Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân.
Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành, chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia" quê hương của thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền, và nhà điêu khắc nào là tác giả.
Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi.
Đầu tiên là ý tưởng. Ý tưởng đầu tiên thuộc về lãnh đạo Thái Bình từ năm 2014 và của những ai có trách nhiệm duyệt ý tưởng này.
Cụ Hồ nhiều lần đến với nông dân. Có nhiều bức hình sinh động cụ Hồ với nông dân như cụ Hồ mặc áo bà ba nâu nông dân ngồi giữa bà con, cụ Hồ mặc bà ba nâu tát gầu sòng với nông dân, cụ Hồ ngồi đạp guồng nước tưới lúa với nông dân.
Sao không làm tượng đài với hình ảnh chân thật, đời thường như vậy?
Giản đơn chỉ vì các vị chức sắc kia chả ai hiểu cụ Hồ hết. Họ ngu ngơ chính trị hóa theo dập khuôn bấy lâu. Lãnh tụ phải nghiêm túc áo đại cán, phải giơ tay như xoa đầu dân, phải đứng ở giữa, cao hơn dân một cái đầu, còn dân phải vây quanh lãnh tụ và thành kính ngước mắt nhìn lãnh tụ.
Giời, có khác gì họ đã cố tình chứng minh lãnh tụ không phải từ dân mà ra, không phải gần dân thương dân như bà con ruột thịt.
Đặc tả khuôn mặt cụ Hồ thì thôi rồi, chả có chút tinh anh, thần sắc của cụ Hồ lúc sinh thời nào sất.
Đặc tả bà nông dân thì thôi rồi, chả khác mụ mẹ Cám trong chuyện Tấm Cám.
Đặc tả chú nhóc, con bà nông dân thì thôi rồi, khuôn mặt già cóc đế.
Ối giời ơi, xót quá cả tấn tiền mồ hôi nước mắt của nông dân quê lúa Thái Bình...
LƯUTRỌNG VĂN 13.12.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.