jeudi 28 novembre 2024

Tám Vạn - Tiến sĩ "giấy" Bạch Tuyết


(Vụ "bằng tiến sĩ" của Bạch Tuyết đã được phanh phui trong bài viết này đăng trên trang Thiên Hạ Chuyện từ năm 2019, xin đăng lại ở đây).

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

- Cụ Đồ Chiểu -

Tiệm hớt tóc của ba tôi nằm giữa vô vàn những hiệu may thời trang nổi tiếng trên đường Phan Đình Phùng. Dù vậy, đối với tôi, nơi đó vẫn là một xóm lao động, vì hầu như trước hàng hiên mỗi nhà luôn có những chị Ba, anh Bảy buôn bán hàng rong vào buổi sáng, buổi trưa và luôn cả buổi tối. Mãi đến bây giờ, những âm thanh trìu mến đó vẫn còn ngổn ngang trong tôi mỗi khi chiều xuống !

Ngó xéo ra một chút là cái sạp báo nho nhỏ của chị Năm mà tôi thường ghé ra đó để ngắm nghía say sưa những tờ báo xuân còn thơm mùi mực mới hay hình ảnh in "offset" sặc sỡ của các ca, nghệ sĩ hữu danh, những minh tinh màn bạc. Thỉnh thoảng, mấy chú bác danh cầm trong giới cải lương cũng như những bậc thầy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc thường ghé nhà để hòa đờn, và tôi đã lớn lên trong từng cung bậc thấp cao đó. Tôi biết nghe nhạc, thưởng thức cải lương khi còn chưa biết mặt chữ, khi chưa đủ tuổi bước chân vào lớp mẫu giáo.

Tôi yêu thích nét dịu dàng, đằm thắm của chị Thanh Nga mà báo giới vẫn luôn ca tụng là "vương hậu sân khấu". Tôi mê lối diễn xuất của chị Bạch Tuyết trong những vở tuồng cải lương tình cảm xã hội. Nhất là từ khi ông bầu Xuân Diệp Nam Thắng mời chị về đoàn Hoa Mùa Xuân (sau này là ca kịch đoàn Dạ Lý Hương), chị được ông bầu và các soạn giả thường trực của đoàn cưng yêu và viết cho những vai tuồng theo kiểu "đo ni đóng giày".

Chị rất thành công trong những vai gái "hippy" hay gái ăn sương. Chị vào vai rất đạt khiến người xem cứ ngỡ như chị đã có bề dày thâm niên trong cái nghề "bán hoa" này. Chị đã ca diễn rất "tới" (chữ của báo chí hay dùng) nên báo chí kịch trường một dạo đã ca tụng chị là "cải lương chi bảo".

Chị đã không dừng lại ở đó. Làng báo Sài-Gòn đã có lần đưa lên trang bìa bức hình chị đội chiếc nón có hàng chữ "U.S. Air Force" và chị đã từng lên tiếng ủng hộ ném bom B52 lên đất Bắc. Sau năm 1975, tấm hình nổi tiếng ấy được trưng bày trong "Nhà triển lãm tội ác Mỹ Ngụy" ở đường Trần Quý Cáp.

Năm 1973, vị đại tá tỉnh trưởng "hét ra lửa, mửa ra khói" thường xuyên đón đưa cô đào cải lương nổi tiếng ở đất Sài-Gòn bằng chiếc trực thăng công vụ. Vì ham mê tiền tài và quyền lực của y, mà cô đào phụ bỏ người chồng cầu thủ vang danh nhưng hiền lành và kín tiếng. Bà Hoạn Thư tân thời nổi cơn tam bành, ra lệnh cho đám lính dưới tay làm nhục (raped) cô ả. Không lâu sau đó, ông đại tá cũng được thuyên chuyển nhiệm vụ đại sứ tận bên trời Âu. Câu chuyện xảy ra táo bạo và bất ngờ. Cả Sài-Gòn ai cũng biết, trong giới nghệ sĩ ai nấy cũng tỏ tường. Cô đào ấy hiện giờ là "nghệ sĩ nhân dân" Bạch Tuyết.

