mardi 25 juin 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 25/06/2024

 

1. Một số hoạt động và phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelenskyy trong tuần vừa qua. Các phát biểu của Tổng thống Zelenskyy đều rất hay.

2. Trong bản tin trên đây, nếu chúng ta đọc sẽ thấy có thêm rất nhiều đối tác – Chính phủ của nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế tham gia ký bổ sung vào Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra ở Thụy Sĩ cách đây chục ngày.

Bình loạn : Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của thiếu tướng công an về hưu, ông Lê Văn Cương trên một kênh truyền hình nào đó của nhà nước Việt Nam, ông tướng này vẫn tiếp tục tỏ ra rất tức tối. Tôi không có ý phân biệt vùng miền, nhưng thú thật là nghe giọng xứ Nghệ Tĩnh mà có sự tức tối trong tâm người nói đến mức không giấu nổi như cụ Cương, chắc chắn người nghe sẽ cảm thấy thực sự khó chịu.

Nhưng thôi, cụ Cương cay cú thì mặc kệ, vấn đề là cụ ấy nói gì mới quan trọng. Cách đặt vấn đề của đài này ngay từ đầu đã là “Nga không tham gia” vì thế, nó gần như dẫn hướng cho cụ Cương, vốn là người dễ nổi cáu và bị cảm xúc lấn át.

Cụ Cương đánh giá Hội nghị này là thất bại cũng từ xuất phát điểm đó: Không có sự tham gia của Nga. Điều này đúng, nhưng là đúng với quan niệm cực kỳ lỗi thời của Việt Nam nói riêng và những quan niệm theo kiểu xã hội chủ nghĩa nói chung, là một hội nghị hòa bình tương tự phải có mặt của cả hai bên tham chiến.

Như tôi vừa viết, đây là quan niệm lỗi thời, lạc hậu, nó thể hiện tư duy không thể thoát ra được lối mòn của con người Việt Nam: không hiểu về mục đích mà từ đó Hội nghị được tổ chức. Nó được phía Ukraine chủ động tổ chức nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với những nguyên tắc cơ bản để thiết lập hòa bình cho nước này: Hòa bình chỉ có thể đến cùng với đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ giành được kết quả là làm sao Nga phải rút quân khỏi phần lớn lãnh thổ đang chiếm của Ukraine, từ đó mới bước vào đàm phán hòa bình để Nga rút nốt những lực lượng còn lại, đồng thời bàn thảo những nội dung bồi thường chiến tranh.

Vì vậy, tôi rất mong quý vị đọc lại link trên đây, trong đó Tổng thống Ukraine Zelenskyy đang nói một cách hết sức nghiêm túc cho Hội nghị hòa bình lần thứ hai, mà theo một số nguồn tin và nhà bình luận khác đã nói đến Hội nghị lần hai này sẽ có sự tham gia của Nga.

Như vậy chúng ta cũng đã hình dung ra được lộ trình kết thúc chiến tranh như thế nào:

(1) Ukraine tiếp tục tàn phá năng lực chiến tranh của bộ máy quân sự Nga.

(2) Ukraine sẽ có một hành động quyết liệt trên một số hướng xác định, sao cho kết quả của nó ảnh hưởng đến tình thế đôi bên của toàn mặt trận.

Từ hai điểm trên, Hội nghị hòa bình lần thứ hai sẽ được tổ chức thậm chí trong sự lạy van của phía Nga. Có Putox hay không có Putox không quan trọng, nhưng khả năng cao là không có – việc loại bỏ Putox là một bước có tác động quan trọng để đi đến đàm phán rút quân.  

3. Vài nhận xét về chuyến thăm của Putox tới sào huyệt của cháu Phì lũ

Trước khi đến thăm Phì lũ, Putox biết rõ rằng nguồn cung cấp của hắn là những vũ khí và thiết bị lạc hậu từ thời chiến tranh thập niên 1950. Không, Putox không có mục đích như vậy. Viện trợ của Phì lũ không phải là viện trợ vũ khí đơn thuần. Mấu chốt của vấn đề là sự chuyển biến trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chúng ta cần nhớ ra rằng, chỉ một thập kỷ trước (hoặc chỉ vài năm trước), Triều Tiên đã gần như bị toàn bộ cộng đồng quốc tế trừng phạt, thậm chí cả Nga và Trung Quốc ở một mức độ nhất định họ chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng.

