặt nước rạch Cầu Ngang 5-7 tấc. Tôi không học kỹ sư công chánh, nhưng có học lớp 8 nên biết Nguyên tắc Bình thông nhau và Nguyên lý Pascal.

Lỗi của đám thiết kế hoàn toàn là không lấy cốt triều cường rạch Cầu Ngang để đặt cốt cống cao hơn. Nhà thầu không dám nói đến nguyên tắc bình thông nhau vì sợ mích lòng thằng thiết kế.

Nhớ lại, khoảng năm 2007, trong nhiều cuộc họp về chống ngập, ông Chín Thuận (Hà Văn Dũng) giám đốc Sở Giao thông Vận tải luôn đòi hỏi ông Út Dũng (Nguyễn Minh Dũng) giám đốc Sở Xây dựng phải công bố cốt nền nhà để ông tính toán cốt đường. Ông Chín Thuận không phải là kỹ sư công chánh nhưng biết nguyên tắc bình thông nhau.

Cho nên, giám đốc Sở Giao thông Vận tải không cần thạc sĩ, tiến sĩ gì hết, chỉ cần không mua bằng trung học phổ thông là đủ rồi.

MAI BÁ KIẾM 21.05.2024

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.