Mãi đến năm 1979, sau cái chết bi thương của chị Thanh Nga và nhờ vào sự can thiệp của cô Bảy Phùng Há cùng hội nghệ sĩ, chị được phép xuất hiện trở lại. Lần tái ngộ này, chị điệu đà hơn trong cử chỉ, lời nói thì ba hoa, chà đạp chế độ cũ, a-dua theo chế độ mới và huênh-hoang cho mình là dân .. trí thức !

Cuối năm 1995, chị khoe với báo giới rằng chị đã hoàn thành luận án tiến sĩ ở trường kịch nghệ hoàng gia tại Anh Quốc ! Bài "luận án" của chị hoàn tất năm 1995 (năm 1995 thuộc thế kỷ 20), nhưng lại nói về "điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ 21". Đúng là "tiến sĩ" Bạch Tuyết đi trước chúng ta cả .. thế kỷ !

Dù là "fan" của chị, nhưng tôi không thể nào tin được chị có khả năng Anh Ngữ lưu loát để dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường nơi xứ người. Ngắm tấm "bằng tiến sĩ" của chị, tôi thấy lạ một điều vì chỉ có chữ ký mà không có triện son, không con dấu nổi.

Tôi cũng thừa biết ở những xứ tự do như vầy, những người có tiền của thường tham gia vào những buổi "seminar" ngắn hạn để lấy cho được cái bằng "tiến sĩ danh dự", để tô điểm hay làm đẹp thêm cho cá nhân, để được gọi bằng ông này bà nọ nghe cho .. oai, chứ không phải là bằng cấp "Academy" mà các cô cậu sinh viên đã vất vả bao năm mài đũng quần trên ghế nhà trường.

Tôi đã liên lạc với nhà trường bên Anh Quốc và tìm thấy được danh sách cũng như hình ảnh tất cả sinh viên ra trường năm 1995, nhưng không có tên và hình ảnh của chị Bạch Tuyết ? Tôi cũng xin ghi ra đây để các "fan" của chị muốn tìm kiếm thì ghé vào https://www.rada.ac.uk/profiles/

Theo cái link đó, gõ chữ "tuyet", không thấy ai, đánh chữ "bach" thì chỉ hiện ra mấy anh chị Tây mũi dài ! Tôi cũng đã cẩn thận ghi lại địa chỉ email enquiries@rada.ac.uk và địa chỉ trang website https://www.rada.ac.uk/ để thông tin không bị sai lạc một chiều. Ngoài ra, cái địa chỉ email graduates@rada.ac.uk của nhà trường cũng giúp mình dễ dàng liên lạc với các tân khoa.

Ghê thật, thì ra dưới thời vẹm, cái gì cũng có thể làm giả, cái gì cũng có thể ngụy tạo, lộng giả thành chân. Ngoài thị trường con buôn bán rượu giả, thuốc giả, trong hàng ngũ "trí thức" hay giai cấp "lãnh đạo" thì mang bằng cấp giả đi lòe thiên hạ !

Mấy năm gần đây, chị đã "phấn đấu" lên đến chức "nghệ sĩ nhân dân", cụm chữ dài ngoằng nghe thật lạ tai ! Tôi cố tìm hiểu mới biết được "nghệ sĩ nhân dân" trong chế độ đó sẽ được bảo hiểm y tế 100 % cho dù bạn có mắc bệnh nan y hay mổ xẻ, thay lòng, đổi tim cũng không phải tốn đồng bạc nào mà còn được các y bác sĩ ân cần, chăm sóc như khách VIP và khi lìa đời cũng sẽ được các "ông" nhà nước chăm lo mồ mả chu toàn. Hèn chi, có một dạo khi đọc tin tức văn nghệ trên các diễn đàn xã hội, "dân mạng" hay kháo với nhau rằng "nghệ sĩ giàu đi ăn mày bảo hiểm" !

Cơn bão tháng Tư năm đó đã khiến đất nước rơi vào tay giặc và sau hơn bốn thập kỷ trên quê hương mình lại xảy ra những điều khó tin mà có thật. Cái ác, cái giả đã lên ngôi và mỗi ngày một thêm hung hăng, sinh mạng con người rẻ rúng như bèo bọt. Miền Nam Việt-Nam thân yêu ơi, thôi đã hết !

TÁM VẠN 04.01.2019

Nghệ sĩ Kim Tuyến: “Tôi chọn tự do và không hối tiếc”

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.