Với chuyến đi của Putox tới Bình Nhưỡng, nó đánh dấu sự thay đổi lớn. Những gì thể hiện ra ngoài truyền thông chỉ là phần nổi của tảng băng, còn trọng tâm chính của chuyến đi này có nhiều khả năng là nhằm thiết lập tình hữu nghị ngoại giao, hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công – nghĩa là có sự thành lập quan hệ đồng minh. Tất nhiên, về ngắn hạn vẫn có sự cầu xin vũ khí một cách tuyệt vọng, vì hiện nay cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine đang là con thú đói gào thét ầm ầm, vì vậy những thứ mà Putox có thể gạ gẫm Phì lũ chuyển cho là những thứ phụ tùng cũ có thể giúp Nga phục hồi nốt số khí tài còn lại trong kho.

Vì kho vũ khí, khí tài của Nga, dù là xe tăng hay xe bọc thép, cũng đã đến tầm hầu như không thể phục hồi được nữa. Vì hết phụ tùng cũ mà sản xuất phụ tùng mới cho nó, những người đã hiểu về sản xuất công nghiệp đều biết đó là điều rất khó. Đi “mua” dễ hơn. Nôm na là gạ Bình Nhưỡng dọn kho. 

Nhưng, tại sao phương Tây lại bày tỏ mối lo ngại thực sự? Vì ngược lại – Bình Nhưỡng có thể nhận được viện trợ quân sự từ Nga trong tương lai về lâu dài. Nga thực sự có trang thiết bị, công nghệ tốt hơn. Vì vậy trong trường hợp Putox vét cạn túi công nghệ của mình để trao cho đối tác đồng minh, thực sự là chuyện đáng lo ngại. Hiện tại, Bình Nhưỡng đang cố tình gây ra căng thẳng bằng trò bóng bay rác, cho thấy Phì lũ đang vào giai đoạn tâm lý… chán đời, một dạng bí bách, chẳng hạn như khó khăn về lương thực cung cấp cho dân chúng, thường cái đó là lý do chủ yếu… Hoặc bây giờ là lý do chính trị: Gần đây có những thông tin cho biết dân chúng nước này bỏ trốn về phía nam ngày càng nhiều.

Nếu ai đó nói rằng “Putox là một kẻ tâm thần ảo tưởng”, đây là một điều không đúng sự thật. Hắn ta rất khôn, nói chính xác là láu cá, tức là một kiểu không ngoan ngắn hạn, không có mục đích vì cái chung của văn minh nhân loại càng không có viễn kiến của một sự phát triển lâu dài. Vì vậy, hiện nay cuộc chiến của hắn ta đang được núp dưới một cái vỏ là “chống lại chủ nghĩa đế quốc của phương Tây” (chính điều này cũng được xứ Cộng hòa Tây Phi tuyên truyền nối tiếp với khái niệm “xây dựng một trật tự thế giới đa cực mới” – điều này được nói rất rõ không phải một lần trong chuyến thăm của Putox).

Tôi đã từng viết ý này vài lần: Tuyên chiến với phương Tây chủ yếu là tuyên chiến với nền văn minh của họ, nó bao gồm cả quần Jean lẫn McDonald, là những thứ mà giới trẻ Nga thèm khát (từ thời Liên Xô). Vì vậy Putox cần dựng lên một cuộc chiến tranh để ngăn chặn sự chuyển biến về tư tưởng đó. Nói chính xác, sự hướng về văn hóa Âu – Mỹ trong tư tưởng giới trẻ toàn thế giới là không thể tránh khỏi, với giới trẻ Nga cũng không phải ngoại lệ. Điều này không chỉ có tác dụng với giới trẻ, mà thực chất nó ảnh hưởng toàn xã hội vì những nguyên tắc dân chủ và văn minh, nó có tác động quyết định lên phát triển kinh tế. Sự kìm hãm về tư tưởng sẽ dẫn tới sự trì trệ về kinh tế và do đó, phúc lợi xã hội ngày càng đi xuống. Putox sẽ phải giải quyết vấn đề này.

Và thời gian này, hắn ta tìm được đồng minh – ông cháu Phì lũ. Quá trình bỏ trốn ngày một nhiều của người dây xứ Bắc Kim Chi cho thấy, có thể Bình Nhưỡng cũng đang gặp vấn đề tương tự. Nếu suy đoán này là đúng, thì sẽ dẫn tới hai sự biến như sau.

Thứ nhất, là sự xích lại gần nhau giữa hai chế độ đang bị cô lập trên trường quốc tế, điều này đã diễn ra rồi. Thứ hai, nếu các mâu thuẫn xã hội trầm trọng hơn, Bình Nhưỡng sẽ phải phát động chiến tranh. Điều này cũng đang phần nào diễn ra rồi (thả bóng bay chứa rác có mầm mống bệnh tật), nhưng chỉ đủ để kích động tinh thần trong nước theo hướng gây căng thẳng vì tuyên truyền, chứ chưa đủ để được gọi là một động thái thúc đẩy chiến tranh.

Nhưng Putox đến có thể mang theo những câu chuyện làm quà, tức thảo luận về việc gửi vũ khí của mình cho Phì lũ bao gồm cả tên lửa hạt nhân có thể bắn tới Nam Hàn. Điều này sẽ khiến Nam Hàn phải suy nghĩ kỹ về việc gửi vũ khí của họ tới Ukraine.

4. Vừa qua, Nga đã lần đầu sử dụng những quả bom lượn loại 3 tấn.

Bom lượn cỡ này, có khối lượng chính xác là 3,3 tấn của Nga rất mạnh, mảnh của nó bắn xa khoảng non một ki-lô-mét. Việc Không quân Nga sử dụng loại bom này ném vào các mục tiêu ở Ukraine, kể cả tỉnh Kharkiv trong thời gian vừa qua gây ra những thiệt hại ghê gớm về người và tài sản cho Ukraine – điều này đã cho thấy cả sức mạnh to lớn của nó.

Trong một loạt cuộc không kích liên tiếp, một máy bay ném bom chiến đấu Sukhoi Su-34 đã thả một quả bom FAB-3000 có cánh được dẫn đường bằng vệ tinh xuống một tòa nhà nhiều tầng được cho là căn cứ đóng quân của quân Ukraine. Ngày hôm sau, một chiếc Su-34 khác thả FAB-3000 xuống một tòa nhà lớn khác cũng bị chúng nghi là nơi ở của lực lượng vũ trang Ukraine.

Tầm bay xa của những quả bom khổng lồ này vẫn chưa được xác định chắc chắn. Với những quả bom lượn nhỏ hơn, chúng có thể bay từ Nga với khoảng cách cỡ 40 ki-lô-mét. Với quả bom to đùng này, các chuyên gia quan sát thấy chúng có vẻ thiếu tính khí động học và do đó, có tầm bay hạn chế hơn nhiều.

Do vậy, các chuyên gia bước đầu xác định sự kém hiệu quả của thứ vũ khí này, và bắt đầu nghi ngờ rằng đã có những sự bế tắc nhất định trong chiến thuật của không quân Nga: Ngay cả khi sử dụng những thứ có độ tàn phá ghê gớm là các cỡ bom lượn cỡ nhỏ hơn, chúng không có được hiệu quả cần thiết, không có kết quả rõ rệt về quân sự trên chiến trường. Một lý do nữa, là sự suy giảm của lực lượng máy bay ném bom, cũng dẫn đến hiện tượng quá tải cho cả phi công lẫn máy bay, nên phải giảm số lần xuất kích bằng việc chọn loại bom lớn hơn.

Bế tắc không có cách giải quyết là như thế.

Để đáp lại, Ukraine được cho là đang hoàn thiện loại tên lửa Neptune cải tiến có tầm bắn 1.000 ki-lô-mét, điều khiển và dẫn đường

5. Ngày hôm kia, đã có nổi loạn ở nước Cộng hòa Daghestan của Liên bang Nga.

Tối qua, VTV 1 trên chương trình thời sự của mình đưa tin này, và gọi nó là… khủng bố, dù thông tin khá đầy đủ rằng khủng bố diễn ra ở 2 thành phố của nước Cộng hòa.

Vậy đây là khủng bố hay nổi dậy, hay nổi loạn?

Một cuộc nổi dậy, hay nổi loạn cũng được, là dấu hiệu sẽ dẫn tới các sự kiện quan trọng hơn, chủ yếu mang tính chất lịch sử, có mục đích và có thể làm đảo lộn toàn bộ trật tự xã hội và nền chính trị. Cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn không nhất thiết phải có yếu tố bạo lực. Trong khi đó, khủng bố thường xuyên có biểu hiện ra bên ngoài là bạo lực, và trên thực tế chúng có thể liên quan đến mục đích chính trị. Vì vậy, rất dễ nhầm lẫn chúng với nhau, nhất là khi hành động có tính chất bạo lực.

Một số hành vi bạo lực tập thể được xác định có mục đích thay đổi hoặc lật đổ chính phủ. Một hành động chính trị nữa là đảo chính, nhưng ít bị nhầm hơn với hai loại hành động trên. Đảo chính là việc lực lượng vũ trang hoặc nhân viên an ninh nội bộ của xã hội buộc phải loại bỏ người hoặc nhóm người đứng đầu chính phủ. Trong một cuộc đảo chính, quân đội thực hiện hành động nhằm lật đổ chính phủ mà không có hoặc có rất ít sự tham gia của dân chúng. Những mối quan hệ đối kháng giữa các nhóm sắc tộc và sự kình địch trong chính quyền quân sự và dân sự là những nguyên nhân điển hình của các cuộc đảo chính.

Một cuộc nổi dậy hoặc nổi loại khi có yếu tố bạo lực, thì thường là bạo lực quy mô lớn do chính dân chúng của nước đó trực tiếp chống lại nhà nước mình. Các cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn có mục đích cố gắng thay đổi chính phủ hoặc một số chính sách của nó chứ không phải thay đổi bản thân xã hội – đây là điều làm cho nó có điểm khác biệt với cuộc cách mạng.

Cách mạng có thể quét sạch trật tự cũ. Không giống như đảo chính và nổi dậy, các cuộc cách mạng có thể gây ra những thay đổi căn bản trong thể chế chính quyền và mang lại những thay đổi cơ bản trong toàn xã hội. Cách mạng Pháp đã phá hủy chế độ cũ và đề xuất những ý tưởng tiên tiến về bình đẳng xã hội và chính trị. Cách mạng Nga năm 1917 đã chấm dứt chế độ quân chủ Nga, đề xuất xây dựng chủ nghĩa cộng sản và kết quả của nó là sự thành lập Liên Xô, nhà nước cộng sản.

Như vậy, những diễn biến ở Daghestan trong vài ngày qua, có yếu tố bạo lực, có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng là nó dựa vào cái cớ phản kháng hành động bắt lính của chính quyền Nga, một vài nhóm vũ trang đã tổ chức tấn công vào những thành tố cơ bản nhất của tổ chức chính quyền: đồn cảnh sát và ủy ban hành chính. Những người thuộc tổ chức này đã tấn công đồn cảnh sát, giết chết cảnh sát viên, có thông tin còn cho rằng họ chiếm trụ sở ủy ban hành chính và đốt cháy nó. Trên VTV tối qua tôi xem thấy cảnh một cá nhân của lực lượng này dùng súng máy bắn thẳng vào chiếc ô tô của cảnh sát, làm cho nó mất phương hướng rồi đâm vào đâu đó không rõ. Người này tiếp tục bắn, nên có căn cứ cho rằng những cảnh sát viên xe khó lòng bảo toàn tính mạng.

Như vậy, nó phải là nổi loạn, không thể là khủng bố được. Hiện nay chúng ta chưa biết hậu quả của nó ra sao, chắc chắn chính quyền trung ương Nga sẽ phải hành động. Sự đàn áp mạnh mẽ của chính quyền trung ương thường có thể ngăn chặn cuộc nổi dậy về ngắn hạn, nhưng đàn áp bao giờ cũng có xu hướng kích thích nó bùng mạnh hơn. Vì vậy, sự đàn áp bao giờ cũng để lại cho dân chúng động lực để tổ chức tái phản kháng. Chính quyền trung ương càng suy yếu, tần suất và cường độ của chúng sẽ càng dày mà mạnh lên cho đến khi chính quyền trung ương thực sự lùi bước ở khu vực.

PHÚC LAI 25.06.2024

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.